Chào chuyên gia, tôi 70 tuổi bị thoát vị đĩa đệm, phình đĩa đệm cột sống thắt lưng và chèn ép dây thần kinh. Tôi từng chữa bằng phương pháp đông y nhưng giờ vẫn bị đau nhức, tôi chưa điều trị bằng thuốc giảm đau tây y. Liệu tôi có dùng được sản phẩm giảm đau thảo dược có thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu không? Mong chuyên gia tư vấn giúp! (Hoàng Thúy, Thái Bình).
Trả lời:

Chuyên gia trả lời:

Chào bác, cảm ơn bác đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trường hợp của bác là bị thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh tọa gây đau vùng mông đùi. Bệnh đang ở giai đoạn mạn tính và diễn biến đã nặng. Do vậy, bác nên tham khảo sản phẩm giảm đau thảo dược để cho tác dụng giảm đau thoát vị đĩa đệm an toàn khi sử dụng lâu dài. Bác có thể tham khảo sử dụng sản phẩm giảm đau thảo dược có thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu với liều 6 viên/ngày chia 2 lần, liên tục từ 3-6 tháng. Sản phẩm giúp cải thiện tình trạng đau nhức mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào. Do đó, ai cũng có thể sử dụng.

Thành phần salicin trong vỏ cây liễu đã được tiến hành nghiên cứu năm 2011 và 2015 cho kết quả: Salicin có tác dụng giảm đau xương khớp tương đương với thuốc tân dược aspirin, do có cấu trúc hóa học tương tự thuốc này. Tuy nhiên, aspirin làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày và tác động đến quá trình đông máu của cơ thể. Còn salicin thì không có những tác dụng phụ này khi sử dụng một lượng dịch chiết tương đương 240 mg hoạt chất. 

Bên cạnh vỏ cây liễu, bạn có thể tham khảo các sản phẩm giảm đau thảo dược có chứa tô mộc, huyền hồ sách, bán biên liên,... Điểm chung của những loại thảo dược nói trên là giúp bảo vệ màng bao myelin, giảm sự rò rỉ xung điện thần kinh. Từ đó đánh vào nguyên nhân gây đau do tổn thương thần kinh. 

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo trong quá trình điều trị bệnh nói chung, bao gồm cả trường hợp của bác nói riêng cần lưu ý những vấn đề sau: 

- Thứ nhất, bác nên giữ tinh thần thoải mái, không nên quá lo lắng về bệnh tật.

- Thứ hai, thực hiện chế độ vận động khoa học. Đối với bệnh lý thoát vị đĩa đệm, bác nên hạn chế đứng hoặc ngồi lâu, không tham gia các môn thể thao quá sức như đạp xe, chạy bộ, đi lại nhiều. Thay vào đó, bác có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng dành cho người bị thoát vị đĩa đệm, cần hết sức lưu ý “đau ít thì tập nhiều, đau nhiều thì tập ít” để tránh làm tổn thương thêm cột sống.

- Thứ ba, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bác nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều photpho, vitamin D, canxi như nước hầm xương, cá thu, cá mòi, sữa,... giúp làm chậm quá trình thoái hóa xương và cải thiện bệnh tốt hơn.

- Thứ tư, bạn có thể thực hành các bài tập giảm đau thoát vị đĩa đệm tại nhà theo tư thế con mèo, tư thế chiếc cầu, tư thế rắn hổ mang, ngồi xoay người,... 

- Thứ năm, chủ động theo dõi và thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ để xác định mức độ phục hồi cũng như biến chứng của bệnh.

Chúc bác sức khỏe!

Chuyên gia giảm đau