Đau dây thần kinh tọa gây triệu chứng đau nhức kéo dài rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc. Ngày nay, tỷ lệ mắc phải bệnh lý này đang ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Vậy cụ thể, đau dây thần kinh tọa là gì và làm sao để chẩn đoán bệnh chính xác nhất? Mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây! 

Đau dây thần kinh tọa là gì?

Theo thống kê, bệnh đau dây thần kinh tọa xảy ra phổ biến nhất ở độ tuổi từ 30 - 60, tỷ lệ nam giới mắc cao gấp 3 lần so với nữ giới.

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh nối từ phần dưới thắt lưng đến chân. Đây là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, đảm nhận vai trò nuôi dưỡng, chi phối vận động cho các vùng nó đi qua. 

Bệnh đau dây thần kinh tọa biểu hiện bởi cảm giác đau dọc từ lưng xuống hai chi. Cơn đau có thể đến từ từ hoặc ập tới bất ngờ khi người bệnh mang vác vật nặng. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa xuất phát từ những tổn thương ở đĩa đệm, gãy xương, nhiễm trùng xương, viêm khớp hoặc thoái hóa. Các tác động này khiến dây thần kinh bị chèn ép hoặc kích thích, gây ra cơn đau từ lưng xuống hông, lan xuống hai chi dưới, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh.

Cơn đau do bệnh lý thần kinh tọa có thể giảm dần và biến mất trong vòng từ 4 - 6 tuần. Mức độ đau khác nhau tùy từng người, có thể là đau nhẹ hoặc dữ dội, cũng có trường hợp đau nhói hoặc tê như bị điện giật. Nếu không được điều trị kịp thời, đau thần kinh tọa kéo dài sẽ gây biến chứng nặng nề: Hạn chế vận động, cong vẹo, biến dạng cột sống, teo cơ, bại liệt vĩnh viễn. 

Theo các chuyên gia, có 3 loại đau thần kinh tọa chính đó là:  

- Đau thần kinh tọa thông thường: Trường hợp này gây tổn thương ở dây thần kinh chi dưới. Tùy vào vị trí của rễ thần kinh tổn thương mà cơn đau có thể xuất hiện ở mặt ngoài, mặt trong hoặc mặt trước của đùi.   

- Đau khớp: Đây là trường hợp cơn đau tập trung ở khớp, cụ thể là khớp háng và khớp chậu.  

- Viêm cơ đáy chậu: Viêm cơ đáy chậu là một dạng của đau dây thần kinh tọa. Cơn đau sẽ xuất phát từ lưng lan xuống đùi, khi duỗi chân có cảm giác đau. Bởi vậy, người bệnh thường có xu hướng co chân lại để tránh tổn thương.

dau-day-than-kinh-toa-pho-bien-voi-nguoi-do-tuoi-30-60.webp

Đau dây thần kinh tọa phổ biến với người độ tuổi 30-60

Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa 

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cơn đau dây thần kinh tọa. Tuy nhiên, nguyên nhân đau dây thần kinh tọa chủ yếu vẫn là những tổn thương liên quan đến vùng thắt lưng. Cụ thể là:

  • Thoát vị đĩa đệm (chiếm 80% nguyên nhân các trường hợp bị đau dây thần kinh tọa): Khi đĩa đệm bị tổn thương, lớp dịch nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra và chèn vào dây thần kinh, gây đau đớn cho người bệnh.
  • Tổn thương tại ống sống: U tủy, áp xe ngoài màng cứng, u màng tủy,...
  • Tổn thương tại cột sống: Dị dạng cột sống, chấn thương cột sống, nhiễm khuẩn cột sống,...
  • Nguyên nhân khác: Giãn tĩnh mạch màng cứng, phì đại dây chằng, phì đại rễ thắt lưng L5,...

Các đối tượng có nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa cao

Một số đối tượng có nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa cao hơn bình thường là:

  • Người già: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến cho người già trở thành đối tượng dễ bị đau dây thần kinh tọa. Đó là kết quả của sự biến đổi liên quan tới cột sống, đĩa đệm, tĩnh mạch, gai xương.
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng gây áp lực thường xuyên và liên tục lên xương khớp, đặc biệt là cột sống, làm tổn thương cột sống, khiến cho các cơn đau dây thần kinh tọa có cơ hội xảy ra.
  • Nghề nghiệp, thói quen: Những người ít vận động, thường xuyên mang vác nặng gây ảnh hưởng xấu tới đốt sống lưng, tăng nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa.
  • Người mắc bệnh đái tháo đường: Lượng glucose máu cao gây ảnh hưởng tới khả năng truyền dữ liệu của các dây thần kinh. Bên cạnh đó, glucose còn làm tổn thương các thành mao mạch khiến cho việc cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi dây thần kinh bị gián đoạn, gây suy nhược thần kinh.  

nguoi-bi-dai-thao-duong-co-nguy-co-bi-dau-day-than-kinh-toa.webp
Người bị đái tháo đường có nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa

Chẩn đoán đau dây thần kinh tọa 

Đau dây thần kinh tọa là căn bệnh có diễn biến khó lường. Giới chuyên gia cho biết, việc phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi nếu càng để lâu bệnh sẽ càng nặng, gây khó khăn trong việc lựa chọn biện pháp điều trị. Để chẩn đoán chính xác chứng đau dây thần kinh tọa, ngoài triệu chứng đau lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng sau: 

- Chọc dò dịch não tủy: Rễ thần kinh bị tổn thương khiến cho hàm lượng protein trong não tủy tăng. Do đó có thể áp dụng sự biến đổi lượng protein trong dịch não tủy để chẩn đoán đau dây thần kinh tọa. 

- Chụp X-quang: Quan sát hình ảnh X-quang thấy đĩa đệm sẽ hẹp hơn về phía bên lành. Ngược lại, đĩa đệm hở về phía sau nếu phim nghiêng.  

- Chụp cắt lớp scan: Phương pháp chẩn đoán đau dây thần kinh tọa này có ý nghĩa xác định rõ loại tổn thương cũng như biết được chính xác điểm thoát vị gây đau. 

- Điện cơ đồ: Có tác dụng phát hiện và đánh giá tổn thương do đau dây thần kinh tọa gây ra cho rễ thần kinh. 

Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Đau dây thần kinh tọa có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động và sức khỏe lâu dài của người bệnh. Các cơn đau mức độ nhẹ có thể tự khỏi không cần tới các can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, khi cơn đau vượt ngưỡng chịu đựng hoặc không thuyên giảm khi người bệnh đã sử dụng thuốc, cần nhanh chóng thăm khám y khoa để kịp thời phát hiện nguyên nhân và điều trị bệnh. 

Khi dây thần kinh bị chèn ép quá mức sẽ gây yếu cơ, teo cơ, tổn thương dây thần kinh mác, hội chứng thả bàn chân,... khiến người bệnh bị tê, giảm khả năng di chuyển, liệt, khó kiểm soát bàng quang. Do đó, cần thiết điều trị sớm đau dây thần kinh tọa để hạn chế các biến chứng kể trên.

teo-co-la-mot-bien-chung-cua-dau-day-than-kinh-toa.webp
Teo cơ là một biến chứng của đau dây thần kinh tọa

Điều trị đau dây thần kinh tọa 

Đau dây thần kinh tọa có thể được điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu hoặc kết hợp cả hai biện pháp này.

  • Vật lý trị liệu: Người bệnh được tác động cơ học bằng cách kéo dãn cột sống, nắn cột sống, chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn, đắp sáp nến hoặc thể dục trị liệu.
  • Dùng thuốc điều trị: Cũng như một số mặt bệnh xương khớp khác, thuốc tây y điều trị đau dây thần kinh tọa thường là các loại thuốc giảm đau như Aspirin, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc có chứa Corticoid hoặc Novocain nhằm phong bế rễ thần kinh ngoài màng cứng hay trong màng cứng, kết hợp với bổ sung vitamin B12. Một số dòng thuốc giãn cơ cũng thường được sử dụng là Myolastan, thuốc an thần Xanax, Seduxen…
  • Điều trị ngoại khoa: Có 2 hình thức phẫu thuật: Dùng laser hoặc phẫu thuật hở.

Nhược điểm:

  • Các thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc chứa corticoid nếu lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận, dạ dày, xương khớp, hệ miễn dịch.
  • Các phương pháp điều trị ngoại khoa tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, mất máu sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, phẫu thuật cần có chế độ chăm sóc đặc biệt ở giai đoạn hậu phẫu.

>>> XEM THÊM: Những sai lầm thường gặp khi dùng thuốc giảm đau. XEM NGAY!

Các phương pháp hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa

Để hỗ trợ điều trị cũng như dự phòng đau dây thần kinh tọa một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ sau đây:

  • Chế độ dinh dưỡng: Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B (hạt óc chó, chuối, ngũ cốc, cám nguyên hạt), vitamin nhóm C (cam, ớt chuông, cà chua), kẽm (rau họ cải, nấm), canxi (sữa, hạt,...). Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường, muối, dầu mỡ, nội tạng động vật,...
  • Tập luyện thể dục: Thể dục thể thao giúp cơ thể dẻo dai, tràn đầy sức sống, giảm đau đớn do kích thích các loại hormone hưng phấn và giảm stress (endorphin, cortisol). Bạn có thể đi bộ, đạp xe, bơi, đá bóng,... hoặc đơn giản là ngồi thiền, tập yoga.
  • Sử dụng thảo dược tự nhiên: Một số loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng giảm đau dây thần kinh là vỏ cây liễu, bán biên liên, huyền hồ sách, tô mộc,... Trong đó, vỏ cây liễu chứa thành phần salicin cho tác dụng giảm đau nhanh và hiệu quả tương đương với aspirin. Bán biên liên, huyền hồ sách, tô mộc cho hiệu quả giảm đau dây thần kinh bằng cách bảo vệ màng tế bào thần kinh, ngăn chặn sự rò rỉ xung điện thần kinh.

vo-cay-lieu-giup-giam-dau-than-kinh-toa-hieu-qua.webp

Vỏ cây liễu giúp giảm đau thần kinh tọa hiệu quả

Tóm lại, đau dây thần kinh tọa là một cơn đau kéo dài theo dây thần kinh từ thắt lưng đến chân. Các cơn đau dây thần kinh tọa luôn khiến người bệnh khó chịu và gặp nhiều khó khăn khi di chuyển. Vì vậy, bên cạnh chế độ ăn, thể dục lành mạnh, người bệnh nên sử dụng sản phẩm thiên nhiên mỗi ngày để hỗ trợ giảm đau cũng như phòng ngừa bệnh xảy ra. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào về đau dây thần kinh tọa, vui lòng để lại bình luận tại đây để được chuyên gia giải đáp.

Tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sciatica/symptoms-causes/syc-20377435

https://www.spineuniverse.com/conditions/sciatica/sciatica-causes

https://www.spine-health.com/conditions/sciatica/types-sciatic-nerve-pain