Các triệu chứng đau nửa đầu là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về não bộ, hệ thần kinh và tuần hoàn máu. Đây là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm cơn đau nửa đầu? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ những câu hỏi này.

Hướng dẫn cách nhận biết triệu chứng đau nửa đầu qua 4 giai đoạn 

Các triệu chứng đau nửa đầu sẽ khác nhau theo từng giai đoạn. Có thể nhận biết bằng dấu hiệu cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên đầu: Đau nửa đầu bên trái, đau nửa đầu bên phải. Triệu chứng cụ thể hơn được nói chi tiết dưới đây:  

Giai đoạn “tiền triệu” của cơn đau nửa đầu

Khoảng 60% trường hợp bị đau nửa đầu sẽ có những dấu hiệu báo trước 1-2 ngày. Những dấu hiệu này được gọi là “tiền triệu”, bao gồm:

  • Thay đổi tâm trạng, trở nên lo lắng hoặc hưng phấn.
  • Cáu gắt, mệt mỏi, thường xuyên ngáp.
  • Trở nên nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi.
  • Bị cứng cổ.
  • Thay đổi vị giác, có thể bị buồn nôn.
  • Táo bón.

Giai đoạn "hào quang" của cơn đau nửa đầu

Trước khi cơn đau nửa đầu xuất hiện khoảng 10-30 phút, người bệnh có thể gặp các rối loạn thoáng qua. Khoảng 30% những người bị đau nửa đầu sẽ gặp các dấu hiệu của giai đoạn hào quang, bao gồm:

  • Rối loạn thị giác, có thể nhìn thấy những điểm sáng hoặc tia sáng lóe lên. 
  • Mất thị lực tạm thời hoặc thấy các vệt đen.
  • Cảm giác bị châm chích ở cánh tay hoặc chân.
  • Gặp vấn đề về giọng nói. 
  • Ù tai.
  • Khó khăn trong kiểm soát chuyển động cơ thể.

u-tai-la-hien-tuong-thuong-gap-trong-giai-doan-hao-quang-cua-trieu-chung-dau-nua-dau.webp

     Ù tai là hiện tượng thường gặp trong giai đoạn hào quang của triệu chứng đau nửa đầu

 Giai đoạn "tấn công" - Cơn đau nửa đầu xuất hiện

Cơn đau nửa đầu có thể kéo dài 4 - 72 tiếng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Trong giai đoạn “tấn công”, người bệnh có thể gặp những vấn đề sau:

  • Đau nửa đầu bên trái hoặc phải. Có khi đau cả đầu.
  • Đau nhói và dữ dội.
  • Cơn đau sẽ trầm trọng hơn nếu có hoạt động thể chất.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Cảm giác lâng lâng hoặc có thể dẫn đến ngất xỉu.

Nếu người bệnh nằm trong bóng tối và yên tĩnh, cơn đau nửa đầu có thể được cải thiện.

Giai đoạn sau khi trải qua cơn đau nửa đầu

Sau khi trải qua cơn đau nửa đầu, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi và kiệt sức. Tình trạng này có thể kéo dài khoảng 1-2 ngày sau đó. Tuy nhiên, một số người lại cảm thấy sảng khoái và phấn chấn hơn.

Mức độ thường xuyên của cơn đau nửa đầu ở mỗi người là khác nhau. Và không phải tất những người bị đau nửa đầu đều trải qua hết 4 giai đoạn trên.

Thông thường, chứng đau nửa đầu thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ, mất tập trung, suy thoái võng mạc. Các cơn đau nửa đầu cũng có thể là dấu hiệu của một triệu chứng nghiêm trọng khác như phình động mạch hoặc đột quỵ. Ngoài ra, bệnh trầm cảm cũng dễ xảy ra ở những người bị đau nửa đầu hơn.

>>> XEM THÊM: Những tác hại không ngờ của cơn đau nửa đầu bạn không nên chủ quan!

nguoi-benh-thuong-co-cam-giac-met-moi-sau-khi-trai-qua-con-dau-nua-dau.webp

     Người bệnh thườngcảm giác mệt mỏi sau khi trải qua cơn đau nửa đầu

Một số nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đau nửa đầu 

Đau nửa đầu là một trong những căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể dẫn tới bệnh lý này vẫn chưa được xác định rõ. Nhiều nhà khoa học cho rằng, đau nửa đầu có thể liên quan đến yếu tố gia đình, sự rối loạn nội tố nữ, yếu tố gia đình, tác dụng phụ của thuốc,... Cụ thể là:

  • Yếu tố gia đình: Theo nghiên cứu, nếu cha hoặc mẹ bị đau nửa đầu thì con của họ có 50% khả năng mắc bệnh. Tỷ lệ này là 75% nếu cả cha và mẹ đều mắc chứng đau nửa đầu.
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Trước, trong hoặc sau thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hay phụ nữ mãn kinh đều có thể gặp phải các cơn đau nửa đầu.
  • Những người thường xuyên căng thẳng, lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ… 
  • Sử dụng các loại thuốc giãn mạch hoặc thuốc có chứa nội tiết tố.
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau nửa đầu.
  • Dùng nhiều các loại thực phẩm như bột ngọt, thức ăn chế biến sẵn, các loại đồ ngọt… 
  • Sự thay đổi thời tiết cũng là yếu tố kích thích các cơn đau nửa đầu xuất hiện.

ruou-bia-thuoc-la-mi-chinh-do-ngot-deu-la-yeu-to-lam-tang-nguy-co-gay-dau-nua-dau.webp

   Rượu bia, thuốc lá, mì chính, đồ ngọt đều là yếu tố làm tăng nguy cơ gây đau nửa đầu

Điều trị triệu chứng đau nửa đầu như thế nào?

Hiện tượng đau nửa đầu thường dữ dội và kéo dài nên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống người bệnh. Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp điều trị hiệu quả luôn là ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện triệu chứng đau nửa đầu phổ biến mà bạn có thể tham khảo.

Mẹo chữa đau nửa đầu 

Khi tình trạng đau nửa đầu còn nhẹ, người bệnh có thể không cần dùng đến thuốc ngay. Việc áp dụng một số mẹo sau cũng có thể khắc phục được các cơn đau nhanh chóng.

  • Chườm lạnh: Để cải thiện các triệu chứng đau nửa đầu, người bệnh có thể dùng khăn, vải bọc vài viên đá lạnh rồi đặt lên trán. Hơi lạnh từ túi chườm sẽ giúp giảm sự khó chịu của các cơn đau nửa đầu.
  • Chườm nóng: Người bệnh sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm nóng đặt ở vùng vai gáy trong vòng 3-5 phút. Phương pháp này giúp máu lưu thông tốt, từ đó cải thiện được tình trạng đau nửa đầu nhanh chóng.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Đây là một phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng để giảm bớt các cơn đau nửa đầu. Ngoài ra, việc massage cũng giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
  • Tập thể dục, yoga: Việc tập luyện thể dục đều đặn giúp cơ thể giải phóng endorphin-một hoạt chất giúp giảm đau. Từ đó, giảm cường độ và tần suất của các cơn đau nửa đầu. Việc tập thể dục hay yoga cũng giúp người bệnh giảm căng thẳng và có một giấc ngủ ngon.
  • Ngoài ra, người bệnh cần ngủ đủ giấc, ăn uống khoa học, tránh các chất kích thích như rượu, bia… 

massage-la-mot-phuong-phap-cai-thien-trieu-chung-dau-nua-dau-hieu-qua.webp

   Massage là một phương pháp cải thiện triệu chứng đau nửa đầu hiệu quả

Thuốc điều trị đau nửa đầu hiệu quả 

Có 2 nhóm thuốc chính khi điều trị bệnh đau nửa đầu sau:

  • Các thuốc điều trị các triệu chứng đau nửa đầu như: Thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs, rizatriptan, sumatriptan, dihydroergotamine, thuốc giảm đau opioid, rimegepant, thuốc chống nôn… 
  • Các thuốc để phòng ngừa, giảm bớt tần suất và cường độ của các cơn đau nửa đầu như: thuốc chống động kinh (topiramate, divalproex), thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm ba vòng… 

Tuy nhiên, dùng thuốc giảm đau thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc. Các tác dụng phụ từ những loại thuốc này cũng là điều mà người bệnh cần thận trọng. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc một cách hợp lý nhất có thể. 

Cải thiện triệu chứng đau nửa đầu bằng thảo dược

Thông thường khi bị đau nửa đầu, người bệnh thường có xu hướng tìm đến các thuốc Tây y. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc giảm đau sẽ gây nhiều tác động không tốt cho cơ thể. Thay vào đó, sử dụng thảo dược trong điều trị bệnh đang là xu hướng được ưu tiên hiện nay.

Thảo dược vỏ cây liễu có thành phần chính là salicin, sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid salicylic. Chất này có cấu trúc tương tự aspirin nhưng không gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa và quá trình đông máu như aspirin. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tác dụng của salicin lâu hơn và an toàn hơn aspirin. Ngoài tác dụng “kìm hãm” những thụ thể gây đau, thành phần trong vỏ cây liễu còn giúp chống oxy hóa và kháng khuẩn. Do đó, chúng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng đau nửa đầu một cách an toàn và hiệu quả.

Nhờ những ưu điểm nổi bật trên, vỏ cây liễu là loại thảo dược ngày càng được quan tâm cả trong Đông y cũng như Tây y. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng loại thảo dược này để trị bệnh đau nửa đầu.

vo-cay-lieu-la-thao-duoc-an-toan-hieu-qua-cho-nguoi-bi-dau-nua-dau.webp

       Vỏ cây liễu là thảo dược an toàn, hiệu quả cho người bị đau nửa đầu

Mong rằng các thông tin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng đau nửa đầu. Hy vọng bạn sẽ tìm ra được giải pháp và sớm cải thiện tình trạng bệnh của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin của bạn bên dưới bình luận. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp cho bạn.

Nguồn:

https://www.healthline.com/health/migraine-symptoms#tension-headaches

https://www.healthline.com/health/migraine

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560787/

https://www.verywellhealth.com/migraine-symptoms-4175246