Chào chuyên gia, tôi 65 tuổi. Cách đây vài tháng, tôi bị zona thần kinh vùng bả vai đã chữa khỏi, không còn mụn nước, vùng da chỗ đó đã lành vết thương nhưng vẫn rất đau rát. Nhiều lần có người vô tình chạm nhẹ vào vai cũng bị đau. Không biết đây là bệnh lý gì và điều trị như thế nào ạ? Mong chuyên gia tư vấn giúp! (Nguyễn Hùng, Ninh Thuận).
Trả lời:

Chào bác Hùng, cảm ơn bác đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với những thắc mắc trên, chúng tôi xin được giải đáp như sau: 

Đau sau zona thần kinh là tình trạng như thế nào? 

Zona thần kinh là tình trạng nhiễm virus herpes zoster cấp tính của hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, thường chỉ xảy ra ở một bên rễ thần kinh tủy sống. Bệnh xuất hiện ở những người đã từng bị thủy đậu và đa số là các trường hợp nhiễm từ nhỏ. Sau đó, virus nằm yên trong các rễ thần kinh. Đến khi bạn già đi, hệ miễn nhiễm giảm sút hoặc dùng một số thuốc tây y khiến virus có thể hoạt động trở lại và gây ra bệnh zona thần kinh. Tình trạng này làm tổn thương các tế bào thần kinh cảm giác ngoại biên gây đau tại vùng da bị bệnh. Nếu trẻ em được tiêm chủng ngừa thủy đậu từ bé, chúng sẽ không bị thủy đậu và do đó sẽ không lo nguy cơ mắc zona về sau. 

Đau sau zona thần kinh là biến chứng thường gặp sau khi mắc bệnh zona cấp tính. Đây là hội chứng đau mạn tính, khó trị và đôi khi ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Đau sau zona thần kinh còn được gọi tắt là đau sau zona. Đây là tình trạng tổn thương các sợi thần kinh và da, gây đau dai dẳng, có thể kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm ở vị trí đã bị zona trước đó, mặc dù tình trạng phát ban và bỏng rộp đã hết. Biến chứng này thường xuất hiện trong vòng 3 tháng sau khi bệnh zona bộc phát.

Điều trị chứng đau sau zona thần kinh bằng phương pháp gì?

Nguy cơ mắc phải biến chứng đau sau zona thần kinh tăng dần theo tuổi, nhất là ở những người trên 60 như bác. Cơn đau có thể sẽ cải thiện dần theo thời gian và các phương pháp điều trị cũng chỉ làm nhẹ bớt triệu chứng.

Cho đến nay, vẫn chưa tìm ra thuốc đặc hiệu chữa đau sau zona thần kinh. Chúng tôi thường phải phối hợp nhiều loại thuốc và phương pháp khác nhau. Có thể sử dụng một số thuốc như: 

- Thuốc chống động kinh: Carbamazepine, gabapentin, pregabalin,…

- Thuốc chống trầm cảm: Amitriptyline, desipramine,  nortriptyline,…

- Thuốc giảm đau có tác dụng mạnh: Hydrocodone kết hợp với acetaminophen, hydrocodone tác dụng dài hạn, hydromorphone, meperidine, methadone, oxycodone, oxycodone kết hợp với naloxone, oxycodone kết hợp với acetaminophen,…

Các thuốc này đều thuộc nhóm thuốc giảm đau gây nghiện, cần thận trọng khi sử dụng. Do đó, bác tuyệt đối không được tự ý mua về sử dụng mà cần đến khám và uống theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn để tránh việc “quen thuốc” dẫn đến cả thể chất và tâm thần điều lệ thuộc vào thuốc.

Ngoài ra, chứng đau sau zona thần kinh có thể được can thiệp bằng một số phương pháp khác như: 

- Điều trị tại chỗ: Thuốc bôi ngoài da gồm một số kem bôi chứa capsaicin - hoạt chất chiết từ quả ớt chín khô hoặc miếng dán chứa lidocain - thuốc gây tê phong bế sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh.

- Điều trị kích thích điện: Kích thích điện dây thần kinh qua da hoặc phong bế thần kinh giao cảm cũng là phương pháp cho hiệu quả khá tích cực trong điều trị đau sau zona thần kinh.

- Tiêm steroid ngoài màng cứng theo vị trí các dải phân vùng da nhằm mục đích kháng viêm, làm giảm sự nhạy cảm của sợi thần kinh bị tổn thương, giúp giảm nhanh cơn đau dai dẳng.

bằng”, chức năng các tạng phủ mới bình thường và cơ thể mới khỏe mạnh. Nếu sự lưu thông khí huyết bị cản trở sẽ dẫn đến ứ tắc, gây triệu chứng đau nhức. Do vậy, trong mỗi biện pháp điều trị gần như đều có sự song hành ĐÔNG – TÂY y. Với điều trị đau nói chung và tình trạng đau sau zona thần kinh nói riêng, từ lâu, các thuốc giảm đau tây y đã trở thành độc quyền trong tủ thuốc của mỗi gia đình, bởi vì một lý do đơn giản là gần như không có loại GIẢM ĐAU THẢO DƯỢC an toàn nào để lựa chọn. 

Chúc bác sức khỏe