Chào chuyên gia, tôi bị đau tai đã đi khám nhiều nơi mà không ra bệnh. Khi nằm phải gối tay áp vào tai cho đỡ đau. Hiện tại tôi chỉ dùng thuốc giảm đau tây y. Tôi băn khoăn không biết dùng thuốc giảm đau thường xuyên như vậy liệu có gây tác dụng phụ gì không? Tôi có thể chuyển sang sử dụng sản phẩm giảm đau thảo dược để hạn chế các tác dụng phụ được không? Mong chuyên gia tư vấn giúp! (Phương Thảo).
Trả lời:

Chào Phương Thảo, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với những thắc mắc trên chúng tôi xin được giải đáp như sau: 

Dùng thuốc giảm đau tây y thường xuyên có gây tác dụng phụ gì không? 

Triệu chứng đau tai mà bạn Phương Thảo mắc phải có thể do bệnh lý ở tai như nhọt, mụn hay tổn thương. Các trường hợp này thông thường khi đi khám các bác sĩ tai mũi họng sẽ phát hiện được. Tuy nhiên, trường hợp của bạn đã đi khám nhưng không ra bệnh thì rất có thể tình trạng đau nhức tai có liên quan đến tổn thương thần kinh hoặc các vấn đề của khớp thái dương hàm. 

Xung quanh vùng tai có rất nhiều thần kinh khác nhau. Nếu tình trạng đau nhức xuất hiện thành từng cơn kèm cảm giác giật vùng trước tai thì có thể liên quan đến dây thần kinh thái dương; vùng sau tai có thể liên quan đến dây thần kinh tai lớn, dây thần kinh chẩm hoặc nếu đau ở trong lỗ tai có thể liên quan đến dây thần kinh số 7. Do vậy, chúng tôi khuyên bạn nên đi khám tại các chuyên khoa thần kinh để biết chính xác nguyên nhân gây đau tai và có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. 

Hiện tại thói quen sử dụng thuốc giảm đau tây y của bạn chỉ làm giảm triệu chứng đau trong một thời gian nhất định. Nếu sử dụng liên tục rất có hại cho sức khỏe. Cụ thể thuốc giảm đau có thể gây ra một số tác dụng phụ sau: 

- Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa: Khi sử dụng liều cao aspirin và các thuốc giảm đau nhóm NSAIDs có thể gây tổn hại màng nhầy ở dạ dày và đường tiêu hóa trên tạo nên vết loét, thậm chí xuất huyết hệ tiêu hóa. Cụ thể, nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng liều cao thuốc giảm đau ibu-pro-fen trong vòng 3 ngày có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa, đau dạ dày,... Vì vậy, với trường hợp đã bị loét dạ dày hoặc trước đây từng bị loét dạ dày nên tránh sử dụng các thuốc giảm đau nhóm NSAIDs. 

- Các vấn đề về tim mạch và tăng huyết áp: Tất cả những trường hợp có tiền sử suy tim nặng nên tránh sử dụng các thuốc giảm đau NSAIDs vì có thể gây ra những vấn đề sức khỏe khác trong cơ thể. Với trường hợp bị tăng huyết áp, khi muốn dùng thuốc, phải tham khảo ý kiến của chuyên gia vì các thuốc giảm đau có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. 

- Gãy xương: Đã có nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng thuốc giảm đau có thể làm tăng tần suất gãy xương ở người trên 60 tuổi.

- Tổn thương gan:Những loại thuốc giảm đau chứa pa-ra-ce-ta-mol có thể làm tổn thương gan một cách nghiêm trọng nếu dùng sai cách. Người dùng có thể xuất hiện những biểu hiện như chán ăn, buồn nôn, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy gan, thậm chí tử vong. 

- Tổn thương thận:Các thuốc giảm đau thông thường như pa-ra-ce-ta-mol và ibu-pro-fen có thể gây tổn thương thận nếu sử dụng trong thời gian dài hoặc được sử dụng bởi những người có tiền sử bệnh về thận.