Tùy vào từng người mà triệu chứng đau đầu có thể xuất hiện với nhiều tính chất và cường độ khác nhau. Người bệnh có thể mắc một hoặc một vài triệu chứng: Đau ở đỉnh đầu, phía sau đầu, đau nửa đầu, đau theo từng cụm… Cơn đau có thể kèm theo các triệu chứng khác như: Mệt mỏi, buồn nôn, thay đổi thị lực, nhạy cảm ánh sáng… Vậy làm thế nào để phân biệt các triệu chứng này và cách điều trị đối với từng loại đau đầu ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Hướng dẫn cách nhận biết các triệu chứng đau đầu

Triệu chứng đau đầu xuất hiện có thể do nguyên nhân lối sống và/hoặc nguyên nhân bệnh lý. Dưới đây là các triệu chứng đau đầu phổ biến: 

Triệu chứng đau đầu migraine

Đau đầu Migrainetình trạng đau đầu phổ biến, xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Thông thường, cơn đau diễn ra dữ dội và đau nhói ở một bên đầu. Cơn đau có thể diễn ra từ vài giờ đến vài ngày và thường xuyên lặp lại. Các triệu chứng khác thường gặp của đau nửa đầu bao gồm: 

  • Nôn, buồn nôn.
  • Nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh.
  • Thay đổi tâm trạng, có thể trở nên lo lắng, cáu gắt hoặc hưng phấn.
  • Rối loạn thị giác.
  • Thay đổi vị giác.
  • Cứng hoặc đau cổ.

dau-nua-dau-la-mot-roi-loan-dau-dau-pho-bien.webp

Đau nửa đầu là một rối loạn đau đầu phổ biến

Triệu chứng đau đầu từng cụm

Đau đầu từng cụm là một loại đau đầu hiếm gặp nhưng thường rất nghiêm trọng. Triệu chứng đau đầu từng cụm là đau nhói và dữ dội. Chúng thường tập trung quanh một bên mắt, dẫn đến sụp mí mắt, đỏ và chảy nước mắt. Ngoài ra, có thể kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi cùng bên với cơn đau. Các cơn đau thường kéo dài trong khoảng 15 phút đến 3 giờ và diễn ra theo từng nhóm trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.  

Triệu chứng đau đầu căng cơ

Triệu chứng để nhận biết cơn đau đầu căng cơ là:

  • Cơn đau đầu xuất phát từ hai bên đầu, thường âm ỉ và mức độ đau tăng dần.
  • Người bệnh có cảm giác bị thắt chặt xung quanh đầu, nặng ở đầu, mắt, các cơ cổ và vai bị nhức mỏi.

Triệu chứng đau đầu khi tăng huyết áp

Triệu chứng đau đầu cũng hay gặp ở những người bị tăng huyết áp. Đặc điểm của các cơn đau đầu do huyết áp cao là khu trú ở vùng chẩm - trán, có thể lan lên đỉnh đầu, cứng và mỏi các cơ gáy. Đi kèm là cảm giác chóng mặt, thở gấp, mặt đỏ bừng, da tái xanh, buồn nôn, đánh trống ngực,...

Triệu chứng của nhức đầu căng thẳng

Căng thẳng được coi là nguyên nhân quan trọng gây ra các triệu chứng đau đầu  thường gặp ở những người bị thiếu ngủ, stress. Đặc điểm của các cơn đau đầu căng thẳng là:

  • Đau đầu nhẹ đến trung bình, thường đau kiểu âm ỉ.
  • Đau xung quanh trán, thường xuất hiện ở cả hai bên đầu.
  • Cảm giác căng cơ ở trán, cổ hoặc vai.
  • Có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần và giảm bớt khi nghỉ ngơi.

cang-thang-la-nguyen-nhan-pho-bien-gay-nen-cac-trieu-chung-dau-dau.webp

Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây nên các triệu chứng đau đầu

Đau đầu do xoang

Những người bị xoang thường có triệu chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu khi thay đổi thời tiết và thường hết khi giảm tắc nghẽn xoang. Bên cạnh cơn đau có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:

  • Tắc nghẽn, chảy nước mũi.
  • Đau ở trán và gò má.
  • Sốt.
  • Sưng mặt.
  • Chảy nước mắt.

>>> XEM THÊM: Lý do tại sao bạn thường xuyên bị đau đầu viêm xoang?

Đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ

Những người có tư thế sinh hoạt sai, thường xuyên mang vác vật nặng lên vùng cổ có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ mà biểu hiệu là triệu chứng đau vùng cổ và vai gáy. Triệu chứng đau đầu xuất hiện trong thoái hóa đốt sống cổ là:

  • Cơn đau xuất hiện từ sau đầu, từ cột sống cổ lan tới đỉnh đầu, có thể lan sang cả vùng trán và thái dương.
  • Thường kèm theo hiện tượng cứng cổ, đau cổ hoặc đau nhức sau mắt.

Triệu chứng đau đầu sau khi gặp chấn thương 

Triệu chứng đau đầu do chấn thương sọ não thường xuất hiện kèm theo nôn mửa, thay đổi tri giác, co giật… Đây là một loại đau đầu nguy hiểm, người bệnh cần được thăm khám kịp thời. Ngoài ra, di chứng sau chấn thương đầu cũng thường dẫn đến các cơn đau đầu khi căng thẳng hoặc thay đổi thời tiết.  

Đau đầu mạn tính kéo dài

Đau đầu mạn tính là kiểu đau đầu diễn ra hơn 15 ngày liên tiếp và có thể kéo dài hơn 3 tháng. Triệu chứng đau đầu trong trường hợp này thường không nghiêm trọng nhưng xuất hiện nhiều lần. Các cơn đau thường không đáp ứng với thuốc và khó điều trị khiến người bệnh mất ngủ, cáu kỉnh, lo lắng, trầm cảm… 

Đau đầu do hormone 

Ở phụ nữ, sự thay đổi nội tiết là một yếu tố gây ra các triệu chứng đau đầu. Việc sử dụng thuốc tránh thai ảnh hưởng đến estrogen, có thể gây ra triệu chứng đau đầu. Những cơn đau đầu chu kỳ kinh nguyệt hay mang thai cũng liên quan đến sự thay đổi của hormone này. 

phu-nu-thay-doi-noi-tiet-to-cung-la-nguyen-nhan-gay-nen-cac-trieu-chung-dau-dau.webp

Phụ nữ thay đổi nội tiết tố cũng là nguyên nhân gây nên các triệu chứng đau đầu

Các triệu chứng đau đầu nào thì cần đi khám bác sĩ?

Triệu chứng đau đầu là dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể đang gặp vấn đề sinh lý hoặc bệnh lý. Thông thường, các cơn đau đầu sẽ được cải thiện sau khi nghỉ ngơi và thực hiện các biện pháp giảm đau tại nhà. Đôi khi, đau đầu chỉ được giải quyết thông qua các phương pháp tây y nếu nó là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn: Viêm màng não, đau đầu mạn tính, khối u não, đột quỵ… Do đó, người bệnh cần theo dõi và thăm khám kịp thời nếu có các dấu hiệu bất thường như sau:

  • Các triệu chứng đau đầu xuất hiện nhiều hơn 3 ngày mỗi tuần và không đáp ứng với thuốc.
  • Đau đầu dữ dội kèm theo sốt hoặc cứng cổ.
  • Xuất hiện tình trạng co giật, lú lẫn hoặc ngất xỉu.
  • Triệu chứng đau đầu xuất hiện kèm nôn mửa, giảm thị lực, yếu chân tay, nói lắp… 

Cách điều trị triệu chứng đau đầu hiệu quả

Với những trường hợp đau đầu không phải nguyên nhân bệnh lý, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng đau đầu bằng các phương pháp sau:

Cải thiện lối sống giúp giảm đau đầu

Một lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng đau đầu hiệu quả:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để giảm bớt căng thẳng.
  • Tập thể dục đều đặn hằng ngày.
  • Ăn uống khoa học: Ăn nhiều trái cây, rau xanh, tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh… 
  • Hạn chế các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cafe… 
  • Uống đủ nước: 1,5-2 lít/ngày.
  • Ngủ đủ giấc: 8-10 giờ/ngày.

tap-the-duc-deu-dan-giup-cai-thien-cac-trieu-chung-dau-dau.webp

Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện các triệu chứng đau đầu

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng hoặc chườm lạnh đều có thể cải thiện các triệu chứng đau đầu:

  • Chườm nóng: Người bệnh sử dụng túi chườm nóng đặt lên trán và thái dương, giữ nguyên trong 15 phút. Sau đó lấy ra và để thư giãn 15 phút. 
  • Chườm lạnh: Lấy một cục đá lạnh quấn quanh khăn khô rồi chườm lên trán và thái dương. Sau đó để túi lạnh trên đầu 15 phút. Lấy khăn ra và để thư giãn 15 phút. Có thể chườm lại nếu muốn.

Giảm các triệu chứng đau đầu bằng thuốc tây

Các loại thuốc tây y thường được sử dụng để giảm triệu chứng đau đầu như:

  • Các thuốc giảm đau Paracetamol (Acetaminophen) một thành phần hoặc kết hợp.
  • Các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs): Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam, Aspirin.
  • Các thuốc giãn cơ: Eperisone, Tolperisone.
  • Các vitamin thuộc nhóm B: B12, B6, B1.

Sử dụng các loại thuốc giảm đau sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau đầu nhanh chóng. Tuy nhiên, sử dụng chúng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Người bệnh hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi dùng.

Cải thiện triệu chứng đau đầu bằng thảo dược

Hiện nay, nhiều người có xu hướng dùng thảo dược để hỗ trợ và cải thiện triệu chứng đau đầu bởi ưu điểm là hiệu quả, an toàn dù sử dụng trong thời gian dài. 

Vỏ cây liễu, bán biên liên, huyền hồ sách, tam lăng, tô mộc… đều là những thảo dược đã được dùng từ lâu đời để giảm các triệu chứng đau đầu. Đặc biệt, vỏ cây liễu chứa salicin sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid salicylic. Chất này có cấu trúc tương tự aspirin nhưng an toàn hơn aspirin. Điều này đã được chứng minh qua nghiên cứu của nhóm tác giả J Vlachojannis vào năm 2011. Theo nghiên cứu, salicin trong vỏ cây liễu có cơ chế hoạt động rộng hơn aspirin. Cụ thể là nó giải quyết những cơn đau đầu nhanh hơn và hiệu quả hơn so với aspirin. Nhưng khác với aspirin tổng hợp, vỏ cây liễu không làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, salicin còn có vai trò dự phòng cơn đau nửa đầu quay trở lại, trong khi aspirin thì không có tác dụng này.

thao-duoc-vo-cay-lieu-giup-cai-thien-trieu-chung-dau-dau-an-toan-hieu-qua.webp

Thảo dược vỏ cây liễu giúp cải thiện triệu chứng đau đầu an toàn, hiệu quả

Nhờ những ưu điểm nổi bật trên, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng các loại thảo dược này để điều trị các  triệu chứng đau đầu.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn có thể phân biệt được những triệu chứng đau đầu và tìm được hướng xử trí phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy để lại thông tin của bạn dưới phần bình luận, đội ngũ tư vấn viên sẽ liên hệ giải đáp chi tiết.

Nguồn:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9639-headaches

https://www.healthline.com/health/headache/types-of-headaches#treatment

https://www.webmd.com/migraines-headaches/migraines-headaches-basics