Đau thái dương là một vấn đề ngày càng phổ biến ở cả nam và nữ giới. Đau thái dương có thể là dấu hiệu cho các bệnh lý nguy hiểm như: Nhiễm trùng, phình động mạch não, u não… Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết dấu hiệu nguy hiểm cũng như cách kiểm soát các cơn đau vùng thái dương hiệu quả.
Biểu hiện của các cơn đau đầu vùng thái dương
Thái dương là toàn bộ phần tiếp giáp giữa đường chân tóc, trán và phần xương hốc mắt. Khi vùng thái dương bị tác động, các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm:
- Đau 2 bên thái dương hoặc đau thái dương một bên trái/phải.
- Cảm giác bị đè nặng ở một hoặc cả 2 bên thái dương.
- Chóng mặt.
- Đau vùng thái dương và lan sang các vùng khác như hốc mắt, quai hàm…
- Đau thái dương kèm theo các triệu chứng như nôn, buồn nôn, giảm thị lực…
Đau thái dương có nhiều cường độ và tính chất khác nhau. Tùy vào nguyên nhân mà người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ, đau dữ dội, đau châm chích… Cơn đau xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, kéo dài từ vài phút đến vài ngày, thậm chí là vài tuần và thường xuyên tái phát.
Tùy vào nguyên nhân mà đau thái dương có nhiều cường độ và tính chất khác nhau
Các nguyên nhân gây đau thái dương ai cũng cần biết
Khi bị đau thái dương, việc xác định được chính xác nguyên nhân sẽ giúp người bệnh sớm tìm ra được hướng xử trí. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các cơn đau ở thái dương:
Đau thái dương do nguyên nhân bệnh lý
Đau thái dương có thể là triệu chứng của một số bệnh lý sau:
Bệnh Horton
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau thái dương là bệnh Horton hay còn gọi là bệnh viêm động mạch thái dương. Nguyên nhân của bệnh Horton là do hiện tượng tự miễn của cơ thể gây viêm lớp chun trong của động mạch. Trong đó, thường gặp nhất là viêm động mạch thái dương nông hoặc các nhánh của động mạch cảnh ngoài. Đây là bệnh nguy hiểm, không chỉ gây đau thái dương mà còn gây rối loạn thị giác, thậm chí là mù lòa.
Đau nửa đầu Migraine
Đau đầu Migraine còn được gọi là đau đầu vận mạch - nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau thái dương. Đau vùng thái dương là một dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh đau đầu vận mạch. Cơn đau kéo dài từ 4-72 giờ và thường chỉ ảnh hưởng đến một bên đầu. Bệnh đau thái dương do đau nửa đầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và tỷ lệ gặp ở nữ nhiều hơn nam khoảng 3 lần.
Do nhiễm trùng
Virus, vi khuẩn, nấm và các loại nhiễm trùng khác cũng có thể gây đau thái dương. Đau đầu thái dương được thấy trong:
- Viêm màng não: Ngoài các cơn đau thái dương, người bệnh còn có thêm triệu chứng sốt, lú lẫn, cứng cổ… Bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị.
- Viêm xoang: Có thể xảy ra do nhiễm trùng ở các đường xoang gây đau thái dương kèm theo ho, ngạt mũi, chảy nước mũi…
- Nhiễm trùng tai: Viêm tai giữa cũng có thể gây đau tai, đau vùng thái dương, sốt…
Viêm tai giữa dẫn đến tình trạng đau thái dương
Rối loạn khớp thái dương - hàm
Một nguyên nhân khác của đau thái dương là rối loạn khớp thái dương - hàm. Khớp thái dương - hàm có vai trò như là bản lề trượt kết nối xương hàm với hộp sọ. Khớp này bao gồm đĩa khớp nằm ở chính giữa 2 đầu xương hàm dưới và đầu xương thái dương hàm trên. Khi khớp bị tổn thương sẽ gây đau ở cơ và khớp trong hàm, đau thái dương, phát ra âm thanh lục cục khi mở hoặc đóng miệng.
Khối u
Nếu đau thái dương dai dẳng nhiều tháng không khỏi thì có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự xuất hiện của khối u trong não. Tuy đây là trường hợp hiếm gặp nhưng nếu người bệnh đau vùng thái dương kèm theo co giật, buồn nôn… thì cần được xem xét kỹ.
Đau thái dương do các nguyên nhân khác
Ngoài nguyên nhân bệnh lý, đau thái dương còn có thể là do yếu tố sinh hoạt, thời tiết, hormone…
Thay đổi Hormone
Ở phụ nữ, sự thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến các cơn đau thái dương. Nội tiết tố thay đổi ở chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mãn kinh, mang thai hoặc khi sử dụng thuốc tránh thai.
Thay đổi thời tiết
Thời tiết thay đổi thất thường cũng có thể là nguyên nhân gây ra các cơn đau vùng thái dương. Các cơn đau thường chỉ kéo dài 4-6 tiếng và không quá nghiêm trọng. Đau thái dương cũng có thể xuất hiện khi giao mùa hoặc khi người bệnh di chuyển giữa các vùng có thời tiết khác nhau.
Căng thẳng, áp lực
Việc thường xuyên căng thẳng, áp lực là nguyên nhân quan trọng dẫn đến đau đầu nói chung và đau thái dương nói riêng. Các cơn đau thường âm ỉ, không nhói và được cải thiện khi nghỉ ngơi, thư giãn.
Căng thẳng kéo dài gây ra tình trạng đau thái dương
Đau thái dương có nguy hiểm không?
Đau thái dương có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý nguy hiểm như: U não, phình động mạch não, nhiễm trùng… Do đó, hãy đến cơ sở y tế thăm khám nếu có thêm các dấu hiệu sau:
- Đau thái dương kèm mất thăng bằng, khó thở, nói lắp.
- Đau thái dương dai dẳng, không đáp ứng với các thuốc giảm đau.
- Đau dữ dội, chảy nước mắt, sưng mắt…
Cách giảm triệu chứng đau thái dương
Tùy vào nguyên nhân mà lựa chọn các phương pháp chữa trị tình trạng đau thái dương. Dưới đây là các phương pháp phổ biến mà người bệnh có thể tham khảo:
Dùng thuốc tây y
Để cắt các cơn đau thái dương, trong tây y thường sử dụng các thuốc sau:
- Thuốc giảm đau Paracetamol.
- Các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs): Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam, Aspirin.
- Các thuốc giãn cơ: Eperisone, Tolperisone.
- Các thuốc giảm đau opioid: Codein, Morphin…
Lưu ý: Các loại thuốc tây thường giúp giảm các cơn đau thái dương nhanh chóng. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều sẽ gây phụ thuộc thuốc và gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
>>> XEM THÊM: Những sai lầm thường gặp khi dùng thuốc giảm đau. XEM NGAY!
Massage giúp cải thiện các cơn đau thái dương
Khi xuất hiện các cơn đau thái dương, người bệnh có thể áp dụng cách massage như sau: Dùng 2 ngón tay cái xoa 2 bên thái dương phải và trái theo chiều kim đồng hồ trong vòng 1-2 phút. Có thể kết hợp thêm tinh dầu khi massage.
Massage giúp cải thiện các cơn đau thái dương hiệu quả
Sử dụng thảo dược để giảm đau thái dương an toàn, hiệu quả
Việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa và giảm ngưỡng chịu đau của người bệnh. Do đó, giải pháp được ưu tiên hiện nay là sử dụng thảo dược tự nhiên để hỗ trợ đẩy lùi các cơn đau vùng thái dương. Vỏ cây liễu, tô mộc, bán biên liên, huyền hồ sách… đều là những thảo dược được sử dụng từ lâu đời để giảm đau.
Theo nghiên cứu của Mohd Shara và Sidney J Stohs vào năm 2015 chứng minh vỏ cây liễu có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Vỏ cây liễu chứa salicin khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid salicylic. Các hoạt chất này giúp kìm hãm thụ cảm thể gây đau, khiến não bộ không nhận được cảm giác đau.
Nghiên cứu của Chun-Su Yuan và các cộng sự năm 2004 chứng minh: Sau khi uống một lần duy nhất chiết xuất của thảo dược huyền hồ sách, mức độ khó chịu và cường độ đau đã giảm đáng kể.
Tác dụng giảm đau, chống viêm của bán biên liên, tô mộc cũng được nhiều nhà khoa học chứng minh. Do đó, người bệnh có thể yên tâm sử dụng các loại thảo dược này để phòng và giảm đau thái dương.
Lời khuyên phòng ngừa đau thái dương
Một số lời khuyên giúp bạn phòng ngừa và cải thiện các cơn đau thái dương:
- Uống đủ nước: 1,5-2 lít/ngày.
- Kiểm soát căng thẳng bằng cách thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý hoặc thực hành yoga, thiền, gặp gỡ bạn bè…
- Vận động, tập luyện đều đặn với cường độ hợp lý.
- Ăn uống khoa học, hạn chế các thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh.
- Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc (8-10 tiếng/ngày).
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá, cafein…
Yoga là phương pháp giúp phòng ngừa và cải thiện đau thái dương
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về tình trạng đau thái dương. Mong rằng bạn sẽ sớm tìm ra được những giải pháp và cách phòng tránh căn bệnh này. Hãy để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc gì về đau thái dương để được các chuyên gia tư vấn.
Nguồn:
https://www.webmd.com/migraines-headaches/temple-headaches