Bị đau đầu nên làm thế nào để cải thiện tình trạng an toàn, hiệu quả là thắc mắc nhiều người muốn tìm lời giải đáp. Bởi đây là vấn đề sức khỏe rất phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được giải pháp giảm đau từ thảo dược được các chuyên gia khuyên dùng hiện nay!
Bị đau đầu nên làm thế nào?
Hầu hết mọi người đều trải qua cơn đau đầu ít nhất một lần trong đời. Đau đầu thường không phải là một bệnh cụ thể mà là triệu chứng được gây ra bởi các bệnh lý chuyên khoa thần kinh hoặc rối loạn tâm thần - stress. Vậy khi bị đau đầu nên làm thế nào? Nhiều người chia sẻ những bài thuốc dân gian từ thảo mộc tự nhiên là giải pháp lý tưởng cho những ai chưa biết làm gì khi bị đau đầu. Cụ thể dưới đây là một số phương pháp giúp hỗ trợ dưỡng não, lưu thông khí huyết, giảm đau đầu mà người bệnh nên làm:
Uống nước lá hương nhu
Lấy 1 lượng nhỏ lá hương nhu (khoảng 1 nắm tay) đun sôi với 2 chén nước trong 10 phút. Sau đó, chắt lấy nước cốt để uống còn phần bã để bớt nóng rồi đắp trực tiếp lên vùng trán hoặc thái dương.
Hương nhu có tính ấm sẽ làm thoát mồ hôi, giúp lưu thông khí huyết, giảm đau đầu hữu hiệu. Nếu không có thời gian, bạn chỉ cần vặt nhỏ lá hương nhu, cho vào bát nước nóng rồi đợi khoảng 3 phút là có thể uống được ngay.
Bị đau đầu nên uống nước lá hương nhu
Nước ngải cứu, tía tô và sả
Ngải cứu, tía tô và sả là những thảo mộc quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Theo đông y, khi 3 loại cây này kết hợp với nhau sẽ cho ra bài thuốc chữa đau đầu rất công hiệu.
Trước tiên, chuẩn bị ngải cứu, lá tía tô và sả mỗi thứ khoảng 100g. Tiếp đó, cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng 800ml nước và đun sôi đến khi còn khoảng 400ml nước thì tắt bếp.
Uống nước ngải cứu, tía tô và sả từ 5 - 7 ngày không chỉ giúp giảm đau đầu mà còn cải thiện tình trạng đau họng và ngăn ngừa cảm mạo. Bạn có thể uống loại nước này 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 chén nhỏ.
Trà gừng
Theo các chuyên gia, enzyme zingibain có trong thân và rễ củ gừng có tác dụng giảm nhẹ cơn đau đầu, đau nửa đầu và đau do viêm khớp. Vậy nên, nếu như băn khoăn không biết bị đau đầu nên làm thế nào, bạn có thể tự tay làm món trà gừng để uống mỗi ngày giúp xoa dịu cơn đau tại nhà hiệu quả.
Cách nấu trà gừng rất đơn giản, bạn chỉ cần thả 5 lát gừng thái mỏng vào nồi nước đang sôi (khoảng 300ml nước) rồi đun lửa nhỏ thêm 3 phút. Sau đó, cho trà gừng ra ly và uống khi nóng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, cảm giác đau đầu dần tiêu tan.
Sản phẩm giảm đau thảo dược an toàn, hiệu quả dành cho người thường xuyên bị đau đầu
Bên cạnh áp dụng các phương pháp nêu trên, người thường xuyên bị đau đầu nên sử dụng sản phẩm giảm đau có nguồn gốc từ thảo dược để hỗ trợ kiểm soát cơn đau an toàn, hiệu quả và phòng ngừa tái phát. Đó chính là lý do sản phẩm GIẢM ĐAU THẢO DƯỢC chuyên biệt ĐẦU TIÊN trên thị trường được ra đời có thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu kết hợp với nhiều thảo dược quý khác.
Trong đó, vỏ cây liễu đã có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng trên người bị cơn đau kéo dài, đau mạn tính như đau đầu, đau xương khớp, đau lưng,... Điều đặc biệt là vỏ cây liễu không gây tác dụng phụ đau dạ dày, không gây tăng men gan hay đông máu như một số thuốc giảm đau phổ biến hiện nay.
Trong chương trình “Tư vấn sức khỏe” trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam, chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân cho biết: “Vỏ cây liễu được sử dụng trong đông y từ rất lâu để giảm viêm, giảm đau, giảm sốt. Nghiên cứu năm 2000 về tác dụng giảm đau thắt lưng mạn tính cho kết quả: Sau 2 tuần, nhóm sử dụng chiết xuất vỏ cây liễu hiệu quả giảm đau gấp 6,5 lần so với nhóm điều trị bằng thuốc giảm đau. Năm 2001, nghiên cứu trên 78 người bệnh đau xương khớp mạn tính. Kết quả: Nhóm dùng chiết xuất vỏ cây liễu giảm đau tới 14% trong khi nhóm sử dụng giả dược giảm đau chỉ 2%”.
Điều này chứng minh, sản phẩm GIẢM ĐAU THẢO DƯỢC chứa thành phần chính từ vỏ cây liễu được xem là giải pháp giảm đau đầu tiên có nguồn gốc thảo dược, mà lại rất an toàn, không gây tác dụng phụ như các phương pháp giảm đau tây y.
Cơ chế tác động của sản phẩm giảm đau thảo dược
Bên cạnh tác động lên các cơ chế gây đau theo tây y, sản phẩm giảm đau thảo dược còn giải quyết được căn nguyên gây triệu chứng đau nhức theo đông y. Cụ thể, quan điểm của y học cổ truyền đó là “thông bất thống, thống bất thông”, trong đó thống có nghĩa là đau, thông có nghĩa là thông suốt, liền mạch. Tức là khí huyết trong con người phải lưu thông thì chức năng các tạng phủ mới bình thường. Ngược lại, nếu sự lưu thông khí huyết bị cản trở sẽ dẫn đến ứ tắc, gây đau nhức. Sản phẩm giảm đau thảo dược chứa các vị dược liệu như: Cao huyền hồ sách, cao tô mộc, cao tam lăng có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu tích, hành khí, chỉ thống được dùng trong trường hợp khí huyết ngưng trệ, giúp hành khí hoạt huyết, thư cân, giãn cơ, đả thông kinh lạc, từ đó làm giảm triệu chứng đau nhức hiệu quả.
Như vậy, sản phẩm GIẢM ĐAU THẢO DƯỢC tác động toàn diện lên các cơ chế đau nhức và có thể sử dụng trong nhiều trường hợp đau khác nhau, bao gồm cả đau đầu. Đây là một trong những đặc điểm ưu việt của sản phẩm so với các thuốc giảm đau tây y thông thường, đặc biệt trong các trường hợp bị đau kéo dài, đau mạn tính.
Do đó, sử dụng sản phẩm giảm đau thảo dược hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau giúp đảm bảo toàn diện được các mục tiêu điều trị, cụ thể đó là:
Mục tiêu ngắn hạn: Giảm cả về mức độ và tần suất cơn đau, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người mắc.
Mục tiêu dài hạn: Nâng cao sức khỏe toàn trạng của người mắc và phòng ngừa cơn đau tái phát.
Mong rằng, với những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn đọc biết được bị đau đầu nên làm thế nào. Để “đẩy lùi” cơn đau nhức, hãy kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu mỗi ngày, bạn nhé!