Đau cột sống thắt lưng ở người trẻ ngày càng phổ biến và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt. Để biết nguyên nhân và cách cải thiện cơn đau hiệu quả, bạn đừng bỏ qua bài viết này!

Đau cột sống thắt lưng ở người trẻ là bệnh gì?

Tình trạng đau cột sống thắt lưng hoặc đau lưng ở người trẻ (khoảng 18-40 tuổi) thường không xuất phát từ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là ba trong số những nguyên nhân chính gây đau lưng ở thanh niên và các triệu chứng cần chú ý.

Căng cơ lưng

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau cột sống thắt lưng ở người trẻ là do nâng vật nặng, tập thể dục quá mức, cử động đột ngột hoặc vặn mình quá cỡ. Việc này khiến các dây chằng và cơ ở lưng của bạn bị kéo căng hoặc bị rách cực nhỏ, từ đó gây ra các cơn đau cột sống thắt lưng.

Căng cơ lưng thường sẽ tự lành với sự trợ giúp của một số kết hợp nghỉ ngơi, chườm đá và/hoặc chườm nóng,...

cang-co-lung-la-nguyen-nhan-gay-dau-lung-o-nguoi-tre_11zon.jpg

Căng cơ lưng là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng ở người trẻ

Các triệu chứng của căng cơ lưng bao gồm:

  • Khó đi lại hoặc đứng thẳng mà không đau
  • Một cơn đau âm ỉ và nhức nhối
  • Cứng cục bộ hoặc đau nhức khi chạm vào
  • Cơn đau không lan xuống chân mà di chuyển quanh vùng lưng dưới, háng và mông.

Bệnh thoái hóa đĩa đệm

Bệnh thoái hóa đĩa đệm thắt lưng cũng có thể là nguyên nhân gây đau cột sống thắt lưng ở người trẻ ở độ tuổi 20. Bệnh này thường xảy ra khi các đĩa đệm thắt lưng giữa các đốt sống bắt đầu bị phá vỡ, khi đĩa đệm bị tổn thương có thể gây viêm đau và mất ổn định nhẹ ở lưng dưới, dẫn đến co thắt cơ và đôi khi gây đau thần kinh tọa. 

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh thoái hóa đĩa đệm là:

  • Cơn đau lưng nghiêm trọng hơn khi bạn ngồi
  • Đau lưng dưới liên tục ở mức độ nhẹ, sau đó xuất hiện các cơn đau dữ dội/co thắt cơ kéo dài vài ngày đến vài tháng
  • Các tư thế đi bộ, chạy khiến cơn đau giảm nhẹ hơn so với ngồi/đứng
  • Thường xuyên thay đổi tư thế giúp giảm đau

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là một trong những bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất. Bệnh xảy ra khi lớp bảo vệ bên ngoài đĩa đệm mất khả năng giãn hoặc bị rạn rách, khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài chèn ép vào rễ thần kinh. Nó gây ra một cơn đau thường được gọi là đau thần kinh tọa. 

Các triệu chứng phổ biến của đau thần kinh tọa bao gồm: 

  • Cơn đau dữ dội trong vài ngày hoặc vài tuần rồi chấm dứt.
  • Cơn đau dữ dội hơn ở chân và bàn chân, hơn là ở lưng
  • Cơn đau thường xảy ra ở một bên mông hoặc chân, một số trường hợp có thể kèm theo yếu, tê hoặc khó cử động chân hoặc bàn chân
  • Đau dữ dội sau một thời gian dài đứng hoặc ngồi yên nhưng giảm bớt khi đi lại. Cơn đau ngứa ran và bỏng rát dữ dội hơn là đau âm ỉ.

cac-day-than-kinh-bi-chen-ep-se-gay-dau-lung-du-doi_11zon.jpg

Các dây thần kinh bị chèn ép cũng là nguyên nhân gây đau cột sống thắt lưng ở người trẻ

Sự khác biệt giữa đau cột sống ở người trẻ và đau cột sống ở người già

Thông thường, tình trạng đau cột sống thắt lưng ở người trẻ (18-40) có sự khác biệt với nhóm người trung niên và cao tuổi (trên 45 tuổi) do nguyên nhân gây bệnh, cụ thể:

  • Ở người trung tuổi do cơ thể bắt đầu lão hóa, dẫn đến nguyên nhân gây đau lưng chính ở độ tuổi này đa phần là do thoái hóa cột sống.
  • Ngược lại, người trẻ ở độ tuổi lao động và luyện tập thể thao nên tình trạng đau lưng xuất phát chủ yếu đến từ chế độ sinh hoạt, lao động và tập luyện không hợp lý.

Do đó, tình trạng đau cột sống thắt lưng ở người trẻ thường gặp ở những người phải làm việc với máy tính nhiều, thợ may, tài xế đường dài hoặc công nhân làm việc nặng nhọc. Ngoài ra, tình trạng đau lưng cũng có thể do chấn thương cột sống lưng đột ngột ở phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu.

Giải pháp cải thiện đau cột sống thắt lưng ở người trẻ hiệu quả

Các phương pháp chữa đau cột sống thắt lưng ở người trẻ phổ biến nhất là sử dụng thuốc giảm đau, chườm nóng/lạnh, nghỉ ngơi kết hợp sử dụng các thảo dược giảm đau an toàn. 

Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau sẽ giúp giảm đau cơ và cứng khớp, hai loại thuốc không kê đơn chính là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và acetaminophen. NSAID bao gồm aspirin, ibuprofen và naproxen. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một trong hai loại thuốc giảm đau tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây đau lưng.

Châm cứu, xoa bóp

Châm cứu, xoa bóp là hai phương pháp phổ biến giúp cải thiện cơn đau lưng đơn giản và dễ thực hiện. Các bác sĩ sẽ tiến hành mát-xa vùng lưng để làm giảm cũng như xoa dịu những áp lực đè nén lên các cơ. Nếu có điều kiện, bạn hãy kết hợp sử dụng phương pháp châm cứu để hỗ trợ cải thiện chứng đau lưng. 

Sử dụng giảm đau từ nguồn gốc thảo dược

Hiện nay, các phương pháp hỗ trợ điều trị đau cột sống thắt lưng bằng thảo dược đang ngày càng được ưa chuộng nhờ vào sự an toàn, lành tính và không gây ra tác dụng phụ. Nổi trội trong những thảo dược giảm đau phải kể đến:

  • Bộ 3 (Cao sơn đậu căn, MSM, Kẽm salicylate): Nghiên cứu tại Trung Quốc và Hàn Quốc cho thấy, bộ 3 chiết xuất này có tác dụng chống oxy hóa vỏ bọc thần kinh, giúp vỏ đàn hồi, ngăn ngừa các xung điện bị rò rỉ giúp giảm hiệu quả các đau mạn tính (đau lưng, đau xương khớp…).
  • Chiết xuất vỏ cây Liễu: Theo tài liệu của Cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu (EMA), hoạt chất salicin trong vỏ cây Liễu sẽ chuyển hóa thành acid salicylic giúp kìm hãm thụ cảm thể gây đau truyền đến não bộ. Từ đó giúp cải thiện hiệu quả cảm giác đau lưng mà người bệnh thường gặp. 
  • Huyền hồ sách, Tô mộc, Tam lăng: Có tác dụng hoạt huyết, tán ứ giúp làm giảm các cơn đau lưng do lưu thông máu kém hiệu quả. 

Sự kết hợp giữa các hoạt chất thảo dược kể trên sẽ tạo ra tác động toàn diện lên các nguyên nhân gây đau, từ đó giúp giải phóng người bệnh khỏi những cơn đau lưng, đau xương khớp, đau cổ vai gáy,… một cách an toàn, hiệu quả. Hiện nay, trên thị trường đã có sản phẩm hỗ trợ phối hợp các thảo dược này dưới dạng viên nén, người bệnh có thể tham khảo sử dụng.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu thêm về tình trạng đau cột sống thắt lưng ở người trẻ đồng thời lựa chọn được cho mình phương pháp cải thiện cơn đau phù hợp với mình.

Nguồn tham khảo: webmd.com, webmd.com, my.clevelandclinic