Đau đầu vận mạch kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, học tập. Vậy đau đầu vận mạch là gì, đau đầu vận mạch có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao? Tìm hiểu ngay tại đây! 

Hiểu rõ về đau đầu vận mạch sẽ giúp bạn đối phó với tình trạng này tốt hơn

Hiểu rõ về đau đầu vận mạch sẽ giúp bạn đối phó với tình trạng này tốt hơn

Đau đầu vận mạch là gì?

Đau đầu vận mạch (đau nửa đầu - đau đầu Migraine) là cơn đau nhói đầu dữ dội thường xảy ra ở một bên đầu. Hiện nay, chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây đau nửa đầu nhưng các nhà khoa học cho rằng đây là hậu quả do những hoạt động bất thường của thần kinh, các chất hóa học và mạch máu trong não bộ.

Đau đầu Migraine là bệnh lý rất rất phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng ⅕ nữ giới và 1/15 nam giới trên thế giới. Chứng đau đầu thường xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành.

Biểu hiện thường gặp của bệnh đau đầu vận mạch

Cơn đau đầu vận mạch được miêu tả là cơn đau dữ dội, đau nhói. Bệnh đau đầu vận mạch thường kèm theo các biểu hiện như: Buồn nôn, nôn, nhức mắt, giảm thị lực, nhìn thấy ánh hào quang, rối loạn giấc ngủ… 

Thông thường, các triệu chứng sẽ diễn tiến theo từng giai đoạn như sau:

  • Trước cơn đau đầu: Người bệnh có thể gặp các bất thường như nhạy cảm hơn với ánh sáng/ âm thanh (nhìn thấy tia chớp sáng hoặc mất thị lực) hoặc bất thường về cảm giác, khả năng vận động và phát âm… Các triệu chứng này kéo dài từ 20 phút đến khoảng 1 tiếng đồng hồ.
  • Trong cơn đau đầu: Người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội từ vùng thái dương/ vùng trước trán, đau giật theo nhịp đi kèm cảm giác buồn nôn, nôn mửa hoặc chóng mặt… Một số người trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng, tiếng ồn. Các cơn đau nửa đầu kéo dài khoảng 4h, những cơn đau nghiêm trọng có thể lên đến hơn 3 ngày.
  • Sau cơn đau đầu: Khi cơn đau đi qua, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, cáu kính, đau hoặc yếu cơ, chán ăn… Các triệu chứng này có thể kéo dài đến 1 ngày sau cơn đau nửa đầu.

Bệnh đau đầu vận mạch có nguy hiểm không?

Chứng đau đầu vận mạch không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý, công việc và tiềm ẩn nhiều hệ lụy sức khỏe. Khi cơn đau kéo dài và thường xuyên tái phát khiến người mắc cảm thấy khó chịu, suy nhược, chán nản, cáu gắt vô cớ…

Đặc biệt nếu cơn đau tái diễn hàng tuần kéo dài 2 - 3 ngày liên tục thì bệnh đã vào thời kỳ mạn tính. Nhiều nghiên cứu mới đây đã chỉ ra những người mắc đau đầu Migraine có nguy đột quỵ do thiếu máu cục bộ và các biến cố tim mạch cao hơn bình thường. Do đó nếu bạn thường xuyên gặp các cơn đau đầu, đau nửa đầu kéo dài thì không nên chủ quan mà cần đi thăm khám và điều trị sớm.

Đau nửa đầu không chỉ khiến bạn mệt mỏi, kém tập trung mà còn tiềm ẩn nguy cơ tim mạch nguy hiểm

Đau nửa đầu không chỉ khiến bạn mệt mỏi, kém tập trung mà còn tiềm ẩn nguy cơ tim mạch nguy hiểm

Yếu tố nguy cơ gây đau đầu vận mạch

Dưới đây là những tác nhân có thể gây khởi phát cơn đau nửa đầu:

  • Thay đổi nội tiết tố: Nữ giới thường gặp các cơn đau nửa đầu trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc thời kỳ mãn kinh do sự thay đổi hormone. 
  • Tâm lý căng thẳng: Khi bạn căng thẳng, não bộ tiết ra các hóa chất gây thay đổi mạch máu dẫn đến chứng đau đầu.
  • Thiếu ngủ: Việc ngủ quá nhiều hoặc ngủ không đủ 7-8 một ngày cũng có thể gây ra cơn đau đầu.
  • Cafein: Uống quá nhiều cà phê, trà, socola là một nguyên nhân khiến bạn đau nửa đầu.
  • Thực phẩm chứa nitrat: Trong các loại pho mát, xúc xích, đồ đóng hộp chứa nhiều nitrat và bột ngọt (MSG) có thể khiến bạn gặp phải cơn đau đầu.

Các phương pháp điều trị đau đầu vận mạch

Mục tiêu khi điều trị đau nửa đầu là cải thiện nhanh cơn đau và phòng ngừa bệnh tái phát. Các phương pháp điều trị đau đầu vận mạch hiện nay bao gồm thuốc Tây, chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, thời gian nghỉ ngơi phù hợp và hạn chế tối đa các yếu tố kích thích cơn đau.

Thuốc điều trị đau nửa đầu

Có hai nhóm thuốc được sử dụng để điều trị đau đầu Migraine là thuốc giảm đau và thuốc phòng ngừa, giảm tần suất cơn đau như là:

  • Thuốc giảm đau đầu: Aspirin, ibuprofen, sumatriptan (Imitrex, Tosymra),  rizatriptan (Maxalt, Maxalt-MLT), Dihydroergotamine (DHE 45, Migranal)... là những thuốc giúp giảm nhanh cơn đau nửa đầu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc sẽ phụ thuộc và nguyên nhân và tình trạng đau nên bạn không nên tự ý sử dụng thuốc
  • Thuốc phòng ngừa, giảm tần suất đau đầu: Thuốc hạ huyết áp (thuốc chẹn beta propranolol), thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin), thuốc chống co giật (Valproate và topiramate)... là những thuốc được chỉ định khi người bệnh bị đau đầu thường xuyên, kéo dài mà kém đáp ứng với thuốc điều trị.

Tuy nhiên, do đặc điểm của những cơn đau là kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát nên việc lạm dụng các nhóm thuốc này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thậm chí nhiều trường hợp người mắc bị nhờn thuốc, cơn đau dội ngược (không thuyên giảm mà ngày càng có xu hướng tồi tệ hơn). Để hạn chế các trường hợp đó, bạn cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng giảm đau Aspirin kéo dài gây tăng nguy cơ chảy máu và hại dạ dày

Sử dụng giảm đau Aspirin kéo dài gây tăng nguy cơ chảy máu và hại dạ dày

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Để giảm thiểu cơn đau đầu vận mạch, người bệnh cần lưu ý những điều sai:

  • Tránh căng thẳng: Sự căng thẳng và chứng đau nửa đầu thường đi đôi với nhau, do đó việc quản lý thời gian nghỉ ngơi và thư giãn là rất cần thiết. Cụ thể là sau khi làm việc căng thẳng, bạn hãy nghỉ ngơi khoảng 15 phút để nghỉ ngơi, nói chuyện với bạn bè, nghe nhạc hoặc thở sâu để thư giãn. 
  • Tránh thực phẩm gây đau đầu: Pho mát lâu năm, xúc xích, đồ đóng hộp, cà phê, trà, rượu, bia… là những thực phẩm có thể gây chứng đau đầu mà bạn nên hạn chế sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn uống đủ bữa vì việc nhịn ăn có thể khiến cơn đau đầu nghiêm trọng hơn.
  • Thiết lập giờ ngủ đều đặn: Ngủ đủ từ 7-8 tiếng/ngày sẽ giúp cải thiện cơn đau nửa đầu. Một số lời khuyên giúp bạn ngủ ngon, ngủ đủ giấc là: Thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời điểm trong ngày, hạn chế làm việc hoặc suy nghĩ quá nhiều trước khi ngủ, hạn chế ánh sáng trong phòng ngủ…
  • Tập thể dục hàng ngày: Mỗi ngày bạn hãy cố gắng tập thể dục nhẹ nhàng 20-30 phút, bạn có thể chọn bất kỳ môn thể nào bạn thích như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga… Hãy hạn chế tập các môn thể thao quá mạnh, điều này có thể khiến cơn đau đầu tăng lên.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ giảm đau

Bên cạnh thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, nhiều người bị đau nửa đầu có xu hướng lựa chọn giảm đau thảo dược. Đây là một hướng đi được giới chuyên gia đánh giá cao bởi vừa tác động vào gốc rễ gây đau vừa an toàn, hạn chế được tác dụng phụ không mong muốn. Nổi trội trong những thảo dược giảm đau phải kể đến:

  • Bộ 3 (Cao sơn đậu căn, MSM, Kẽm salicylate): Nghiên cứu tại Trung Quốc và Hàn Quốc cho thấy, bộ 3 chiết xuất này có tác dụng chống oxy hóa vỏ bọc thần kinh, giúp vỏ đàn hồi, ngăn ngừa các xung điện bị rò rỉ giúp giảm hiệu quả các đau mạn tính (đau đầu, đau xương khớp…).
  • Chiết xuất vỏ cây Liễu: Theo tài liệu của Cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu (EMA), hoạt chất salicin trong vỏ cây Liễu sẽ chuyển hóa thành acid salicylic giúp kìm hãm thụ cảm thể gây đau truyền đến não bộ. Từ đó giúp cải thiện hiệu quả cảm giác đau nhói, đau nhức đầu mà người bệnh thường gặp. 
  • Huyền hồ sách, Tô mộc, Tam lăng: Có tác dụng hoạt huyết, tán ứ giúp làm giảm các cơn đau đầu do lưu thông máu kém hiệu quả. 

Sự kết hợp giữa các chiết xuất, thảo dược kể trên sẽ tạo ra tác động toàn diện lên các nguyên nhân gây đau, từ đó giúp giải phóng người bệnh khỏi những cơn đau mạn tính (đau nhức đầu, đau nửa đầu, đau cổ vai gáy, đau nhức xương khớp…) một cách an toàn, hiệu quả. Hiện nay, trên thị trường đã có sản phẩm giảm đau thảo dược phối hợp và bào chế dưới dạng viên nén để người bệnh thuận tiện sử dụng và bảo quản.

Đau đầu vận mạch (đau nửa đầu) gây suy giảm chất lượng cuộc sống và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Đừng chủ quan trước cơn đau đầu kéo dài, hãy gọi ngay đến tổng đài để được chuyên gia tư vấn cụ thể.

Nguồn tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/migraine/causes/

https://www.nhs.uk/conditions/migraine/#:~:text=A%20migraine%20is%20usually%20a,1%20in%20every%2015%20men.

https://www.webmd.com/migraines-headaches/migraines-headaches-migraines