Đau đầu thường xuyên là bệnh lý thần kinh, khiến người mắc mệt mỏi, ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc. Vậy bị đau đầu có nên uống thuốc giảm đau không? Đâu là giải pháp để cải thiện tình trạng này an toàn, hiệu quả? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Thường xuyên bị đau đầu - Nguyên nhân do đâu?

Đau đầu là một trong những triệu chứng báo hiệu cơ thể đang gặp vấn đề. Theo khảo sát, cứ 10 người thì có 1 người bị chứng đau đầu hành hạ. Cơn đau có thể ở một bên đầu, vùng thái dương hoặc thậm chí lan khắp đầu. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này: 

Căng thẳng về tâm lý 

Xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là những lo toan, bộn bề, khiến con người không còn thời gian quan tâm đến bản thân. Đây chính là điều kiện khiến chúng ta dễ gặp phải căng thẳng về tâm lý, gây đau đầu thường xuyên. 

Thiếu máu não 

Thiếu máu não do thành mạch máu bị tổn thương, dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa động mạch và cục huyết khối làm hẹp lòng động mạch, cản trở máu lưu thông lên não. Khi đó, cơ thể sẽ có triệu chứng mệt mỏi, đau đầu thường xuyên, chóng mặt, hoa mắt,... 

Đau nửa đầu migraine

Khi mắc chứng đau nửa đầu migraine, người bệnh thường gặp các cơn đau nửa đầu giật nhói theo kiểu mạch đập trong não và thái dương. Ngoài ra, còn có các triệu chứng đi kèm như mờ mắt, sợ ánh sáng và tiếng ồn, buồn nôn. 

Thời tiết thay đổi 

Thời tiết thay đổi đột ngột khiến hệ thống mao mạch phải phản xạ để thích nghi. Khi mạch máu co lại, tuyến thượng thận sẽ tăng tiết các chất thần kinh thể dịch trong máu dẫn đến co mạch ngoại vi, làm rối loạn tuần hoàn máu, gây nên những cơn đau đầu từ nhẹ đến dữ dội. 

Theo giới chuyên gia, nguồn gốc đau hình thành thông qua 2 cơ chế đó là: 

Đau đầu do kích thích thụ cảm thể  

Da đầu, trán, đỉnh đầu, cơ vùng đầu, động mạch, tĩnh mạch, xoang và mô bao quanh não là các cấu trúc có thể cảm nhận được triệu chứng đau do chứa nhiều thụ cảm thể. Khi các cấu trúc này bị nén, co thắt, căng thẳng, viêm hoặc kích ứng sẽ kích thích thụ cảm thể truyền tín hiệu cho não bộ, khiến cơ thể cảm nhận được cơn đau. 

Đau đầu do nguyên nhân thần kinh  

Chèn ép, tổn thương hoặc sự tăng sinh gốc tự do có thể làm phá hủy lớp màng bao bọc bên ngoài dây thần kinh vùng đầu, cổ, khiến xung điện bị rò rỉ, gây những cơn đau kiểu châm chích vùng đầu dai dẳng, kéo dài nhiều ngày không khỏi. 

Ngoài ra, theo quan điểm trong y học cổ truyền: “Thông bất thống, thống bất thông”, nghĩa là nguyên nhân gây đau đầu còn có thể do khí huyết trong cơ thể bị ứ trệ, kém lưu thông.

dau-dau-thuong-xuyen-gay-anh-huong-den-cong-viec.webp

Đau đầu thường xuyên gây ảnh hưởng đến công việc

Bị đau đầu có nên uống thuốc giảm đau không?

Nhiều người có thói quen mỗi khi bị đau đầu thường tự mua thuốc về uống, thậm chí còn tự tăng liều để “hãm” cơn đau. Vậy thực chất, bị đau đầu có nên uống thuốc giảm đau không? Theo chuyên gia, tình trạng này rất nguy hiểm. Nếu cứ đau đầu là uống thuốc giảm đau về lâu dài có thể bị hiệu ứng hồi ngược và nguy hiểm hơn là sau một thời gian uống thuốc thì triệu chứng đau đầu tái phát thường xuyên và khó điều trị hơn.

Một số thuốc giảm đau đầu nếu dùng không đúng cách, quá liều sẽ trở thành thuốc độc. Chưa kể, chúng có thể gây một loạt các tác dụng phụ nguy hiểm sau: 

Đau dạ dày 

Các loại thuốc giảm đau aspirin, ibuprofen và naproxen có thể giúp giảm đau nhưng lại khiến dạ dày bị tổn thương nếu sử dụng trong thời gian dài. Các biểu hiện phổ biến đó là: Khó tiêu, đau dạ dày, loét dạ dày,… 

Tổn thương gan  

Đặc biệt là thuốc giảm đau paracetamol, nếu uống quá nhiều hoặc uống rượu trong khi dùng thuốc có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng. 

Tổn thương thận 

Không chỉ gây hại dạ dày và gan, các loại thuốc giảm đau đầu còn tăng thêm gánh nặng cho thận, khiến cơ quan này phải làm việc nhiều hơn.  

Đau đầu nhiều hơn 

Nếu bạn dùng thuốc giảm đau đầu thường xuyên, chúng có thể không còn giúp ích nhiều, thậm chí là phản tác dụng, khiến bạn bị đau đầu thường xuyên hơn. Đây còn được gọi là chứng đau đầu do lạm dụng thuốc.  

Nhờn thuốc 

Uống thuốc giảm đau đầu thường xuyên sẽ dễ bị nhờn thuốc. Nghĩa là, theo thời gian, cơ thể bạn sẽ cần liều lượng thuốc nhiều hơn mới đỡ đau.  

Gây nghiện 

Nhiều loại thuốc giảm đau đầu có khả năng gây nghiện, phụ thuộc vào thuốc. Nhiều trường hợp muốn tiếp tục dùng thuốc ngay cả khi tình trạng bệnh không cần đến chúng nữa. 

Ngoài ra, thuốc giảm đau đầu còn có một số tác dụng phụ là: Buồn nôn, buồn ngủ, chóng mặt, ngứa hoặc đổ mồ hôi, phiền muộn, suy yếu hệ miễn dịch,… 

Trước những mối nguy hiểm tiềm ẩn từ các loại thuốc giảm đau đầu hiện nay, chuyên gia khuyên rằng, người bệnh không nên lạm dụng chúng. Thay vào đó, hãy quan tâm điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt kết hợp sử dụng biện pháp từ thảo dược tự nhiên để cải thiện chứng đau đầu thường xuyên an toàn, hiệu quả.