Thay đổi thời tiết đột ngột, trời trở lạnh hay mưa gió là nỗi ám ảnh của rất nhiều người vì phải đối mặt với vị khách không mời mà đến mang tên “cơn đau xương khớp”. Lúc này, vấn đề ưu tiên nhất vẫn là giảm đau nhức để hạn chế ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người mắc.

Nguyên nhân gây triệu chứng đau xương khớp thường gặp là gì?

Theo thống kê, triệu chứng đau xương khớp phổ biến ở mọi quốc gia trên Thế giới, chiếm tỷ lệ lên đến 28.6% tổng số người bị bệnh cơ xương khớp tại Pháp. Ở Việt Nam, con số đang trở nên đáng báo động với tỉ lệ mắc thoái hóa khớp là 30% ở người trên 35 tuổi, 70% ở người trên tuổi 65 và 85% ở người trên tuổi 75. Trong tổng số người bệnh điều trị nội trú ở bệnh viện Bạch Mai, người bệnh điều trị thoái hóa khớp chiếm 4.66% (theo số liệu thống kê từ năm 1991-2000). Khi khớp xương bị thoái hóa, xuất hiện các cytokine tiền viêm, đây chính là nguyên nhân gây đau, cứng khớp, khiến khớp sưng tấy, nóng đỏ.

Xương khớp bị thoái hóa, kết hợp với các yếu tố khác như khí lạnh, ẩm làm kích hoạt quá trình viêm. Đây cũng là lý do dẫn tới khi thay đổi thời tiết xương khớp dễ gặp phải tình trạng đau nhức, cứng khớp và hạn chế vận động.

Theo các chuyên gia tình trạng đau nhức xương khớp cũng giống với nhiều chứng đau khác đều hình thành từ sự kết hợp của 1 hoặc kết hợp của 3 cơ chế gây đau sau:

- Bình thường tại các vị trí xương khớp, niêm mạc, mạch máu và lớp nông dưới da tồn tại nhiều thụ cảm thể làm nhiệm vụ truyền tín hiệu cảm giác đau tới não bộ. Khi bị tổn thương, chèn ép chúng sẽ bị kích thích và ngay lập tức thực hiện nhiệm vụ giúp cơ thể cảm nhận được cảm giác đau.

- Hệ thống xương khớp liên quan đến nhiều dây thần kinh khác nhau. Do nguyên nhân bệnh lý hoặc những tư thế xấu kéo dài làm chèn ép, phá hủy lớp vỏ bọc bên ngoài sợi thần kinh làm các xung điện bị rò rỉ gây ra tình trạng đau xương khớp tái phát nhiều lần.

- Khi cơ thể mắc một số bệnh lý có xảy ra tình trạng viêm nhiễm kéo dài làm thay đổi môi trường acid ngoại bào cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau xương khớp.

 3 bài thuốc giúp bạn quên đi nỗi lo đau xương khớp an toàn, hiệu quả

Ngâm chân hoặc xoa bóp với bài thuốc từ muối, gừng

Gừng có tác dụng giảm đau, tiêu viêm rất tốt, có tính nóng, vị cay. Nhiều người vẫn thường ngâm chân với nước muối gừng ấm để khử mùi hôi chân, đồng thời giúp lưu thông khí huyết, đây cũng là một cách giúp giảm đau cơ khớp cho bạn. Hãy thực hiện mỗi tối, trước khi đi ngủ để vừa có hiệu quả giảm đau khớp, vừa giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn nhé.

Ngoài ra, cũng từ hai nguyên liệu trên bạn có thể chế biến theo một cách khác để xoa bóp giảm đau khớp như sau:

Bước 1: Chế biến hỗn hợp đặc hơn để xoa bóp bằng cách hòa một thìa cà phê muối vào bát nước sôi, sau đó thêm củ gừng giã nhỏ. Bảo quản trong lọ kín, sạch sẽ.

Bước 2: Lấy một lượng nhỏ hỗn hợp trên xoa bóp vùng khớp bị đau khoảng 5-10 phút mỗi ngày, thực hiện khoảng 5- 7 ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ là bạn sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt.

Ngâm rượu uống hàng ngày

Theo Đông Y: Thịt rắn có tác dụng khu phong trừ thấp, trấn kinh, dùng cho các trường hợp bại liệt, đau xương khớp, viêm khớp. Bên cạnh đó, rượu rắn thường được ngâm với các vị thuốc như thiên niên kiện có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt. Cách ngâm rượu rắn:

Rắn hổ mang 1 con, rắn cạp nong hay cạp nia 1 con, rắn ráo 1 con, sau khi mổ bỏ hết phủ tạng và mỡ, lau sạch cả trong lẫn ngoài bằng giấy tẩm cồn hoặc rượu, cho vào bình. Thêm hà thủ ô đỏ 80g, trần bì 30g, kê huyết đằng 120g, ngũ gia bì 80g, thiên niên kiện 80g, đường kính 660g, rượu ethanol, ngâm trong khoảng 4 tháng trong chỗ tối.

Cách dùng: Uống đều đặn hàng ngày, mỗi ngày 20-40ml.

Chườm muối và ngải cứu

Ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm, khi kết hợp với muối trong bài thuốc sau đây sẽ giúp tán hàn, điều hòa khí huyết, giảm đau khớp hiệu quả đặc biệt đau do lạnh.

Lá ngải cứu khoảng 200g, sau khi đã sơ chế sạch, cho vào chảo sao vàng, sau đó, thêm khoảng 100g muối hột, tiếp tục sao cho khô muối. Đổ hỗn hợp trên vào miếng vải mỏng, bọc lại và chườm lên vị trí bị đau. Lưu ý cần để nhiệt độ giảm trước khi chườm bởi sức nóng của muối vừa rang xong có thể gây bỏng cho bạn.