Đau đầu về chiều là triệu chứng trở nên khá phổ biến hiện nay, nhất là khi áp lực công việc và cuộc sống ngày càng tăng cao. Đâu là nguyên nhân gây nên các triệu chứng này? Và cách phòng tránh như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng đọc kỹ bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Tại sao thường xuyên bị đau đầu về chiều?

Có hai thời điểm đau đầu thường xuyên trong ngày diễn ra nhất trong ngày đó là vào sáng sớm sau khi ngủ dậy hoặc vào buổi chiều. Nếu thức dậy bị đau đầu chúng ta có thể dành thêm một chút thời gian nằm nghỉ ngơi, thông thường là sau khi tập thể dục buổi sáng và ăn uống đầy đủ cơn đau đầu sẽ tự biến mất. Tuy nhiên chiều là thời điểm mọi người đang đi học, đi làm, rất ít khi có thời gian nghỉ ngơi, chính vì vậy, tình trạng đau đầu về chiều gây ảnh hưởng lớn đến công việc, học tập và các sinh hoạt hàng ngày của người mắc. 

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra triệu chứng này bạn cần chú ý để không mắc phải:

Không nghỉ trưa

Cho dù bạn đã ngủ đủ giấc vào đêm, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa vẫn vô cùng cần thiết để cho não bộ cũng như các cơ quan khác được thư giãn, nghỉ ngơi. Nếu bạn thường xuyên có thói quen làm việc xuyên trưa, hệ thần kinh sẽ rơi vào tình trạng quá tải, lâu ngày có thể trở thành nguyên nhân của chứng đau đầu mạn tính.

Các chuyên gia khuyên rằng mỗi người dù bận rộn đến đâu cũng nên dành khoảng 15-30 phút để ngủ trưa. Thói quen này không chỉ tốt cho sức khỏe, ngăn chặn cơn đau đầu về chiều mà còn giúp bạn tỉnh táo, làm việc hiệu quả hơn.

Căng thẳng

Căng thẳng được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các cơn đau đầu về chiều tối. Sau một ngày làm việc vất vả, áp lực có thể khiến tinh thần cảm thấy mệt mỏi, nhóm cơ quanh mắt bị co thắt do làm việc quá sức, nhất là với những người phải nhìn máy tính nhiều. Điều này khiến hệ thống dây thần kinh gửi các tín hiệu đến não, gây ra triệu chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu vai gáy. Đau đầu về chiều tối thường lặp lại vào cùng một thời điểm ở mỗi ngày. Theo đó, cứ ở một giờ nhất định vào cuối ngày, các cơn đau đầu sẽ xuất hiện. Nếu người bệnh càng lo lắng và căng thẳng, thì những cơn đau đầu sẽ có cường độ và tần suất cao hơn.

Cơ thể thiếu nước

Có thể do công việc hoặc học tập quá bận rộn khiến bạn không có thời gian để bổ sung nước đầy đủ và thường xuyên cho cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong đó có não bộ và biểu hiện bằng triệu chứng đau đầu xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Các nhà khoa học khuyên rằng mỗi ngày bạn nên uống đủ từ 2-2,5 lít nước và phân chia đều vào các thời điểm trong ngày.

Bệnh lý

Nếu bạn không nằm trong các trường hợp trên nhưng cơn đau đầu về chiều vẫn xuất hiện thường xuyên thì rất có thể bạn đã bị chứng đau đầu mạn tính. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, có thể do nguyên nhân cơ học hoặc nguyên nhân bệnh lý. Tuy nhiên, cơn đau đầu mạn tính thường có sự kết hợp của các cơ chế gây đau sau: 

- Do nguyên nhân thụ cảm thể

Bình thường trên da, mạch máu, xương khớp tồn tại rất nhiều các thụ cảm thể, chúng luôn sẵn sàng truyền tín hiệu đau cho não bộ khi xuất hiện tổn thương hay chèn ép do bất kỳ nguyên nhân nào.

- Não bộ được kiểm soát bởi hệ thần kinh. Do vậy, vì một nguyên nhân nào đó gây ảnh hưởng đến khả năng dẫn truyền, phóng xung điện hoặc lớp bảo vệ bên ngoài các sợi thần kinh cũng có thể gây cơn đau đầu.

- Tại mỗi cơ quan trong cơ thể có một môi trường pH nhất định, khi có yếu tố lạ tác động khiến môi trường ngoại bào bị acid hóa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cơn đau đầu thường xuyên về chiều tối.

Với những cơn đau đầu mạn tính, việc sử dụng các thuốc giảm đau thông thường không cho hiệu quả cao, thậm chí không có hiệu quả. Nguyên nhân là do thuốc chỉ tác động đến cơ chế gây đau do thụ cảm thể mà không có hiệu quả với chứng đau do thần kinh và thay đổi môi trường acid ngoại bào.