Đau dây thần kinh tọa là một triệu chứng đau do tổn thương chèn ép dây thần kinh tọa hay còn gọi là thần kinh hông to. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm bệnh lý và những thói quen hàng ngày. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu 10 nguyên nhân đau dây thần kinh tọa trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về nguyên nhân đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi từ 30-50. Nam giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn nữ giới. Trong đó, tổn thương ở rễ thần kinh tọa chiếm hơn 90% các trường hợp đau. Tổn thương thân dây thần kinh tọa và đám rối liên quan chiếm tỷ lệ ít hơn. 

Bình thường, toàn bộ cơ thể được kiểm soát bằng một mạng lưới thần kinh phức tạp, chứa các thụ cảm thể làm nhiệm vụ truyền tín hiệu đau. Bất kỳ chèn ép nào cũng có thể là tác nhân kích thích các thụ cảm thể thông báo cảm giác đau cho não bộ. Ngoài ra, tổn thương dây thần kinh khiến các lớp màng bao bọc bên ngoài bị phá hủy tạo cơ hội cho các xung điện phóng ra và biểu hiện là tình trạng đau nhức các bộ phận dọc theo đường đi của dây thần kinh. Nếu tổn thương kéo dài kèm theo tình trạng viêm nhiễm sẽ dẫn tới acid hóa môi trường ngoại bào và trở thành tác nhân sinh ra cơn đau nhức.

dau-day-than-kinh-toa-la-con-dau-keo-dai-tu-dot-song-that-lung-toi-ban-chan.webp

Đau dây thần kinh tọa là cơn đau kéo dài từ đốt sống thắt lưng tới bàn chân

10 nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

Các nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa được chia theo nhóm bệnh học và không phải bệnh học. Chi tiết 10 nguyên nhân gây ra cơn đau dây thần kinh tọa được trình bày ở dưới đây:

Để ví ở túi quần sau

Thói quen này thường gặp ở nam giới, tưởng chừng như hoàn toàn bình thường nhưng lại là một trong những yếu tố nguy cơ tác động xấu với người bị đau thần kinh tọa. Tại sao lại như vậy? Khi để ví ở túi quần sau sẽ làm thay đổi trọng tâm của cột sống cũng như phần chậu hông và đáy chậu. Đồng thời, thói quen này còn làm cản trở sự lưu thông máu, chèn ép vào các dây thần kinh đặc biệt là thần kinh tọa rất nông gần chỗ ụ ngồi. Do vậy, khi ngồi làm việc, một bên túi quần có ví bị đội cao nên cột sống và các cơ phải điều chỉnh để tạo cân bằng cho cơ thể. Lâu dần gây vẹo cột sống và hình thành gai cột sống.

Thói quen nằm võng

Khi nằm võng hoặc đệm quá mềm, đệm đã mất khả năng đàn hồi thì cơ thể bị lún xuống sâu, cột sống bị uốn cong, các cơ vùng cột sống và mông co lại để cân bằng cơ thể, làm chèn ép vào dây thần kinh tọa. 

Mang vác vật nặng không đúng cách

Thông thường khi nhấc một vật nặng chúng ta thường hay cúi xuống và nhấc trực tiếp lên chứ không thông qua bước trung gian là ngồi thấp xuống để giảm trọng lực tác động lên cột sống. Đây là một thói quen làm cột sống dễ bị tổn thương gây chèn ép các dây thần kinh. 

Ăn uống sinh hoạt không điều độ

Tình trạng thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên cột sống và các khớp, lâu dần sẽ bị thoái hóa và chèn ép vào các dây thần kinh. Hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn nhiều đồ ngọt là những thói quen không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và các bệnh thần kinh cơ xương khớp nói riêng. Lười vận động và tập thể dục cũng là những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa và làm nặng hơn tình trạng khi đã bị bệnh. 

Thường xuyên đi giày cao gót

Thói quen này gặp ở phụ nữ và gây ra khá nhiều phiền toái cho các chị em như: Căng cơ vùng cẳng chân, đau ngón chân, đau lưng và đau thần kinh tọa. Lý do là khi đi giày cao gót, trọng tâm cơ thể cũng thay đổi, chậu hông ưỡn ra phía trước. Cột sống đoạn thắt lưng không ở vị trí tự nhiên mà chịu hai lực ngược chiều nhau (trọng lực cơ thể và lực đẩy của giày cao gót). Các khối cơ ở những vị trí này có xu hướng co lại, cột sống mất đường cong sinh lý, dây thần kinh tọa bị chèn ép gây đau đớn.

thuong-xuyen-mang-giay-cao-got-la-mot-nguyen-nhan-gay-dau-day-than-kinh-toa.webp

Thường xuyên mang giày cao gót là một nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

Thoát vị đĩa đệm 

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh đau dây thần kinh tọa. Thoát vị thường xảy ra ở vị trí đĩa đệm giữa đốt sống L4-L5 và L5-S1. Đối tượng mắc thoát vị đĩa đệm thường gặp là người cao tuổi do mắc các bệnh lý xương khớp mạn tính. Đối tượng người trẻ mắc bệnh này thường do nguyên nhân chấn thương trong lao động hoặc ngồi sai tư thế.  

Thoái hóa cột sống thắt lưng cùng

Thoái hóa cột sống thắt lưng cùng là một bệnh mạn tính do tổn thương xương khớp gây ra. Bệnh có nguy cơ phát triển thành loãng xương, gai xương, nhuyễn xương, biến dạng đốt sống, phì đại dây chằng,... Không chỉ vậy, bệnh cũng có thể phát triển thành thoát vị đĩa đệm, giải phóng nhân nhầy và vòng xơ chèn ép dây thần kinh tọa, gây đau đớn cho người bệnh.

Trượt cột sống

Chấn thương hoặc yếu tố di truyền, bẩm sinh khiến đốt sống bị chệch ra khỏi vị trí cơ bản. Đốt sống bị trượt ra phía trước hoặc phía sau 2 đốt sống liền kề, tác động vào dây thần kinh, thường là rễ thần kinh tại vị trí L5, gây nên những cơn đau nhức. Một số biến chứng khác của trượt cột sống là hẹp ống sống thắt lưng và hội chứng đuôi ngựa.

Viêm đốt sống

Viêm đốt sống thường gặp ở người cao tuổi, có triệu chứng điển hình là đau thắt lưng và sốt cao. Các phản ứng sưng viêm tại đốt sống làm tăng áp lực lên rễ dây thần kinh tọa và gây đau. Các biến chứng của viêm đốt sống tương tự với biến chứng của bệnh trượt cột sống.

Viêm cột sống dính khớp

Biểu hiện đau thắt lưng của viêm cột sống dính khớp diễn ra âm ỉ kéo dài, đi kèm với triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng. Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh: 

  • Xét nghiệm máu: Tăng kháng thể kháng HLA-B27, tăng tốc độ máu lắng.
  • Chụp X-quang: Mất khe khớp, các đốt sống dính với nhau như “đốt tre”.

Các khớp dính với nhau sẽ giảm đi sự linh hoạt khi vận động, đồng thời gây áp lực lên dây thần kinh tọa, làm căng dây này, khiến người bệnh thường xuyên bị đau nhức.

cac-dot-song-dinh-voi-nhau-nhu-dot-tre-lam-cang-day-than-kinh-toa-gay-dau-don-cho-nguoi-benh.webp

Các đốt sống dính với nhau như “đốt tre” làm căng dây thần kinh tọa gây đau đớn cho người bệnh

Sử dụng thảo dược giúp giảm đau dây thần kinh tọa hiệu quả

Bên cạnh các phương pháp giảm đau bằng thuốc hay các phương pháp hỗ trợ như xoa bóp, châm cứu, trị liệu thần kinh,... sử dụng thảo dược giảm đau đang là hướng đi mới được nhiều người quan tâm và coi trọng. Thảo dược vừa có tính an toàn cao, vừa cho tác dụng lâu dài, hơn nữa, nó còn có khả năng dự phòng bệnh hiệu quả.

Một số loại thảo dược giảm đau có hiệu quả cao không thể không nhắc đến là:

  • Vỏ cây liễu: Giúp giảm đau dây thần kinh tọa thông qua hoạt tính của salicin. Người ta đã tiến hành thí nghiệm và thấy rằng: Salicin giúp tần suất các cơn đau tương đương với thuốc aspirin. Tuy nhiên, nó còn có tác dụng ngăn ngừa cơn đau quay trở lại. Trong khi aspirin không có tác dụng này.
  • Huyền hồ sách, tam lăng, tô mộc, bán biên liên,... là những thảo dược có tác dụng giảm đau dây thần kinh tọa bằng cách bảo vệ vỏ bọc myelin, làm giảm sự rò rỉ xung điện thần kinh. 

Qua đây, có thể thấy, sử dụng thảo dược giảm đau là một phương pháp tiện lợi, an toàn và hiệu quả. Sản phẩm kết hợp giữa vỏ cây liễu và các thảo dược khác giúp giảm nhanh cơn đau thần kinh tọa cho người bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng trở lại trạng thái khỏe mạnh. 

>>> XEM THÊM: Bị đau dây thần kinh tọa, thoái hóa 3 đốt sống lưng, loãng xương nên điều trị như thế nào?

Nếu bạn còn thắc mắc nào về đau dây thần kinh tọa, xin vui lòng để lại thông tin tại đây để nhận được tư vấn miễn phí của chuyên gia.

Links tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sciatica/symptoms-causes/syc-20377435

https://www.healthline.com/health/back-pain/sciatic-stretches

https://www.spineuniverse.com/conditions/sciatica/sciatica-causes