Tình trạng đau đỉnh đầu bên phải xảy ra ở rất nhiều đối tượng, đặc biệt là người trưởng thành. Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ nguyên do xuất hiện cơn đau đỉnh đầu và cách điều trị hiệu quả. Điều này khiến các cơn đau đỉnh đầu xuất hiện thường xuyên, kéo dài ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây nếu bạn chưa tìm được giải pháp điều trị dứt điểm!

Các nguyên nhân dẫn tới đau đỉnh đầu bên phải

Đau đỉnh đầu bên phải xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến, thường gặp nhất ở người đau đỉnh đầu:

Thiếu máu kéo dài gây đau đỉnh đầu

Những người bị thiếu máu kéo dài sẽ khiến tuần hoàn máu lên não kém và gây ra các cơn đau đỉnh đầu bên phải, trái. Khi thay đổi tư thế, ngoài cơn đau đỉnh đầu bên phải hoặc trái, người bệnh còn bị hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng. Ở người bệnh thiếu máu lên não tình trạng đau đỉnh đầu thường kéo dài âm ỉ, nặng nề và không dữ dội.

Căng thẳng, áp lực dẫn đến đau nửa đầu bên phải

Đau đầu nói chung và đau nửa đầu bên phải, trái nói riêng do căng thẳng, áp lực là tình trạng rất phổ biến. Chúng xảy ra ở khoảng 75% người lớn. Cơn đau đỉnh đầu có thể chỉ xuất hiện một bên hoặc cả đầu. Người bị stress, căng thẳng quá mức thường có cơn đau đầu đè ép, dồn lên một vị trí trên đầu. Vì thế người bệnh có thể xuất hiện đau nhói đỉnh đầu bên phải, đau lan xuống vai và cổ gây mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.

Cang-thang,-ap-luc-dan-den-dau-nua-dau-ben-phai.webp

Căng thẳng, áp lực dẫn đến đau nửa đầu bên phải

Thói quen sinh hoạt không hợp lý gây đau nửa đầu bên phải

Một trong những thói quen xấu dẫn tới cơn đau đỉnh đầu đó là thức khuya, giấc ngủ không đảm bảo. Thiếu ngủ khiến cơ thể sản sinh ra ít orexin, dẫn đến cơn đau đầu thường xuyên xuất hiện hơn. Orexin đóng một vai trò trong chức năng hệ thần kinh, giấc ngủ và sự hưng phấn. Ở những người này cơn đau đầu thường xảy ra vào sáng sớm. Đôi khi cơn đau đầu xảy ra vào buổi tối, điều này khiến tình trạng mất ngủ lại càng trầm trọng hơn, tạo nên vòng lặp bệnh lý.

Đau nhói đỉnh đầu bên phải do tổn thương thần kinh

Nguyên nhân gây hiện tượng đau nhói đỉnh đầu bên phải chủ yếu là do dây thần kinh chẩm hoặc dây thần kinh sinh ba bị tổn thương, viêm động mạch thái dương. Cụ thể là:

  • Tổn thương dây thần kinh chẩm: Dây thần kinh chẩm là đôi rễ thần kinh đi ra từ đốt sống C2, C3 đi lên đến đỉnh đầu. Dây thần kinh chẩm được chia thành 2 nhánh lớn và nhỏ. Hầu hết các trường hợp bị đau dây thần kinh chẩm là do nhánh lớn bị tổn thương hoặc viêm. Và cụ thể, khi bạn bị đau nhói đỉnh đầu bên phải thì rất có thể nhánh lớn của dây thần kinh chẩm phía bên phải bị tổn thương hoặc viêm.
  • Viêm động mạch thái dương: Đây là tình trạng viêm, tổn thương động mạch tưới máu cho não. Điều này dẫn đến tuần hoàn máu não kém gây đau nhói đỉnh đầu bên phải, trái kèm theo nhiều triệu chứng khác như: Đau vai gáy, giảm thị lực, nhìn đôi, đau hốc mắt và chóng mặt mất thăng bằng.
  • Đau dây thần kinh sinh ba: Đây là tình trạng dây thần kinh dẫn truyền cảm giác từ mặt lên đầu bị tổn thương gây cảm giác đau nhói đỉnh đầu hoặc vùng mặt.

Đau nửa đầu bên phải do thay đổi thời tiết

Thời tiết thay đổi khiến nhiều người gặp phải cơn đau nửa đầu bên phải kèm theo chóng mặt, buồn nôn, đau ở hai bên thái dương. Đau đỉnh đầu bên phải, trái do thay đổi thời tiết hay gặp ở những người bị viêm xoang, dị ứng thời tiết. Người bệnh đau đầu do thay đổi thời tiết thường kèm theo sổ mũi, đôi khi có sốt nhẹ.

U não gây đau đỉnh đầu bên phải

Tình trạng đau nửa đầu bên phải kèm theo ù tai có thể do khối u não đang phát triển gây ra. Người bệnh cảm thấy đau đột ngột và dữ dội do khối u ảnh hưởng đến nhiều cơ quan thụ cảm ở não bộ. Với tình trạng này người bệnh phải đến bệnh viện để có hướng điều trị kịp thời.

Đau nửa đỉnh đầu bên phải là dấu hiệu của đột quỵ

Người đau đỉnh đầu bên phải thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ não sắp xảy ra. Thường gặp ở người có tiền sử bị thiếu máu não thường xuyên, huyết áp cao dẫn đến đột quỵ não. Trong trường hợp đau đầu do đột quỵ não người bệnh sẽ có biểu hiện đau đầu kèm yếu cơ nửa người, méo miệng, nói khó,...

Hệ lụy của đau đỉnh đầu bên phải kéo dài

Đau đỉnh đầu bên phải nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cuộc sống, công việc của người mắc.

Đau đỉnh đầu bên phải làm giảm chất lượng cuộc sống

Cơn đau đầu bên phải thường xuyên khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, không đủ thể chất và tinh thần để tham gia vào hoạt động vui chơi. Ngoài ra đau đỉnh đầu còn ảnh hưởng tới giấc ngủ, sinh hoạt hằng ngày, khiến chất lượng cuộc sống đi xuống. Người bị đau nửa đầu tăng nhạy cảm với ánh sáng và trở nên dễ xúc động hơn bình thường.

dau-dinh-dau-ben-phai-anh-huong-den-chat-luong-cuoc-song.webp

Đau đỉnh đầu bên phải ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Đau đỉnh đầu bên phải khiến hiệu suất công việc giảm sút

Đau đỉnh đầu bên phải khiến bạn khó tập trung, suy giảm trí nhớ vì cơn đau hành hạ thường xuyên. Cộng thêm căng thẳng, áp lực từ công việc khiến tình trạng đau đầu ngày càng dữ dội. Nghiêm trọng hơn, tình trạng đau đỉnh đầu kéo dài sẽ dẫn đến trầm cảm, rối loạn trí nhớ, sa sút trí tuệ,… Khiến bạn không thể tham gia làm các công việc như người bình thường.

Đau đỉnh đầu bên phải ảnh hưởng xấu đến sức khỏe toàn trạng

Đau đỉnh đầu bên phải là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ não, u não,... bởi vậy nếu không được phát hiện sớm sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng. Ngoài ra, đau đỉnh đầu bên phải kéo dài sẽ khiến người bệnh bị suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm,...

Giải pháp cho tình trạng đau đỉnh đầu bên phải

Muốn giải quyết dứt điểm tình trạng đau đỉnh đầu bên phải người bệnh phải giải quyết được nguyên nhân của nó. Sau đây là một số giải pháp cho tình trạng đau đỉnh đầu bên phải, người bệnh nên áp dụng ngay:

Giảm căng thẳng, áp lực

Nếu tình trạng đau đầu do bị áp lực, căng thẳng thì bạn nên thư giãn, để cho đầu óc nghỉ ngơi. Chúng ta nên có một chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý, cân bằng giữa công việc và hoạt động giải trí. Ngoài ra ngủ đủ giấc cũng là giải pháp để tránh căng thẳng quá mức, dẫn tới đau đỉnh đầu. Việc nghỉ ngơi hợp lý còn giúp phòng ngừa cơn đau đỉnh đầu xuất hiện trở lại.

Sử dụng phương pháp vật lý để giảm đau            

Người bệnh có thể sử dụng tới một số phương pháp vật lý như massage, bấm huyệt để giảm đau đỉnh đầu. Bạn có thể tự massage đầu ở vùng thái dương và trên trán để giúp thư giãn và giảm đau đầu.

Theo nghiên cứu cho thấy nếu massage thường xuyên, 4-6 lần/tuần sẽ giúp người bệnh cải thiện được cơn đau đầu mạn tính. Với phương pháp bấm huyệt, cần bấm đúng huyệt đạo ở trên cơ thể như hợp cốc, ấn đường, toàn trúc, thiên trụ... Đây là phương pháp tạo áp lực lên huyệt đạo, giải phóng sự căng cơ, giúp máu lưu thông tốt hơn. Nhờ đó tình trạng đau đầu do căng thẳng, tuần hoàn máu kém có thể được cải thiện.

>>>XEM THÊM: Cách cải thiện chứng đau đầu bằng biện pháp xông hơi. TÌM HIỂU NGAY!

Sử dụng thuốc điều trị đau đỉnh đầu bên phải

Phần lớn người đau đỉnh đầu bên phải thường bắt đầu với những thuốc giảm đau thông thường như: Paracetamol, ibuprofen,... Tuy nhiên những thuốc này nếu sử dụng kéo dài và không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể gây lệ thuộc thuốc. Lâu dần người bệnh lệ thuộc vào thuốc và tình trạng đau ngày một nặng lên, phải tăng liều hoặc phối hợp nhiều loại.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau

Khi sử dụng thuốc giảm đau trong điều trị đau đỉnh đầu bên phải cần có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên phụ thuộc vào thuốc, rất dễ dẫn tới lạm dụng thuốc. Bên cạnh sử dụng thuốc bạn nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng một cách hợp lý.

Dung-thuoc-dieu-tri-dau-nua-dau-ben-phai-keo-dai-co-nhieu-tac-dung-phu.webp

Dùng thuốc điều trị đau nửa đầu bên phải kéo dài có nhiều tác dụng phụ

>>>XEM THÊM: Thói quen sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên - “Tưởng lành hóa dữ”!

Thảo dược giảm đau đỉnh nửa đầu bên phải

Sử dụng thuốc giảm đau tổng hợp chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng cấp tính. Trong khi đó, một số loại thảo dược lại hiệu quả trong cải thiện tình trạng đau mạn tính một cách lâu dài.

Vỏ cây Liễu

Chiết xuất vỏ cây liễu chứa nhiều hoạt chất như: Salicin, flavon, quinin, flavonoid, acid hữu cơ, polyphenol, tanin… Ngoài ra, vỏ cây liễu còn chứa một số nguyên tố vi lượng và vitamin.

Thành phần đáng chú ý nhất trong chiết xuất vỏ cây liễu là salicin. Trong cơ thể salicin được chuyển hóa thành acid salicylic. Đây là hoạt chất tương tự như aspirin có tác dụng kìm hãm các thụ cảm thể gây đau. Thường được dùng để hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Theo lịch sử phát triển của đông y thì vỏ cây liễu thường được sử dụng để giảm đau trong trường hợp đau gout, viêm khớp, đau dây thần kinh,…

Chiet-xuat-vo-cay-lieu-duoc-su-dung-de-giam-dau-trong-nhieu-truong-hop.webp

Chiết xuất vỏ cây liễu được sử dụng để giảm đau trong nhiều trường hợp

Nên kết hợp vỏ cây liễu với một số thảo dược như xuyên khung, huyền hồ sách, tam lăng, tô mộc,… để nâng cao hiệu quả giảm đau đỉnh đầu lâu dài, an toàn.

Tổng kết: Đau đỉnh đầu bên phải kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất công việc giảm sút. Hiện nay việc sử dụng sản phẩm từ dược liệu đang được nhiều người lựa chọn vì mang lại hiệu quả lâu dài, an toàn. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những kiến thức để hiểu về chứng đau đỉnh đầu bên phải. Nếu người bệnh có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại bình luận để được tư vấn và giải đáp.

Tham khảo:

https://www.healthline.com/health/headache-on-top-of-head#causes

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321308

https://www.livehealthily.com/headaches/why-do-i-have-a-headache-on-the-top-of-my-head