Sự ra đời của thuốc giảm đau là một trong những thành tựu lớn nhất và có ý nghĩa nhất trong lịch sử nền y học hiện đại. Mỗi người nên nắm được những thông tin cơ bản về thuốc giảm đau để có thể sử dụng thuốc một cách an toàn, hiệu quả cho bản thân và gia đình. Đọc ngay các thông tin dưới đây để có thêm những kiến thức bổ ích!
Thuốc giảm đau là gì?
Thuốc giảm đau là một loại thuốc có tác dụng cắt cơn đau cho người bệnh. Các thuốc này thường cho hiệu quả nhanh và êm dịu. Một số cơn đau không thuyên giảm sau khi người bệnh sử dụng các biện pháp xoa bóp, chườm lạnh,... cần thiết sử dụng đến thuốc giảm đau nhằm cải thiện triệu chứng.
Các trường hợp có thể sử dụng thuốc giảm đau là:
- Nhức đầu, đau đầu.
- Đau xương khớp.
- Đau bụng hành kinh.
- Đau trong phẫu thuật, chấn thương, ung thư.
- Đau trong thời kỳ thai sản.
Thuốc giảm đau được chia làm 3 loại: Thuốc giảm đau không có nhân steroid, thuốc giảm đau kết hợp và thuốc giảm đau có nhân steroid. Mỗi loại thuốc giảm đau có những hiệu quả và chỉ định dùng khác nhau. Thông tin chi tiết được trình bày cụ thể ở các phần tiếp theo.
Thuốc giảm đau là những thuốc có tác dụng cắt cơn đau nhanh chóng và êm dịu
Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các thuốc giảm đau được sử dụng theo nguyên tắc sau đây:
Nhóm giảm đau ngoại vi:
- Đưa thuốc phù hợp tới tay người bệnh.
- Khuyến cáo mức liều giới hạn cho người bệnh.
- Thực hiện nguyên tắc phối hợp các thuốc giảm đau.
- Hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc bằng biện pháp hỗ trợ.
Nhóm giảm đau trung ương:
- Sử dụng cho cơn đau mức độ trung bình trở lên.
- Dùng loại phối hợp hoặc đơn độc.
- Sử dụng đều đặn hằng ngày với bệnh nhân ung thư.
- Giảm tác dụng không mong muốn bằng các biện pháp hỗ trợ và trị liệu.
Một số nguyên tắc khác khi sử dụng thuốc giảm đau bao gồm:
- Sử dụng ưu tiên đường uống. Đường tiêm có thể khiến người bệnh phải chịu thêm cơn đau tại vị trí tiêm.
- Tuân theo sơ đồ bậc thang sử dụng thuốc giảm đau của WHO: Sử dụng từ bậc 1 đến bậc 2, sau đó là bậc 3. Bậc 1 là paracetamol, aspirin; bậc 2 là paracetamol+codein, paracetamol+tramadol; bậc 3 là morphin, fentanyl.
- Có thể cân nhắc kết hợp sử dụng các vitamin nhóm B, thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn cơ,...
Các bác sĩ, dược sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn thuốc phù hợp cho từng người bệnh mà vẫn đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau.
Những loại thuốc giảm đau thường gặp
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ nói chi tiết về một số loại thuốc trong nhóm giảm đau không kê đơn và giảm đau kê đơn. Cụ thể như sau:
Thuốc giảm đau không kê đơn
Loại này dễ dàng mua được ở nhà thuốc mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Paracetamol, aspirin, ibuprofen, celecoxib,... Các thuốc giảm đau này không gây buồn ngủ và không gây nghiện. Chúng thường được sử dụng trong các trường hợp đau nhẹ như đau đầu, đau bụng kinh, sốt, đau răng,... Sau đây là một số thuốc đại diện:
Paracetamol
Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhưng không có tác dụng chống viêm. Paracetamol là thuốc đầu tiên được nhắc đến những cơn đau là vì nó cho hiệu quả giảm đau nhanh, giảm đau do mọi nguyên nhân, đối tượng sử dụng rộng rãi. Paracetamol thường được phối hợp với nhiều loại thuốc giảm đau nhân steroid nhằm tăng hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên, thuốc chuyển hóa qua gan nên có thể gây suy gan nếu sử dụng liều > 4g/ngày. Tình trạng lạm dụng paracetamol đã và đang trở nên phổ biến hiện nay. Minh chứng là những trường hợp ngộ độc gan và hoại tử gan do dùng quá liều paracetamol.
>>> XEM THÊM: Ngộ độc thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol - chớ nên xem thường!
Paracetamol có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 1 tuổi. Liều dùng cho người lớn là 2g/2 lần/ngày. Liều dùng cho trẻ dưới 5 tuổi là 10-15mg/kg, thường được sử dụng với mục đích hạ sốt.
Paracetamol là thuốc giảm đau phổ biến nhất trên thị trường
Aspirin
Bên cạnh tác dụng giảm đau, aspirin có thêm tác dụng chống viêm, hạ sốt và chống kết tập tiểu cầu. Aspirin có tác dụng tốt với các trường hợp viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, đau thắt ngực và đau đầu do thiếu máu lên não. Một số trường hợp không được dùng thuốc này là:
- Dị ứng với thuốc hoặc các thành phần tá dược trong sản phẩm.
- Người bị viêm loét dạ dày. (Hiện nay, người ta đã sản xuất ra Aspirin pH8 để khắc phục tác dụng không mong muốn của thuốc này trên dạ dày).
- Phụ nữ ở 3 tháng cuối thai kỳ hoặc đang cho con bú.
- Người đang bị sốt xuất huyết.
- Người mắc các bệnh có liên quan đến quá trình chảy máu, đông - cầm máu.
Ứng với từng mục đích sử dụng khác nhau mà aspirin có liều sử dụng khác nhau: Liều cho tác dụng giảm đau thắt ngực là 75-325 mg/ngày; liều điều trị nhồi máu cơ tim là 160-162.5 mg/ngày; liều giảm viêm xương khớp là 3g/ngày.
Thuốc giảm đau kê đơn
Thuốc giảm đau kê đơn là những thuốc có tác dụng lên não và tủy sống. Bên cạnh tác dụng giảm đau mạnh, các thuốc này có thể gây nghiện và làm tăng nguy cơ phụ thuốc ở người bệnh. Một số loại thuốc giảm đau kê đơn là: Morphine, Codein , oxycodone, hydrocodone,...
Morphine
Morphine cho tác dụng giảm đau theo cơ chế gắn chọn lọc lên receptor muy và gây ức chế thần kinh trung ương. Trên thần kinh trung ương, thuốc cho tác dụng giảm đau và an thần kinh. Trên tâm thần gây sảng khoái. Trên hô hấp cho tác dụng ức chế trung tâm hô hấp, khiến nhịp thở chậm và sâu. Trên tuần hoàn có tác dụng làm chậm nhịp tim và hạ áp. Trên tiêu hóa, morphine tăng trương lực cơ vòng tiêu hóa gây táo bón.
Morphine được chỉ định trong các trường hợp đau nặng (sỏi thận, sỏi mật, ung thư, hậu phẫu); phù phổi cấp và tiền mê. Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp: Suy hô hấp, hen, trẻ em dưới 30 tháng tuổi, người đang sử dụng thuốc chống trầm cảm IMAO.
Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của morphine là gây táo bón, khó thở, bí tiểu, co đồng tử. Sử dụng morphine lâu dài gây nghiện thuốc. Liều 0.05-0.06g có thể gây hôn mê, suy hô hấp nặng. Xử lý nhanh bằng naltrexone kết hợp với atropin. Liều gây chết là 0.1-0.15g.
Morphine là một thuốc giảm đau trung ương có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
Codein
Hiệu lực giảm đau của codein nhỏ hơn morphin nhưng tác dụng giảm ho lại mạnh hơn morphin. Codein khắc phục được nhược điểm của morphin trên hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh. Ngày nay, codein được dùng chủ yếu dưới dạng phối hợp với paracetamol trong các sản phẩm giảm ho.
Chống chỉ định codein trong các trường hợp: Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, trẻ em dưới 1 tuổi, người mắc bệnh hen suyễn, suy gan.
Codein thường được sử dụng đường uống hoặc tiêm bắp. Thuốc được chỉ định cho những trường hợp ho khan, mất ngủ và các trường hợp không đáp ứng với thuốc giảm đau nhóm NSAIDs hay paracetamol.
Tác dụng không mong muốn của thuốc giảm đau
Mỗi loại thuốc giảm đau sẽ có những tác dụng không mong muốn cũng như mức độ ảnh hưởng khác nhau lên người sử dụng. Thông tin chung được liệt kê chi tiết dưới đây:
Tác dụng không mong muốn của thuốc giảm đau NSAIDs
- Trên hệ tiêu hóa: Thuốc gây kích ứng dạ dày, đau thượng vị, xuất huyết tiêu hóa,...
- Trên máu: Kéo dài thời gian chảy máu, có nguy cơ dẫn đến mất máu, tăng chảy máu.
- Trên thận: Giảm sức lọc cầu thận, gây ứ nước, phù, viêm thận kẽ.
- Trên hô hấp: Làm tăng tần số các cơn hen ở người bị hen phế quản.
- Các tác dụng không mong muốn khác bao gồm: Dị ứng, nổi mề đay, viêm gan, hoại tử gan, tăng nguy cơ dị tật thai kỳ,...
Tác dụng không mong muốn của thuốc giảm đau trung ương
- Trên thần kinh: Ức chế thần kinh trung ương gây buồn ngủ, giảm tập trung.
- Trên hô hấp: Ức chế trung tâm hô hấp, suy hô hấp, trầm trọng hơn cơn hen.
- Trên tuần hoàn: Hạ huyết áp quá mức, loạn nhịp tim, ngừng tim.
- Trên tiêu hóa: Táo bón, tắc ruột.
Trong đó, gây nghiện và phụ thuộc thuốc là một tác dụng không mong muốn dễ gặp nhất của các thuốc nhóm này.
Táo bón là tác dụng phụ điển hình khi sử dụng thuốc giảm đau trung ương
Sử dụng thuốc giảm đau như thế nào là hợp lý?
Nhằm đạt hiệu quả giảm đau và hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý thực hiện những điều sau:
- Thực hiện biện pháp chườm lạnh, chườm ấm, mát xa, xoa bóp,... đối với những cơn đau nhẹ trước khi mua thuốc giảm đau không kê đơn.
- Trước khi sử dụng thuốc giảm đau, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ kê đơn hoặc dược sĩ nhà thuốc về liều dùng, thời điểm dùng. Xin tư vấn về tác dụng không mong muốn cũng như thông báo tới nhân viên y tế về tình trạng viêm loét dạ dày, hen suyễn, viêm gan, tăng huyết áp,... mà bạn đang mắc phải.
- Đối với các thuốc kê đơn, bạn nên tuân thủ tuyệt đối liều dùng để tránh gặp phải tác dụng không mong muốn xảy ra. Thông báo với bác sĩ về tác dụng phụ gặp phải và thời gian hoàn thành liệu trình sử dụng loại thuốc này.
- Không sử dụng thuốc cùng với trà, cà phê, rượu, thức uống gây ức chế hoặc kích thích thần kinh khác.
Sử dụng thuốc giảm đau hợp lý sẽ mang lại hiệu quả giảm đau như ý cho người bệnh. Vì vậy, mỗi người bệnh cần có ý thức trong việc sử dụng thuốc cũng như bảo vệ sức khỏe của chính mình.
>>> XEM THÊM: Những sai lầm thường gặp khi dùng thuốc giảm đau. XEM NGAY!
Các loại thảo dược tự nhiên có thay thế được thuốc giảm đau?
Đối với những trường hợp đau nhẹ không cần dùng thuốc, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên giảm đau thay thế. Những trường hợp đau vừa và nặng, người bệnh có thể lựa chọn kết hợp sử dụng thuốc với thảo dược để tăng hiệu quả giảm đau.
Một số loại thảo dược có tác dụng giảm đau thường được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền là:
Vỏ cây liễu: Theo tài liệu của Cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu, vỏ cây liễu chứa salicin có tác dụng kìm hãm thụ thể gây đau. Salicin có tác dụng này là do có cấu trúc hóa học tương tự với aspirin - thuốc giảm đau nhóm NSAIDs.
Vỏ cây liễu là một loại thảo dược hỗ trợ cải thiện hiệu quả các cơn đau
Tô mộc: Kết quả nghiên cứu năm 2015 cho biết, tô mộc chứa brazillin có tác dụng giảm các triệu chứng sưng chân trong bệnh thấp khớp. Ngoài ra, brazilin còn có tác dụng duy trì khung xương, giảm tổn thương mô và các triệu chứng viêm khác.
Huyền hồ sách, tam lăng có vai trò bảo vệ màng tế bào thần kinh, ngăn ngừa sự rò rỉ xung điện dẫn truyền thần kinh. Do đó, hai vị dược liệu này cho tác dụng giảm đau do nguyên nhân thần kinh.
Sản phẩm giảm đau có chứa vỏ cây liễu kết hợp với tô mộc, huyền hồ sách, tam lăng sẽ đem lại hiệu quả giảm đau lâu dài cho người sử dụng.
>>> XEM THÊM: 4+ cách chữa đau xương khớp bằng thảo dược. Ai cũng nên biết!
Bên cạnh các thuốc giảm đau, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày để giúp giảm đau hiệu quả. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào về thuốc giảm đau, vui lòng để lại thông tin liên hệ tại đây để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.
Tham khảo:
https://www.sciencedirect.com/topics/chemistry/analgesic
https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/21483-analgesics