Đau là một cảm giác đặc biệt, thông báo cho não biết kích thích có hại cho cơ thể và cần có các cơ chế sinh lý và tâm lý để loại trừ kích thích đó. Cơn đau dù ở bất kỳ vị trí nào cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, đặc biệt đây có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang gặp phải những vấn đề bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, làm sao để giảm đau một cách an toàn, hiệu quả vẫn luôn là băn khoăn của các nhà khoa học. Mới đây, một công bố về tác dụng giảm đau của chiết xuất vỏ cây Liễu đã trở thành một bước đột phá mới trong các phương pháp giảm đau. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đau - Triệu chứng của nhiều bệnh lý với các mức độ và tính chất khác nhau

Đau được định nghĩa là cảm giác xuất phát bởi hệ thống thần kinh khi có yếu tố tác động tại các thụ cảm thể nhận cảm đau. Đây là một trong những yếu tố quan trọng của sự sinh tồn. Nhờ biết cảm giác đau mà con người có phản ứng theo phản xạ hay kinh nghiệm tránh không để tiếp tục bị chấn thương hay tiếp xúc với nguyên nhân gây đau nữa.

Trong thực tế, đau có thể xuất hiện ở mọi nơi trong cơ thể, có rất nhiều tính chất như đau nông, đau sâu, đau đột ngột, đau kéo dài, đau tại chỗ, đau xuyên chỗ khác… Thụ thể đau được phân bố rộng trên lớp nông của da, niêm mạc và ở các mô. Các thụ thể đau nhận kích thích gây đau sẽ theo đường dẫn truyền cảm giác đau vào thần kinh trung ương.

Mặc dù có rất nhiều bệnh lý gây triệu chứng đau, nhưng về cơ bản chúng đều hình thành dựa trên 3 cơ chế gây đau của cơ thể:

- Bình thường tại da, xương, niêm mạc tồn tại rất nhiều các thụ cảm thể làm nhiệm vụ truyền tín hiệu đau cho não bộ. Khi có bất kỳ tổn thương hay chèn ép nào gây ảnh hưởng đến những bộ phận này, các thụ cảm thể tại đây sẽ ngay lập tức thực hiện nhiệm vụ đó, khiến não bộ nhận được cảm giác đau và thông báo cơn đau cho cơ thể. Cơ thể sẽ lập tức có phản ứng tự vệ như: Co tay, co chân, nhắm mắt, né tránh... Đây là cơn đau do cơ chế thụ cảm thể.

- Mọi cơ quan trong cơ thể đều được kiểm soát bởi hệ thần kinh thông qua hoạt động dẫn truyền. Trong trường hợp cơ thể mắc một số bệnh lý làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh hoặc phá hủy lớp màng bảo vệ dây thần kinh khiến các xung điện phóng không kiểm soát, bị rò rỉ ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân gây cơn đau nhức. Đây là cơn đau đầu do cơ chế thần kinh.

- Ngoài ra, tại khu vực mạch máu, thần kinh và các bộ phận của cơ thể đều có một độ pH nhất định. Khi xuất hiện các bệnh lý viêm nhiễm kéo dài, tiểu đường, u bướu làm acid hóa môi trường xung quanh sẽ trở thành tác nhân sinh cơn đau. Đây là cơn đau do thay đổi môi trường acid ngoại bào.

Theo thời gian và tính chất cơn đau, đau được chia làm 3 loại:

- Đau cấp tính: Cơn đau xảy ra đột ngột, thời gian dưới 1 tháng và chấm dứt sau khi đã điều trị khỏi bệnh nguyên. Đau cấp tính thường gặp trong một số trường hợp: chấn thương thể thao, tai nạn lao động,...

- Đau mạn tính: Cơn đau có tính chất kéo dài, thời gian trên 3-6 tháng và vẫn tái phát khi bệnh nguyên đã được điều trị. Đau mạn tính thường gặp trong các trường hợp như: u não, viêm màng não, đột quỵ, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp...

- Đau bán cấp được xác định là cơn đau trung gian giữa đau mãn tính và đau cấp tính, thời gian kéo dài từ 1-3 tháng.

Trong một số trường hợp rất khó để có thể mô tả cơn đau. Tuy nhiên, có thể nhận biết cơn đau theo 3 cấp độ: nhẹ, vừa và nặng.

- Đau nhẹ: là những cơn đau có thể tự hết mà không cần phải sử dụng đến thuốc. Tuy nhiên nếu muốn giảm đau nhanh chóng bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau với liều lượng thấp.

- Đau vừa: là những cơn đau có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên cơn đau sẽ biến mất và không tái phát trở lại khi đã được điều trị bệnh nguyên.

- Đau nặng: là cơn đau ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động thường ngày của người mắc. Một số trường hợp có thể bị liệt giường do quá đau. Thông thường, cơn đau sẽ phải điều trị trong thời gian dài mới thuyên giảm.

Dựa vào mức độ đau kết hợp tiền sử bệnh và kết quả các xét nghiệm liên quan, các bác sĩ có thể đưa ra kết luận về nguyên nhân và phác đồ điều trị hợp lý đối với mỗi trường hợp.

Hiện nay, điều trị triệu chứng đau không gặp nhiều khó khăn với sự xuất hiện của nhiều loại thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc giảm đau giống như con dao hai lưỡi đối với sức khỏe người bệnh. Bên cạnh tác dụng giảm đau nhanh, mạnh lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến hệ tiêu hóa và tim mạch. Đặc biệt, trong những trường hợp đau mãn tính hay bán cấp, việc lạm dụng thuốc giảm đau chính là “thủ phạm” làm cơn đau tái phát và các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Chiết xuất vỏ cây Liễu - Giải pháp thiên nhiên hữu hiệu giúp giảm đau

Liễu là loại cây phổ biến ở nước ta và được đông y xếp vào một trong những cây thuốc có nhiều tác dụng quý. Trong đó, vỏ cây Liễu từ thời cổ đại đã được biết đến với nhiều đặc tính chữa bệnh.

Một số loại liễu được sử dụng để làm thuốc bao gồm: Liễu trắng, liễu Châu Âu, liễu đen, liễu tím...

Vỏ cây Liễu là vỏ cây khô của nhiều loại thực vật Salix, gồm nhiều hoạt chất sinh học như salicin, flavon, pectin, quinin, flavonoid, polyphenol, acid hữu cơ, tanin… Ngoài ra, trong vỏ cây Liễu còn chứa vitamin C, vitamin PP và các nguyên tố vi lượng như sắt, phospho, canxi…

vo-cay-lieu-giam-dau-lung-giua.webp

Vỏ cây liễu có nhiều hoạt chất sinh học giúp chữa bệnh

Các chế phẩm vỏ cây liễu thu được bằng cách chia nhỏ vỏ cây thành dạng mảnh hoặc bột. Sau đó ngâm vào nước hoặc rượu để thu lấy dịch chiết.

Các dạng bào chế của dược liệu vỏ cây Liễu bao gồm:

- Chiết xuất chất lỏng

- Rượu thuốc

- Bột dược liệu

Thành phần điều trị chính trong chiết xuất vỏ cây liễu được biết đến nhiều nhất là salicin. Trong cơ thể, salicin được chuyển hóa thành acid salicylic có hoạt động gần giống với aspirin giúp hạ sốt, giảm đau, chống viêm thông qua cơ chế ức chế thụ cảm thể nhận cảm giác đau. Ngoài ra, các flavonoid có tác dụng chống nhiễm nấm và các polyphenol hoạt động như một chất chống oxy hóa.

Do vậy, dược liệu vỏ cây Liễu đã có lịch sử gần 2.000 năm được dùng giảm đau, chống viêm trong các bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, gout, đau dây thần kinh, viêm phế quản, viêm màng phổi, tiêu chảy, đau lưng, đau bụng kinh... Dưới đây là một số cách dân gian sử dụng dược liệu vỏ cây Liễu dạng bột trong chữa trị bệnh:

- Đau khớp và thấp khớp: Ngâm một muỗng vỏ dược liệu với một ly nước sôi trong 30 phút. Sau đó tiến hành lọc loại bỏ bã, sử dụng dịch lọc uống. Ngày sử dụng từ 3-5 lần có tác dụng giảm đau xương khớp trong viêm khớp dạng thấp.

- Sốt, thân nhiệt cao, đau đầu: Sử dụng dưới dạng thuốc sắc. Cách thực hiện: Cho khoảng 1-2 muỗng cà phê vỏ dược liệu hòa với 1 ly nước, đun sôi trong vòng 5 phút sau đó lọc lấy nước cốt. Uống 3-5 ly/ngày sẽ giúp giảm đau đầu, hạ sốt hiệu quả, an toàn.