Đau nửa đầu là triệu chứng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ về tình trạng này. Vậy đau nửa đầu là gì và có nguy hiểm không? Những băn khoăn, lo lắng này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây!
Đau nửa đầu có nguy hiểm không?
Đau nửa đầu là tình trạng đau ở một bên của đầu (thường ở phía sau mắt) và có thể lan ra khắp đầu. Các cơn đau nửa đầu có thể kéo dài từ 2 giờ cho đến vài ngày. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đau nửa đầu được xếp trong 20 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và 11% người trưởng thành đang phải gánh chịu các cơn đau.
Những cơn đau nửa đầu có thể xuất hiện bất thình lình với tính chất đau như búa bổ. Nguy hiểm hơn, triệu chứng này dễ nhầm lẫn giữa bệnh đau nửa đầu migraine và đau nửa đầu do đột quỵ não khiến người mắc chủ quan không điều trị. Mặt khác, nếu chậm 1 phút trong cấp cứu đột quỵ não sẽ làm 2 triệu tế bào thần kinh chết đi, tính mạng người mắc có thể bị đe dọa.
Các khoa cấp cứu ghi nhận, những người bị đau khủng khiếp ở một bên đầu có thể kèm các biểu hiện bất thường như: Đau đầu dữ dội, nôn mửa đến mật xanh, mật vàng, sốt cao, giảm hoặc mất thị lực, ù tai, co giật,… Trong đó, có khoảng 1% người bị đột quỵ não, với những trường hợp đau đến dữ dội chưa từng có thì khả năng đột quỵ não lên đến 25%.
Hậu quả của bệnh đau nửa đầu nếu không được phát hiện và chữa trị theo một phác đồ đúng đắn đó là:
- Chảy máu não, nhồi máu não dẫn tới liệt nửa người, đột quỵ, hôn mê hoặc mất khả năng ngôn ngữ.
- Gây co giật.
- Suy giảm trí nhớ, suy giảm thị lực.
- Đau nửa đầu kéo dài dai dẳng với cường độ dữ dội làm cho người mắc cảm thấy khó chịu, trở nên suy sụp cả về tinh thần lẫn thể xác.
Như vậy, triệu chứng đau nửa đầu có thể gây ảnh hưởng lớn sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người mắc, để giảm đau hiệu quả, việc xác định nguyên nhân gây đau đóng một vai trò quan trọng. Theo chuyên gia, đau nửa đầu thường là kết quả của những cơ chế gây đau sau:
- Bình thường tại da, xương, mạch máu, niêm mạc tồn tại rất nhiều các thụ cảm thể làm nhiệm vụ truyền tín hiệu đau cho não bộ. Khi có bất kỳ tổn thương hay chèn ép nào gây ảnh hưởng đến niêm mạc, mạch máu hay cơ, xương, khớp khu vực đầu, cổ, các thụ cảm thể tại đây sẽ ngay lập tức thực hiện nhiệm vụ, giúp não bộ nhận được cảm giác đau và thông báo cơn đau cho cơ thể.
- Mọi cơ quan trong cơ thể đều được kiểm soát bởi hệ thần kinh thông qua hoạt động dẫn truyền. Do nguyên nhân bệnh lý hay cơ học làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh hoặc phá hủy lớp màng bảo vệ dây thần kinh vùng đầu, cổ khiến các xung điện bị rò rỉ gây những cơn đau nửa đầu âm ỉ, kéo dài.
- Ngoài ra, tại các khu vực mạch máu, thần kinh và các bộ phận của cơ thể đều có độ pH nhất định, khi xuất hiện các bệnh lý viêm nhiễm làm acid hóa môi trường xung quanh sẽ trở thành tác nhân sinh cơn đau.
Mối đe dọa của việc sử dụng thuốc giảm đau nửa đầu sai cách
Bên cạnh những biến chứng do triệu chứng đau nửa đầu gây ra, việc tự ý điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể gây ra những hậu quả nặng nề hay làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Các nhà khoa học cho rằng, tình trạng đau nửa đầu có thể tăng lên do lạm dụng các loại thuốc giảm đau tức thời với liều cao hoặc dùng kéo dài như: Dùng thuốc quá 10 ngày trong 1 tháng, kéo dài trong 3 tháng liên tục.
Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc đau đầu có thể khiến người mắc bị phụ thuộc thuốc, do đó ngày càng phải tăng liều theo thời gian nếu không sẽ không còn hiệu quả. Không chỉ có vậy, các thuốc giảm đau thông thường chỉ tác động vào nguyên nhân thụ cảm thể mà không tác động đến 2 nguyên nhân còn lại, dẫn tới trong nhiều trường hợp sử dụng không cho hiệu quả như mong đợi.
Ngoài ra, một số thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDs có thể gây viêm loét, chảy máu dạ dày. Đặc biệt, đối với người có tiền sử mắc bệnh dạ dày, thì việc sử dụng những loại thuốc giảm đau là vô cùng nguy hiểm nguy hiểm.
Do vậy, việc sử dụng thuốc giảm đau trong điều trị đau nửa đầu cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Không nên sử dụng thuốc quá liều, sai cách. Đồng thời, với những người thường xuyên bị đau nửa đầu, các chuyên gia khuyên nên tìm kiếm một phương pháp giúp giảm và ngăn ngừa cơn đau tái phát, có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Nổi bật như phương pháp sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên từ chiết xuất vỏ cây liễu, cao sơn đậu căn, cao huyền hồ sách,...