Chào chuyên gia, mẹ cháu năm nay 54 tuổi, khoảng mấy tháng gần đây mẹ cháu thường bị đau một bên đầu, có lúc bị đau bên trái, có lúc bên phải, dùng thuốc giảm đau cũng không ăn thua gì. Gia đình cháu rất lo lắng nên đã đưa mẹ đi khám, bác sĩ chẩn đoán bị đau đầu vận mạch. Vậy chuyên gia cho cháu hỏi đau đầu vận mạch là gì và làm sao để cải thiện bệnh an toàn, hiệu quả? Xin chuyên gia tư vấn giúp ạ! (Hoàng Thu, Ninh Bình).
Trả lời:

Chào Hoàng Thu, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với những thắc mắc trên, chúng tôi xin được giải đáp như sau: 

Đau đầu vận mạch là gì?

Đau đầu vận mạch là bệnh lý hình thành do sự co thắt của các mạch máu vùng đầu và sọ não. Tình trạng co thắt làm cho một số bộ phận của não có thể bị thiếu máu tạm thời dẫn đến cảm giác đau vì có sự xuất hiện của một số chất hóa học trung gian. Đau đầu vận mạch thường kèm theo các triệu chứng như: Hoa mắt, nhức mắt, giảm thị lực, rối loạn giấc ngủ. Nhiều thống kê cho thấy, bệnh hay gặp ở những người trẻ tuổi thường xuyên chịu căng thẳng, áp lực, đặc biệt là nhóm người có độ tuổi từ 30 - 45, trong đó phụ nữ chiếm đến 3/4. Ngoài ra, những người mẫn cảm với thời tiết cũng dễ mắc bệnh đau đầu vận mạch khi nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí thay đổi đột ngột. Đau đầu vận mạch tái phát theo chu kỳ có thể hàng năm, hàng tháng, khi cơn đau tái diễn hàng tuần kéo dài 2 - 3 ngày liên tục thì bệnh đã vào thời kỳ mạn tính. Cơn đau kéo dài và thường xuyên tái phát khiến người mắc cảm thấy khó chịu, buồn bực, chán nản, hay cáu gắt vô cớ. Không chỉ có vậy, đau đầu vận mạch khiến các tế bào não không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết sẽ dẫn đến bị teo gây ra bệnh trầm cảm, nhũn não hoặc liệt thần kinh khó hồi phục.

Làm sao để cải thiện tình trạng đau đầu vận mạch?

Bạn Hoàng Thu thân mến, trong điều trị đau đầu vận mạch, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau thông thường như pa-ra-ce-ta-mol hoặc NSAIDs. Trong trường hợp như của mẹ bạn không đáp ứng với những nhóm thuốc này thì bác sĩ có thể sẽ kê các thuốc nhóm khác như Ergotamin, Triptan,... Tuy nhiên, do đặc điểm của những cơn đau là kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát nên việc lạm dụng các nhóm thuốc này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thậm chí trong nhiều trường hợp người mắc bị nhờn thuốc, phản tác dụng, cơn đau không những không thuyên giảm mà ngày càng có xu hướng tồi tệ hơn. Do vậy, cùng với việc điều trị bằng thuốc, bạn nên khuyên mẹ xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý để cải thiện tốt nhất tình trạng bệnh, cụ thể như sau: 

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Để giảm thiểu cơn đau đầu vận mạch, trước hết, mẹ bạn cần giải tỏa căng thẳng, ngủ đủ giấc, nên có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn dễ gây dị ứng, không lạm dụng rượu bia,...

Tập thể dục đều đặn

Thường xuyên rèn luyện thể chất là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, tập luyện với cường độ cao lại có khả năng gây tác dụng phụ, có thể là tác nhân khiến cơn đau xuất hiện. Do vậy, bạn hãy nhắc mẹ chú ý đến phản ứng của cơ thể đối với các hoạt động tập luyện thể chất. Mẹ bạn nên lựa chọn các hoạt động giúp giảm thiểu căng thẳng mà không tạo quá nhiều áp lực lên cơ thể, chẳng hạn như yoga, thể dục nhịp điệu hoặc thái cực quyền.

Dùng sản phẩm hỗ trợ

Bên cạnh các giải pháp nêu trên, ngày nay nhiều người bị chứng đau đầu vận mạch thường có xu hướng tìm đến các sản phẩm giảm thảo dược để sử dụng bởi tính an toàn, hiệu quả, tiện lợi và đặc biệt là kết hợp với thuốc giảm đau tây y sẽ cho hiệu quả tối ưu.