Đau khớp háng có thể do nhiều nguyên nhân như: Thoái hóa khớp, viêm khớp, bệnh lupus,… Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí là bại liệt. Vậy nguyên nhân khiến khớp háng bị đau là gì? Giải pháp điều trị nào là tốt nhất? Hãy tiếp tục đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời. 

Các triệu chứng khi bị đau khớp háng

Khớp háng là bộ phận nối giữa xương chậu và xương đùi. Khớp háng không chỉ giúp chi dưới di chuyển linh hoạt mà còn có vai trò nâng đỡ phần thân trên của cơ thể. Do đó, khi khớp háng bị đau, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt, nhất là việc đi lại. 

Các triệu chứng phổ biến của bệnh đau khớp háng bao gồm:

  • Thường xuyên bị đau, mỏi hoặc tê cứng vùng khớp háng.
  • Đi lại khập khiễng.
  • Giảm biên độ chuyển động ở khớp háng, khó khăn trong các hoạt động ngồi xổm, xoay người, đứng lên ngồi xuống, đi vệ sinh,… 
  • Cơn đau có thể lan đến các bộ phận khác như mông, đùi, khớp gối,… 

Những nguyên nhân hàng đầu gây đau khớp háng

Tình trạng đau khớp háng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc nhận biết rõ căn nguyên mới có phương pháp điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến khớp háng bị đau mà bạn cần biết.

Viêm khớp dạng thấp gây đau nhức khớp háng

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công chính các mô của cơ thể. Các cơn đau khớp háng do viêm khớp dạng thấp thường dữ dội, kèm theo viêm sưng và cứng khớp. Nếu bệnh không được điều trị sớm có thể dẫn đến xói mòn xương, teo cơ và biến dạng khớp.

Dau-nhuc-khop-hang-do-viem-khop-dang-thap.jpg

Đau nhức khớp háng do viêm khớp dạng thấp

Bị đau khớp háng do thoái hóa khớp 

Thoái hóa khớp là nguyên nhân phổ biến của đau khớp háng, đặc biệt là ở những người trên 40 tuổi. Thoái hóa khớp xảy ra do quá trình thoái hóa của sụn và xương dưới sụn. Các đầu xương khi đó không còn được bảo vệ. Kết quả là trong quá trình vận động, hai đầu xương cọ xát vào nhau gây đau. Ngoài các cơn đau khớp háng, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như: 

  • Cứng khớp, đặc biệt là buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Khớp kêu lạo xạo mỗi khi cử động.
  • Đối với trường hợp nặng, khớp bị sưng đỏ, thậm chí là biến dạng.

Khớp háng đau do bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Bệnh lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của cơ thể, bao gồm khớp háng. Bệnh gây sưng viêm, căng cứng và đau nhức khớp háng khiến việc vận động trở nên khó khăn. Ngoài ra, người bị lupus ban đỏ có nguy cơ loãng xương cao do giảm nguồn cung cấp máu đến xương. 

>>> XEM THÊM: Đừng chủ quan với 4 biến chứng nguy hiểm của bệnh đau nửa đầu.

Bệnh đau khớp háng ở trẻ em

Đau khớp háng không chỉ xảy ra ở người trưởng thành mà trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc phải. Nguyên nhân có thể là trẻ bị chấn thương, bị virus xâm nhập hoặc do di truyền. Bệnh gây tổn thương đến xương khớp và ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này. Do đó, cha mẹ cần để ý khi trẻ có những dấu hiệu sau:

  • Đau ở khớp háng.
  • Di chuyển khó khăn, khập khiễng.
  • Sưng khớp, có thể kèm sốt cao.

Khớp háng bị đau do bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi

Đau khớp háng là triệu chứng chính và xuất hiện sớm của hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Đây là tình trạng các mạch máu nuôi chỏm xương đùi bị tổn thương. Nguyên nhân có thể là do chấn thương như trật khớp háng, gãy cổ xương đùi hoặc đôi khi là do tự phát. Người bệnh không chỉ cảm thấy đau nhức khớp háng mà còn gặp khó khăn trong vận động. Qua chụp X-quang sẽ quan sát được khu vực chỏm xương đùi bị biến dạng, khe khớp bị hẹp lại.

Hoai-tu-vo-khuan-chom-xuong-dui-dan-den-tinh-trang-dau-khop-hang.jpg

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi dẫn đến tình trạng đau khớp háng

Các biến chứng nguy hiểm của đau khớp háng

Nếu đau khớp háng không được điều trị tốt ngay từ đầu, bệnh có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Biến dạng khớp, teo cơ, khớp bị hư hại không có khả năng phục hồi và thậm chí là tàn phế. Ngoài ra, khi khớp háng bị đau thường xuyên sẽ khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. 

Người bệnh nên đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu như có các triệu chứng sau:

  • Cơn đau dữ dội.
  • Sưng tấy vùng háng, đùi.
  • Không thể di chuyển.
  • Da ở phần hông trở nên nóng.
  • Đau ở háng kèm theo sốt hoặc ớn lạnh.

Phương pháp điều trị đau khớp háng

Đau khớp háng nếu không được can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau khớp háng, người bệnh có thể tham khảo:

Giảm đau khớp háng bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu không chỉ giúp cải thiện các cơn đau nhức khớp háng mà còn giúp phòng ngừa tái phát hiệu quả. Một số phương pháp giúp tăng tuần hoàn máu, giảm đau khớp háng như: Nhiệt trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt, laser,… 

Giảm đau khớp háng bằng thuốc tây 

Nếu triệu chứng đau khớp háng chưa nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau như: Paracetamol, ibuprofen, naproxen, aspirin,… Chúng sẽ giúp người bệnh kiểm soát cơn đau và chống viêm nhiễm. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ lên dạ dày, gan, thận,… 

Can-hoi-y-kien-bac-si-khi-su-dung-thuoc-tay-y-de-chua-dau-khop-hang.jpg

Cần hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc tây y để chữa đau khớp háng

>>> XEM THÊM: [Thuốc giảm đau] và những điều cần biết trước khi dùng

Phương pháp hỗ trợ giảm tình trạng đau khớp háng

Các phương pháp dưới đây tuy không trị dứt điểm nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các cơn đau khớp háng:

Chườm đá giúp giảm đau nhức khớp háng

Chườm lạnh giúp làm giảm sưng tấy và làm chậm quá trình viêm. Đồng thời, chườm lạnh có tác dụng chặn dẫn truyền đau lên não, giúp người bệnh giảm cảm giác đau.

Giảm cân, tập luyện

Giảm cân giúp giảm áp lực trọng lượng lên khớp, từ đó làm dịu cơn đau khớp háng hiệu quả. Ngoài ra, việc giảm cân sẽ làm giảm các chất béo - một mô tạo ra và giải phóng các chất gây viêm.

Người bị đau khớp háng cũng nên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng để giúp khớp háng khỏe mạnh và linh hoạt.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Một chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp xương khớp khỏe mạnh và hạn chế những nguy cơ gây thương tổn khớp háng. Người bệnh nên thực hiện các thói quen sau:

  • Tránh chơi các môn thể thao gây tăng sức nặng cho khớp như: Cầu lông, tennis, bóng đá,… Thay vào đó, người bệnh có thể đi bộ, tập yoga, bơi lội,… 
  • Không làm việc quá sức, đặc biệt là khuân vác nặng. 
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, các thực phẩm giàu canxi (sữa, cá hồi, cá ngòi,…).
  • Hạn chế ăn nội tạng động vật, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn,… 
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya, giảm căng thẳng và lo âu.

Nguoi-bi-dau-khop-hang-nen-tang-cuong-bo-sung-rau-xanh-va-trai-cay.jpg

Người bị đau khớp háng nên tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây

Chữa đau khớp háng an toàn, hiệu quả bằng thảo dược

Hiện nay, sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để cải thiện đau khớp háng đang được sử dụng rộng rãi vì tính an toàn và có thể dùng trong thời gian dài. Các loại thảo dược đã được biết đến từ lâu về tác dụng phòng ngừa và cải thiện các cơn đau khớp háng như: Vỏ cây liễu, huyền hồ sách, tô mộc, bán biên liên,… 

Vỏ cây liễu: Chiết xuất vỏ cây liễu chứa nhiều hoạt chất như: Salicin, flavonoid, quinin, acid hữu cơ, polyphenol, tanin,… Thành phần đáng chú ý nhất từ chiết xuất vỏ cây liễu là salicin. Trong cơ thể salicin được chuyển hóa thành acid salicylic - một chất có cấu trúc tương tự aspirin. Nghiên cứu của tác giả J Vlachojannis và cộng sự vào năm 2011 đã chỉ ra: “Vỏ cây liễu có cơ chế hoạt động rộng hơn aspirin, giúp giảm đau hiệu quả và không có tác dụng phụ nghiêm trọng. Trái ngược với aspirin tổng hợp, vỏ cây liễu không làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.”

Huyền hồ sách: Nghiên cứu của tác giả Chun - Su Yuan và các cộng sự vào năm 2004 đã chứng minh: “Sau khi uống một lần duy nhất chiết xuất của thảo dược huyền hồ sách, cường độ đau và điểm số khó chịu của cơn đau đã giảm đáng kể”.

Huyen-ho-sach-co-tac-dung-giam-dau-khop-hang-hieu-qua.jpg

Huyền hồ sách có tác dụng giảm đau khớp háng hiệu quả

>>> XEM THÊM: Sử dụng sản phẩm giảm đau thảo dược - xu hướng mới trong kiểm soát các tình trang đau mạn tính

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu được căn bệnh đau khớp háng. Hiện nay, sử dụng dược liệu để giảm đau nhức khớp háng đang được nhiều người lựa chọn vì mang lại hiệu quả và an toàn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, đừng ngại để lại thông tin liên hệ dưới mục bình luận, đội ngũ tư vấn viên sẽ liên hệ giải đáp chi tiết.

Thùy Linh

Nguồn: 

https://www.healthline.com/health/hip-pain

https://www.verywellhealth.com/common-causes-of-hip-pain-2696406

https://www.webmd.com/pain-management/guide/hip-pain-causes-and-treatment