Đau vai gáy là một hiện tượng phổ biến hiện nay. Các triệu chứng của đau vai gáy bao gồm: Mỏi cơ vùng vai, kèm theo tê cứng tay và giảm vận động. Nguyên nhân đau vai gáy có thể xuất phát từ nguyên nhân cơ học (chấn thương, tính chất công việc) hay nguyên nhân bệnh lý (thoái hóa khớp, viêm khớp). Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết tại đây. 

Đau vai gáy là gì?

Đau vai gáy là tình trạng đau mỏi cơ vùng vai kèm theo nhức mỏi và hạn chế vận động vùng cổ, vai, cánh tay. Đau vai gáy có thể đau lan xuống khu vực cánh tay, gây tê cứng cánh tay và giảm vận động khớp. Tùy từng người mà mức độ và tần suất cơn đau khác nhau nhưng đa phần các cơn đau vai gáy là đau dữ dội: Chỉ cần sờ nhẹ vùng da cũng khiến người bệnh có cảm giác đau rõ rệt. Người bị đau vai gáy thường gặp nhiều khó khăn để đi vào giấc ngủ do nếu nằm nghiêng về bên đau thì sẽ tăng áp lực lên khớp bị tổn thương, còn nằm nghiêng bên lành thì cơ bên đau sẽ bị kéo xuống cũng gây đau đớn. 

dau-vai-gay-gay-tinh-trang-moi-co-va-han-che-van-dong-cua-khop-co.webp

Đau vai gáy gây tình trạng mỏi cơ và hạn chế vận động của khớp cổ

Nguyên nhân đau vai gáy

Đau vai gáy có thể xuất phát từ nguyên nhân cơ học hay nguyên nhân bệnh lý. 

Nguyên nhân cơ học

Các nguyên nhân cơ học gây bệnh đau vai gáy là:

  • Chấn thương: Các chấn thương tại vị trí khớp bả vai là nguyên nhân gây nên các cơn đau nhức tại đây. Các chấn thương thường gây ra tổn thương tại mô mềm, dây chằng khiến người bệnh cảm thấy đau nhức. 
  • Tính chất công việc: Công việc nặng nhọc thường xuyên bốc vác hoặc tập luyện các môn thể thao một cách quá sức (bóng rổ, cầu lông) khiến khớp bả vai dễ bị tổn thương dây chằng, cơ, sụn khớp và gây đau mỏi tại vị trí này.

Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý có biểu hiện đau khớp vai là:

  • Viêm quanh khớp vai: Là bệnh lý do các yếu tố gây viêm gây ra: Vi khuẩn, cơ chế tự miễn,... Triệu chứng của viêm quanh khớp vai là đau vai gáy, bả vai cứng nhắc, cánh tay hạn chế cử động, khớp kêu lục khục, vùng da cánh tay và bả vai sưng nóng, sốt,... 
  • Lao xương khớp: Bệnh lao xương do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis xâm nhập và gây bệnh tại các xương lớn như cột sống, khớp háng, khớp gối,... Sự xâm nhập của vi khuẩn này gây nên các cơn đau tại chỗ và đau lan tỏa, đi kèm với đó là các dấu hiệu sụt cân, chán ăn, sốt, mặt xanh tái.
  • Thoái hóa xương: Sự thoái hóa xương khớp phát triển theo thời gian và sự lão hóa của tế bào. Khi lượng protein ở sụn bị giảm, các sụn bị rạn nứt và bào mòn, tạo điều kiện cho sự phá hủy đầu xương, mà biểu hiện là cơn đau nhức xương khớp khi di chuyển do các đầu xương va chạm vào nhau.

Yếu tố nguy cơ của đau mỏi vai gáy

Một số đối tượng có nguy cơ bị đau mỏi vai gáy cao hơn là:

  • Người béo phì: Cân nặng gây chèn ép và tăng áp lực lên hệ xương khớp, thúc đẩy nhanh hơn quá trình viêm và hình thành các gai xương. Đó là lý do người bị thừa cân béo phì dễ bị đau nhức xương khớp hơn người có thân hình cân đối hay người gầy.
  • Người có yếu tố tiền sử gia đình mắc các bệnh xương khớp: Bệnh xương khớp có khả năng di truyền giữa các thế hệ. Do đó, người bệnh cần lưu ý đến điều này để chủ động dự phòng cũng như cung cấp thông tin cho bác sĩ trong quá trình điều trị.
  • Phụ nữ có thai: Ở phụ nữ có thai, hệ xương khớp nhất là xương chậu và cột sống thay đổi cấu trúc để đáp ứng với sự nuôi dưỡng thai nhi. Riêng vai gáy, các cơ bị kéo xuống gây căng cơ và đau nhức. 

phu-nu-co-thai-de-gap-dau-moi-vai-gay-hon-binh-thuong.webp

Phụ nữ có thai dễ gặp đau mỏi vai gáy hơn bình thường

Đau vai gáy nguy hiểm như thế nào?

Như đã nhắc trong phần nguyên nhân, đau vai gáy có thể là dấu hiệu phản ánh các bệnh lý: Viêm khớp, lao xương khớp, thoái hóa xương,... Một số biến chứng nguy hiểm của đau vai gáy bao gồm: Rối loạn tiền đình, thiếu máu não, rối loạn thần kinh thực vật, liệt tay,... Do đó, chủ động theo dõi và thăm khám sức khỏe định kỳ giúp tầm soát nguyên nhân và biến chứng có thể xảy ra. 

Khi đau cổ vai gáy xuất hiện cùng với các triệu chứng: Hoa mắt, ù tai, chóng mặt, khó thở; mức độ cơn đau dữ dội và kéo dài; đau mỏi vai gáy kèm với rối loạn giấc ngủ, đừng chần chừ mà hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám bệnh.

Con đường lây truyền của đau vai gáy

Các bệnh lý xương khớp có tính di truyền nhưng không lây truyền.

Tính di truyền: Một số bệnh lý xương khớp được ghi nhận có tính di truyền là thoái hóa khớp (40%), viêm khớp dạng thấp (50%) và viêm cột sống dính khớp (90%).

Tính lan truyền: Bệnh xương khớp không có tính lây lan cộng đồng trong quá trình tiếp xúc hoặc dùng chung các dụng cụ cá nhân, kể cả lao xương. 

Chẩn đoán đau vai gáy

Các phương pháp chẩn đoán đau nhức vai gáy bao gồm:

Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số động tác như nâng hạ cánh tay, ngoái cổ,... để kiểm tra hoạt động và mức độ đau đớn khi thực hiện các động tác này. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ quan sát vùng da vai gáy, sờ nắn khớp vai để đưa ra chẩn đoán sơ bộ.

Khám cận lâm sàng: Các phương pháp cận lâm sàng bao gồm: Chụp X-quang (xác định tình trạng nguyên vẹn hay tổn thương tại xương), chụp CT (kiểm tra khối u), chụp MRI (đánh giá chức năng thần kinh, tủy sống), chụp tủy sống (đánh giá tủy sống),...

cac-phuong-phap-can-lam-sang-giup-tang-them-do-chinh-xac-khi-chan-doan-dau-vai-gay.webp

Các phương pháp cận lâm sàng giúp tăng thêm độ chính xác khi chẩn đoán đau vai gáy

Bị đau nhức vai gáy phải làm sao?

Theo các chuyên gia, khi bị đau nhức vai gáy, bạn cần được đánh giá mức độ bệnh nặng hay nhẹ để từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, cụ thể:

Trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ

Khi cơn đau nhức vai gáy ở mức độ nhẹ, người mắc có thể làm như sau:

- Không cố gắng quay đầu hoặc quay cổ. Lúc này chỉ nên vận động xoay cổ nhẹ nhàng theo khả năng, không nên cố làm tăng biên độ như bình thường. Nên hạn chế việc quay và nghiêng đầu.

- Không nên ngồi trước quạt hoặc ngồi điều hòa, vì sẽ làm cho các cơ bị co cứng và đau nhiều hơn.

- Có thể chườm ấm vùng cổ vai hay chiếu đèn hồng ngoại.

- Có thể nhờ người xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ vai gáy khoảng 10 - 15 phút. Việc làm này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, cơ được thư giãn, giảm đau.

- Khi tắm, nên sử dụng nước ấm, không tắm bằng nước lạnh.

Trường hợp bệnh ở mức độ vừa

Với trường hợp bị đau nhức vai gáy ở mức độ vừa, sau khi làm các biện pháp trên mà tình trạng vẫn không thuyên giảm, người bệnh có thể phải sử dụng một số loại thuốc điều trị như:

- Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo hướng dẫn của bác sĩ như: Paracetamol, ibuprofen, diclofenac,... Các loại thuốc này sẽ giúp giảm đau, đồng thời chống lại phản ứng viêm.

- Có thể kết hợp sử dụng thuốc giãn cơ để chống tình trạng cơ co thắt quá mức, từ đó làm giảm đau.

- Các vitamin nhóm B như vitamin B1, B6, B12 giúp tăng dẫn truyền thần kinh, cũng có thể được sử dụng.

Nếu nguyên nhân gây đau nhức vai gáy không phải do thoái hóa hay co thắt mạch máu thì không nên xoa bóp trong trường hợp này, bởi có thể làm cho bệnh nhân đau hơn.

Trường hợp bệnh nặng

Với trường hợp bị đau nhức vai gáy ở mức độ nặng cần sử dụng các biện pháp như:

- Châm cứu giúp điều hòa hoạt động của dây thần kinh, tạo hiệu ứng lan tỏa làm giảm co thắt, giảm đau.

- Sử dụng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh như lidocain, novocain,... giúp tạm thời cắt đứt cơn kích thích thần kinh mạnh và làm mềm cơ. Lưu ý, việc tiêm thuốc phải được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và đầy đủ trang thiết bị cấp cứu khi có sự cố xảy ra. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về tiêm.

Sản phẩm giảm đau thảo dược - Giải pháp mới an toàn, hiệu quả cho người bị đau vai gáy kéo dài

Trong điều trị đau nói chung và đau nhức vai gáy nói riêng, nhiều người vẫn còn thói quen lạm dụng các thuốc giảm đau tây y. Việc làm này có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đây chính là lý do ra đời của các sản phẩm thảo dược giảm đau. Chiết xuất vỏ cây liễu, cao sơn đậu căn, cao huyền hồ sách, cao tô mộc, cao tam lăng là các loại thảo dược thường được sử dụng để giảm đau xương khớp.

Trong đó, vỏ cây liễu đã được chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân khẳng định: “Vỏ cây liễu được sử dụng trong đông y từ rất lâu để giảm viêm, giảm đau, giảm sốt. Nghiên cứu năm 2000 về tác dụng giảm đau thắt lưng mạn tính cho kết quả: Sau 2 tuần, nhóm sử dụng chiết xuất vỏ cây liễu hiệu quả giảm đau gấp 6,5 lần so với nhóm điều trị bằng thuốc giảm đau. Năm 2001, nghiên cứu trên 78 người bệnh đau xương khớp mạn tính. Kết quả: Nhóm dùng chiết xuất vỏ cây liễu giảm đau tới 14% trong khi nhóm sử dụng giả dược giảm đau chỉ 2% số người giảm được cơn đau”. 

vo-cay-lieu-la-thao-duoc-giup-giam-dau-vai-gay-hieu-qua.webp

Vỏ cây liễu là thảo dược giúp giảm đau vai gáy hiệu quả

Bên cạnh đó, sản phẩm giảm đau thảo dược chứa các vị dược liệu có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu tích, hành khí, chỉ thống, được dùng trong trường hợp khí huyết ngưng trệ, giúp hành khí hoạt huyết, thư cân, giãn cơ, đả thông kinh lạc, từ đó làm giảm triệu chứng đau nhức hiệu quả theo nguyên lý trị bệnh của y học cổ truyền, cụ thể đó là:

- Cao huyền hồ sách có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, hành khí, dùng trị đau nhức toàn thân.

- Cao tô mộc có tác dụng hành huyết, giảm đau, tán ứ, tiêu viêm, dùng trong các trường hợp đau mạnh.

- Cao tam lăng giúp hoạt huyết, hành khí, tiêu ích, chỉ thống được dùng trong các trường hợp khí huyết ngưng trệ.

Trước “ma trận” các loại thuốc giảm đau tây y với những mối tiềm ẩn nguy hại cho sức khỏe khi sử dụng kéo dài như hiện nay, sự xuất hiện của sản phẩm giảm đau thảo dược đã mở ra một con đường mới cho những người bị đau nhức vai gáy kéo dài và đang phải “sống chung” với thuốc giảm đau.

>>> XEM THÊM: 4+ cách chữa đau xương khớp bằng thảo dược. Ai cũng nên biết!

Qua bài viết trên, thắc mắc đau nhức vai gáy phải làm sao đã có lời giải đáp. Để “đẩy lùi” cơn đau an toàn, hiệu quả, hãy kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu mỗi ngày, bạn nhé!

Nếu bạn còn thắc mắc về đau vai gáy, xin vui lòng để lại thông tin để được chuyên gia tư vấn kỹ hơn.

Tham khảo:

https://www.pennmedicine.org/for-patients-and-visitors/patient-information/conditions-treated-a-to-z/shoulder-pain

https://www.healthline.com/health/chronic-pain/shoulder-pain

https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases--conditions/shoulder-pain-and-common-shoulder-problems/