Đau nhức xương khớp không đơn thuần là các cơn đau do va chạm, chấn thương, sai tư thế, mà nó còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout,... Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân đau nhức xương khớp, mời bạn đọc tham khảo top 10 nguyên nhân được nêu chi tiết dưới đây.

Nguyên nhân đau nhức xương khớp do các bệnh lý xương khớp

Ý nghĩa của việc tìm hiểu nguyên nhân đau nhức xương khớp: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta có một thái độ chủ động phòng ngừa bệnh một cách khoa học cũng như thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa biến chứng bệnh xảy ra.

Hệ xương khớp được phân loại thành 3 thể: Thể khớp động (tay, chân), thể khớp bán động (cột sống) và thể khớp bất động (hộp sọ). 90% các trường hợp đau nhức xương khớp xảy ra ở thể khớp động và khớp bán động. 

Dưới đây là một số nguyên nhân đau nhức xương khớp bệnh lý:

Thoái hóa khớp

Sụn khớp bị thoái hóa theo thời gian là một quy luật tự nhiên. Thống kê cho thấy có 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 85 tuổi ở Việt Nam bị thoái hóa xương khớp. 

Bệnh có nguyên nhân đến từ sự suy giảm protein trong sụn cả về số lượng và chất lượng, khiến cho sụn bị nứt, bong, thậm chí là tiêu biến. Sụn - lớp bao bọc đầu xương bị “bệnh” dẫn đến hiện tượng các xương va chạm vào nhau gây đau đớn và thoái hóa. Cơn đau trong thoái hóa xương khớp khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. 

thoai-hoa-khop-la-nguyen-nhan-pho-bien-gay-dau-nhuc-xuong-khop.webp

Thoái hóa khớp là nguyên nhân phổ biến gây đau nhức xương khớp

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính và tự miễn. Bệnh lý tự miễn là một bệnh do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào lành khiến cơ thể phải hứng chịu các phản ứng viêm: Sưng - nóng - đỏ khớp. 

Ở viêm khớp dạng thấp, cơn đau xương khớp có tính chất đối xứng nhau ở hai bên cơ thể. Ví dụ như đau hai bên đầu gối, đau hai ngón tay cái, hai ngón chân út,... Đau nhức xương khớp trong viêm khớp dạng thấp thường kèm theo sưng, nóng, đỏ khớp; cứng khớp buổi sáng; sốt; mệt mỏi. Nếu bệnh không sớm được giải quyết, sụn khớp sẽ bị mài mòn và phá hủy, ảnh hưởng tới chức năng vận động tạm thời hoặc lâu dài (tàn phế).

Gout

Nguyên nhân của bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Trước kia, gout được coi là “căn bệnh của người giàu” vì bệnh đến từ sự dư thừa một lượng lớn chất đạm trong thức ăn. 

Cơn đau xương khớp trong gout được miêu tả là tình trạng đau “không chịu nổi”, thường xuất hiện về đêm khiến người bệnh thêm trằn trọc, mất ngủ, uể oải tinh thần. Đi kèm với đau khớp là sốt cao, nhức đầu, sưng đỏ khớp. Đặc trưng khác của gout là dấu hiệu đau - sưng khớp xuất hiện có giới hạn trên một số loại khớp nhất định như khớp ngón chân cái, khớp cổ chân, khớp gối, khớp ngón tay. 

Loãng xương

Loãng xương là sự sụt giảm nồng độ canxi xương khiến xương trở nên xốp, giòn, dễ gãy. Các biểu hiện của loãng xương là giảm chiều cao, dễ bị gãy xương khi va chạm nhẹ, hay bị đau vùng thắt lưng và mạn sườn, co cứng các cơ dọc xương sống, giật cơ khi thay đổi tư thế bất ngờ, đau châm chích xương khớp toàn thân và đau nhiều hơn về đêm. 

Tình trạng loãng xương thường không có dấu hiệu sớm. Do đó, để tầm soát và dự phòng nguy cơ loãng xương có thể xảy ra, người bệnh nên đi đo mật độ xương theo một chu kỳ 1-2 năm/lần. 

Lao xương khớp

Bệnh lao xương khớp do vi khuẩn lao ở bò hoặc ở người gây nên. Trên xương khớp, vi khuẩn này gây tổn thương ở màng hoạt dịch, sụn và xương. Các xương bị ảnh hưởng là những xương lớn trong đó: Lao xương cột sống 60-70%, lao khớp háng 15-20%, lao khớp gối 10-15%. Các dấu hiệu khác của lao xương khớp bao gồm: Sốt, sụt cân, da xanh tái, ăn ngủ kém. 

Trong lao xương khớp, người bệnh có thể phải trải qua các triệu chứng về xương khớp là: Đau tăng khi vận động, đi tập tễnh, cong vẹo cột sống, sưng đỏ khớp, nổi hạch, teo cơ, liệt mềm,... 

benh-lao-xuong-khop-khong-chi-co-trieu-chung-dau-ma-con-co-the-bao-gom-teo-co-liet-mem.webp

Bệnh lao xương khớp không chỉ có triệu chứng đau, mà còn có thể bao gồm teo cơ, liệt mềm,...

Đau nhức xương khớp do nguyên nhân khác

Bên cạnh các bệnh lý, dưới đây là một số nguyên nhân gây nên các cơn đau nhức xương khớp đến từ yếu tố di truyền hay thói quen sinh hoạt:

Thừa cân, béo phì

Cân nặng gây một áp lực không nhỏ, thường xuyên và liên tục lên xương khớp. Một số giải thích cho việc cân nặng gây đau nhức xương khớp là:

  • Cân nặng làm tăng áp lực lên sụn khớp khiến sụn bị nứt vỡ, các đầu xương va chạm gây đau đớn.
  • Lượng chất béo tăng cao thúc đẩy các phản ứng viêm xảy ra, gây hủy hoại khớp.
  • Lượng lipid máu tăng làm giảm mật độ xương, gây phá hủy xương từ bên trong.
  • Cân nặng chèn ép lên các khớp khiến cho các cơ tại đây bị siết chặt, gây căng cơ và đau nhức. 

Sai tư thế

Tư thế lao động ảnh hưởng lớn tới sự phát triển xương khớp, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em. Tư thế cột sống không thẳng sẽ gây nguy cơ biến dạng khớp, hình thành các gai xương đâm vào tổ chức gây đau đớn. Thói quen đi giày cao gót hay đeo túi một bên vai cũng có thể gây nên các tổn thương lâu dài đến xương khớp, mà biểu hiện sớm nhất là các cơn đau mỏi khớp.

Chấn thương

Chấn thương tại khớp do ngã, tai nạn,... cần được theo dõi và chẩn đoán sớm tổn thương bằng X-quang, CT,... Các chấn thương gây ra những tổn hại tới các mô mềm quanh khớp, trật gân, nhược cơ, gãy xương,... Cơn đau trong chấn thương thường nhẹ nhàng khiến người bệnh chủ quan. Trường hợp gãy xương sẽ gây đau dữ dội, cần tiến hành sơ cứu, băng bó sớm để tránh tổn thương xâm lấn. 

Yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình có thành viên bị mắc các bệnh về xương khớp thì khả năng di truyền cho các thế hệ sau sẽ cao hơn so với gia đình không có yếu tố này. Đây là nguyên nhân đau nhức xương khớp khó can thiệp nhất. Do đó, việc tầm đoán trước sinh để biết được nguy cơ mắc các bệnh xương khớp ở trẻ cũng như các bệnh lý di truyền khác là việc các bậc cha mẹ cần lưu ý thực hiện.

Dùng thuốc

Một số thuốc có tác dụng không mong muốn trên hệ xương khớp khiến người bệnh gặp các vấn đề đau nhức xương khớp là:

  • Corticoid: Ở liều điều trị và sử dụng kéo dài, corticoid có thể gây tiêu xương. Ở liều cao kéo dài, có tới 30-50% trường hợp người bệnh bị gãy xương không phải do chấn thương.
  • Bisphosphonate: Đây là một loại thuốc chống loãng xương nhưng khi dùng liều cao, thuốc có tác dụng phụ phá hủy cấu trúc xương do gắn chặt với Ca3PO4. 75% trường hợp bị đau khớp sau 12 giờ dùng thuốc này. Bên cạnh đau nhức xương khớp, tác dụng phụ gãy xương đùi là biến chứng nguy hiểm hơn cả khi dùng bisphosphonate.

thuoc-tay-y-tri-dau-nhuc-xuong-khop-cho-hieu-qua-giam-dau-nhanh.webp

Thuốc tây y trị đau nhức xương khớp cho hiệu quả giảm đau nhanh 

Cách giảm đau nhức xương khớp hiệu quả 

Các phương pháp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả bao gồm:

Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Một số loại thuốc giảm đau người bệnh có thể dễ dàng mua được tại các nhà thuốc là paracetamol, ibuprofen, aspirin,... Tuy không cần kê đơn nhưng cần tham khảo và tuân thủ sử dụng những thuốc này theo tư vấn của dược sĩ. Bởi chúng có thể gây tác hại không mong muốn như suy gan, hoại tử gan, chảy máu dạ dày, loét dạ dày,...

Phương pháp chườm lạnh

Chườm lạnh giúp giảm nhanh cơn đau nhức xương khớp do cơ chế làm co mạch và hạ nhiệt nhanh chóng vị trí sưng đau khớp. Tuy nhiên, không chườm trực tiếp lên vết thương hở bởi có thể gây loét, nhiễm khuẩn hoặc bỏng lạnh vết thương.

Đắp lá thuốc giúp giảm đau khớp

Nếu là khớp lộ thiên như khớp gối, khớp cổ chân, khớp cổ tay,... bạn có thể áp dụng các bài thuốc từ lá trầu không, lá lốt, rễ cây đinh lăng để giảm đau tại nhà. Cụ thể bài thuốc đắp từ lá lốt như sau: 300g lá lốt rửa sạch, vò nát, thêm một chút muối giã nát. Đùm bã này vào một tấm gạc sạch và đắp lên vị trí khớp bị đau. 

Sử dụng thảo dược

Một số loại thảo dược giảm đau khớp được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y từ hàng ngàn năm trước là: Vỏ cây liễu, bán biên liên, tô mộc, huyền hồ sách,... Trong đó, vỏ cây liễu là một loại thảo dược trở thành đối tượng nghiên cứu của không ít các nhà khoa học. Hai kết quả nghiên cứu nổi bật là: Vỏ cây liễu chứa thành phần salicin giúp giảm đau nhức xương khớp do khi vào cơ thể, chất này chuyển thành acid salicylic (có cấu trúc hóa học tương đương thuốc giảm đau aspirin). Và: Vỏ cây liễu dùng với liều tương đương 240mg không gây phản ứng phụ lên quá trình đông máu. Như vậy, vỏ cây liễu là một “trợ thủ đắc lực” giúp giải quyết vấn đề đau nhức xương khớp an toàn, hiệu quả.

vo-cay-lieu-giup-giam-dau-va-du-phong-con-dau-xuong-khop-quay-tro-lai.webp

Vỏ cây liễu giúp giảm đau và dự phòng cơn đau xương khớp quay trở lại

Huyền hồ sách, tô mộc, bán biên liên,... giúp giảm đau xương khớp theo cơ chế thần kinh: Chống oxy hóa vỏ bọc thần kinh, ngăn ngừa sự rò rỉ các xung điện thần kinh. Bên cạnh đó, các dược liệu này còn có vai trò hoạt huyết, hành khí giúp tăng lượng máu tới nuôi dưỡng khớp, thúc đẩy quá trình phục hồi sụn khớp. 

>>> XEM THÊM: 4 cách “đánh bay” chứng đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả và giải pháp từ thảo dược tự nhiên. CLICK ĐỌC NGAY!

Trên đây là thông tin tổng hợp về các nguyên nhân đau nhức xương khớp cũng như sơ lược các cách giảm đau khớp hiệu quả tại nhà. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng để lại bình luận tại đây để được tư vấn chi tiết nhé.

Tham khảo:

https://www.epainassist.com/joint-pain/knee-pain/major-causes-of-knee-joint-pain

https://www.epainassist.com/joint-pain/elbow-pain/elbow-joint-pain-causes-signs-symptoms

https://www.healthline.com/health/joint-pain