Uống thuốc giảm đau mỗi khi cơn đau tìm đến là thói quen của rất nhiều người bởi sự tiện lợi cũng như tác dụng nhanh, mạnh mà nó mang đến. Tuy vậy, uống nhiều thuốc giảm đau thực chất tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe hơn bạn nghĩ. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể vấn đề trên trong nội dung bài viết dưới đây!

Thực trạng sử dụng thuốc giảm đau hiện nay

Nghiên cứu thực hiện vào tháng 1 năm 2018 trên tạp chí Pharmacoepidemiology & Drug Safety, chỉ ra rằng: Có đến 15% người uống thuốc giảm đau nhiều hơn liều dùng được khuyến cáo, 16% uống ibuprofen hàng ngày và tới 55% người tham gia sử dụng thuốc giảm đau ít nhất 3 ngày một tuần. 

Tình trạng sử dụng nhiều thuốc giảm đau, thậm chí là lạm dụng đang dần trở nên phổ biến. Đa phần nhiều người nghĩ rằng chúng an toàn vì có thể mua ở bất kỳ tiệm thuốc nào. Do vậy, kiểm soát liều lượng sử dụng tại nhà của người bệnh là điều rất khó khăn. Từ đó dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra.

Nhìn chung, thuốc giảm đau thông thường khá an toàn nếu sử dụng đúng liều lượng và thời gian khuyến cáo trên nhãn. Tuy nhiên bạn nên nhớ chúng thường được chỉ định để giảm đau trong thời gian ngắn.

thuoc-giam-dau-khong-ke-don-dang-bi-nhieu-nguoi-lam-dung.webp

Thuốc giảm đau không kê đơn đang bị nhiều người lạm dụng

Uống nhiều thuốc giảm đau - nguy hiểm hơn bạn tưởng

Thuốc giảm đau ra đời được xem là một trong những thành tựu của ngành y dược. Nhờ có nó mà rất nhiều người bệnh đã vượt qua được những cơn đau và chống chọi thành công với bệnh tật. Tuy nhiên, song hành với lợi ích, các thuốc này đều có tác dụng không mong muốn nhất định.

Trên thực tế, nhiều trường hợp đã phải nhập viện cấp cứu vì bị xuất huyết tiêu hóa, dị ứng, suy gan, suy thận do tự ý dùng thuốc giảm đau. Dưới đây là một số tác hại khôn lường của nhóm thuốc tưởng chừng như vô hại này.

Thuốc giảm đau ngoại biên 

Các thuốc giảm đau ngoại biên là những loại thuốc thường gặp và được sử dụng phổ biến nhất trong cuộc sống thường ngày. Các thuốc này chính là paracetamol và nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, diclofenac, piroxicam,... 

Trong đó, paracetamol có thể gây độc gan nếu sử dụng quá liều hoặc sử dụng trong thời gian dài. Các thuốc nhóm NSAIDs có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là tác dụng phụ trên tiêu hóa như đau thượng vị, khó tiêu, buồn nôn, nôn. Thuốc chống chỉ định đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày tiến triển do nguy cơ gây loét và chảy máu đường tiêu hóa. Thuốc còn làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp đang được điều trị do làm giảm tác dụng của thuốc này.

>>> XEM THÊM: Thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol có thể gây suy gan cấp. Tìm hiểu ngay!

uong-nhieu-paracetamol-co-the-gay-doc-gan-suy-gan.webp

Uống nhiều paracetamol có thể gây độc gan, suy gan

Thuốc giảm đau trung ương

Nhóm thuốc này gồm các thuốc opioid (giảm đau gây nghiện) có tác dụng giảm đau với cơ chế tác dụng lên thần kinh trung ương. Thuốc được chia thành hai nhóm nhỏ: Nhóm opioid yếu như codein, tramadol và nhóm opioid mạnh như morphin, oxycodone. Cụ thể: 

- Codein và tramadol được dùng để điều trị cơn đau từ trung bình đến nặng mà khi sử dụng các thuốc giảm đau ngoại biên không hiệu quả. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm buồn nôn, nôn, buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, táo bón, gây nghiện. 

- Các opioid mạnh như morphin, oxycodone, fentanyl được dùng trong các cơn đau nghiêm trọng, đau dai dẳng khó điều trị, đặc biệt là đau do ung thư. Khi dùng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra nguy cơ bị lệ thuộc thuốc, nghiện thuốc. Thuốc gây nghiện được quản lý rất chặt chẽ và chỉ được sử dụng khi được bác sĩ kê đơn. 

Phản ứng phụ của thuốc gồm táo bón dai dẳng, buồn ngủ, buồn nôn và nôn. Các phản ứng khác có thể bao gồm: Hưng phấn, ác mộng, đặc biệt ở người cao tuổi, lú lẫn, ảo giác; suy hô hấp, có thể ngừng thở do quá liều; tăng áp lực nội sọ; bí tiểu và ứ đọng nước tiểu trong trường hợp ung thư tiền liệt tuyến hoặc hẹp niệu đạo; hội chứng cai thuốc khi ngừng đột ngột. 

thuoc-giam-dau-trung-uong-co-the-gay-ra-hoi-chung-cai-thuoc-khi-ngung-dot-ngot.webp

Thuốc giảm đau trung ương có thể gây ra hội chứng cai thuốc khi ngừng đột ngột

Thuốc giảm đau thần kinh

Các cơn đau có nguồn gốc thần kinh được điều trị bằng các thuốc chống động kinh như gabapentin, pregabalin, carbamazepine và thuốc chống trầm cảm: Amitriptyline, nortriptyline,... Tác dụng phụ của nhóm thuốc này bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, mất tập trung, lệ thuộc thuốc, nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến trầm cảm hoặc có hành vi tự tử. 

>>> XEM THÊM: 3 nhóm đối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc giảm đau xương khớp!

Giải pháp giảm đau bằng thảo dược an toàn và hiệu quả

Hiện nay, ngày càng có nhiều các nghiên cứu chứng minh tác dụng giảm đau của thảo dược tương đương các thuốc tổng hợp. Vì vậy, sử dụng thảo dược là sự lựa chọn ưu tiên so với thuốc tây trong chữa trị và phòng ngừa những bệnh đau mạn tính. Một số loại thảo dược giúp cải thiện cơn đau hiệu quả là:

  • Vỏ thân cây liễu được biết đến tác dụng chống viêm, giảm đau từ 2000 năm trước. Nghiên cứu năm 2015 chứng minh hoạt chất salicin có trong vỏ cây liễu sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid salicylic - tác dụng tương tự aspirin tổng hợp. Nó giúp giảm đau hiệu quả với các bệnh xương khớp, đau đầu, đau bụng kinh, đau sau zona thần kinh,... Nghiên cứu năm 2001 trên 78 người viêm xương khớp đã chỉ ra điểm số đau ở những người dùng vỏ cây liễu giảm 14% so với 2% là kết quả thu được của những người dùng giả dược.

vo-cay-lieu-co-tac-dung-giam-dau-tuong-tu-cac-thuoc-tay-y.webp

Vỏ cây liễu có tác dụng giảm đau tương tự các thuốc tây y

  • Ngoài ra, cao sơn đậu căn, cao tam lăng, cao tô mộc, huyền hồ sách… cũng được nghiên cứu chỉ ra có tác dụng giảm đau do nguyên nhân thần kinh dai dẳng.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về các nguy cơ khi uống nhiều thuốc giảm đau. Chúng tôi mong rằng bạn sớm tìm ra được giải pháp giảm đau an toàn, phù hợp nhất cho bạn hay cho người thân của bạn.

Nếu bạn còn thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin ở phần bình luận để được tư vấn từ các chuyên gia.

Tham khảo:

https://www.webmd.com/pain-management/pain-medication-side-effects

https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/12058-pain-relievers

https://www.hopkinsallchildrens.org/Patients-Families/Health-Library/HealthDocNew/How-Do-Pain-Relievers-Work