Đau khớp vai là tình trạng phổ biến có thể bắt gặp ở mọi đối tượng. Tình trạng này gây ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Vậy nguyên nhân gây đau khớp vai là gì và nên giảm đau bằng cách nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất! 

Đau khớp vai là gì?

Khớp vai là một trong những cơ quan quan trọng, đóng vai trò là khớp nối giữa chi trên với thân người giúp chúng ta thực hiện các động tác sinh hoạt hằng ngày. Đau khớp vai là chứng bệnh xảy ra khi các mô mềm quanh khớp như gân, cơ, dây chằng bị tổn thương gây đau, làm hạn chế khả năng vận động.

dau-khop-vai-lam-han-che-kha-nang-van-dong.webp

Đau khớp vai làm hạn chế khả năng vận động 

Nguyên nhân dẫn đến đau khớp vai

Các chuyên gia nhận định, một số nguyên nhân đau khớp bả vai đó là: 

- Do tính chất công việc lao động chân tay: Thường phải giơ tay cao hơn 90 độ. Nguyên nhân này thường gặp ở một số đối tượng làm các ngành nghề như: Thợ trát trần nhà, thợ quét sơn, công nhân sửa máy,… 

- Thói quen tỳ khuỷu tay lên bàn làm ảnh hưởng đến cấu trúc của khớp vai là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đau nhức. 

- Chơi các môn thể thao cần căng giãn gân, cơ khớp vai như tennis, đánh gôn, cầu lông,...

- Bị chấn thương vùng khớp vai trong các trường hợp như ngã chống thẳng bàn tay hoặc khuỷu tay xuống nền, gãy xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai,… cũng là nguyên nhân gây đau khớp vai. 

- Một số bệnh lý mạn tính như: Viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, bệnh ở phổi và lồng ngực, đột quỵ não, bệnh tim mạch,… cũng có thể dẫn đến triệu chứng đau khớp vai. 

Như vậy, tình trạng đau khớp vai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng xét về “gốc rễ” chúng đều hình thành từ những cơ chế gây đau của cơ thể đó là: 

- Đau do thụ cảm thể: Các tế bào xương, khớp, da, niêm mạc, mạch máu vùng vai tồn tại nhiều thụ cảm thể. Khi xuất hiện tổn thương, chèn ép sẽ kích thích các thụ cảm thể tại đây truyền tín hiệu đau cho não bộ, giúp cơ thể cảm nhận được cơn đau. 

- Đau do nguyên nhân thần kinh: Sự chèn ép của các khớp, xương lên dây thần kinh vùng vai dẫn tới phá hủy màng bao bọc bên ngoài dây thần kinh, xung điện bị rò rỉ gây triệu chứng đau khớp vai âm ỉ, kéo dài. 

- Đau do môi trường acid ngoại bào: Thường gặp ở một số bệnh lý xương khớp có viêm nhiễm như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,... làm acid hóa môi trường pH của xương khớp vùng vai gây đau nhức. 

Đau khớp vai có nguy hiểm không?

Mặc dù, tình trạng đau khớp vai không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể làm giảm hoạt động, năng suất lao động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Đau khớp vai thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi, nữ nhiều hơn nam. Người mắc thường bị đau khớp vai phải hoặc trái, ít khi đau 2 vai cùng một lúc. Tuy nhiên, đau khớp vai phải thường xuất hiện phổ biến hơn, nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng, cụ thể: 

- Mất chức năng vận động bình thường như cầm, nắm, nâng, vác,… từ đó khiến người mắc mất dần đi khả năng lao động. 

- Gây teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp và nguy hiểm hơn là bại liệt, tàn phế. 

Phương pháp chẩn đoán đau khớp vai

Một số phương pháp chẩn đoán đau khớp vai thường được sử dụng trong các bệnh viện là: Chụp X-quang, siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI. 

  • X-quang khớp vai: Sử dụng tia X chụp lại ảnh khớp vai. Thông qua hình ảnh thu lại, các bác sĩ sẽ xác định được tổn thương xảy ra trên khớp vai.
  • Siêu âm khớp vai: Phương pháp này giúp phát hiện các tổn thương liên quan đến gân và dây chằng ổ khớp. 
  • Cộng hưởng từ MRI: Hình ảnh 3D cho phép đánh giá toàn diện cấu trúc xương, sụn, bao hoạt dịch, gân, dây chằng, mô, cơ vị trí khớp vai. Phương pháp này giúp khắc phục nhược điểm của các phương pháp chỉ chụp được hình ảnh 1 chiều: Không chẩn đoán chính xác. 

chup-mri-giup-tang-kha-nang-chuan-doan-chinh-xac-benh-dau-khop-vai.webp

Chụp MRI giúp tăng khả năng chuẩn đoán chính xác bệnh đau khớp vai 

Điều trị đau khớp vai

Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, đau khớp vai có thể được điều trị bằng các phương pháp khác nhau theo thứ tự: Điều trị không dùng thuốc, điều trị dùng thuốc, phẫu thuật. 

Những cơn đau khớp vai nhẹ nhàng có thể tiến hành mát xa, xoa bóp đều đặn. Nếu người bệnh giảm được các triệu chứng và hết đau mỏi khớp vai, quá trình điều trị có thể dừng lại.

Một số nhóm thuốc bác sĩ có thể kê đơn cho người đau vai là: Paracetamol, nhóm giảm đau NSAIDs, thuốc giãn cơ, kháng sinh, corticoid. Thông thường, các thuốc trên được dùng dạng uống, riêng corticoid được chỉ định đường tiêm trực tiếp vào khớp để hạn chế tác dụng không mong muốn toàn thân.

Sau khi người bệnh dùng thuốc không giảm đau, bác sĩ có thể đưa ra đề nghị phẫu thuật. Một số loại phẫu thuật khớp vai là: Nội soi khớp, tiêm nội khớp, thay khớp nhân tạo, trị liệu chiropractic,...

Giảm đau khớp vai tại nhà bằng cách nào?

Để cải thiện tình trạng đau khớp vai, người mắc có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây: 

Chườm lạnh 

Chườm lạnh giúp giảm sưng, đau ở vai hiệu quả. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, sử dụng một túi nước đá bọc trong một chiếc khăn mềm chườm khoảng 20 phút ở vị trí đau nhức, từ 2 - 3 lần/ngày.

Chườm ấm 

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiệt giúp thư giãn các cơ bắp và làm dịu cơn đau khớp vai. Theo đó, bạn có thể sử dụng một gói gel nóng, miếng đệm nóng hoặc một chai nước nóng chườm lên vùng vai bị đau khoảng 10 - 15 phút.

chuom-am-giup-giam-dau-khop-vai-hieu-qua.webp

Chườm ấm giúp giảm đau khớp vai hiệu quả

Sử dụng thảo dược 

Trong số các giải pháp giảm đau khớp vai: Dùng thuốc, phẫu thuật, trị liệu,... đều có một rủi ro sức khỏe nhất định. Việc lạm dụng thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn lên gan, thận, dạ dày. Các phương pháp trị liệu cũng gây ảnh hưởng một phần tới các tế bào lành của cơ thể, đặc biệt là phương pháp dùng tia sáng. Phẫu thuật đem lại rủi ro hậu phẫu không nhỏ. Do đó, một giải pháp cực kỳ an toàn cho người bệnh đó là dùng thảo dược tự nhiên. 

Vỏ cây liễu

Trong vỏ cây liễu chứa thành phần flavonoid và polyphenol giúp giảm đau và chống viêm xương khớp rất hiệu quả. Trong đó có chứa salicin, tác dụng chống viêm và giảm đau tương đương với aspirin của tây y, nhưng gần như nó không gây độc hại cho cơ thể. Nghiên cứu chỉ ra: Liều 240mg salicin có thể làm giảm đau khớp vai mà không ảnh hưởng tới quá trình đông máu.

Huyền hồ sách

Theo một nghiên cứu có tên: “Tác dụng của huyền hồ sách đối với cơn đau do áp suất lạnh gây ra” thực hiện năm 2004 cho kết quả: Chỉ cần với 1 liều duy nhất sử dụng dịch chiết huyền hồ sách, cường độ đau khớp đã giảm đi đáng kể.

>>> XEM THÊM: 4+ cách chữa đau xương khớp bằng thảo dược. Ai cũng nên biết!

Tóm lại, đau khớp vai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây là một dấu hiệu cảnh báo quan trọng tình trạng sức khỏe và có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh. Hãy chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm và kịp thời điều trị bệnh. Nếu bạn còn thắc mắc, vui lòng để lại thông tin liên hệ để được tư vấn chi tiết.

Tham khảo:

https://www.pennmedicine.org/for-patients-and-visitors/patient-information/conditions-treated-a-to-z/shoulder-pain

https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases--conditions/shoulder-pain-and-common-shoulder-problems/

https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/conditions/shoulder-pain/