Đau nhức kéo dài là tình trạng gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và cuộc sống sinh hoạt của người mắc. Vậy đây có thể là triệu chứng thường gặp trong những bệnh lý nào? Đâu là giải pháp an toàn, hiệu quả để giải quyết những cơn đau nhức khó chịu diễn ra dai dẳng, thường xuyên? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!
Đau kéo dài thường gặp trong những bệnh lý nào?
Cảm giác đau đôi khi chỉ là phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đây cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý, đặc biệt là dấu hiệu đau nhức kéo dài. Dưới đây là một số bệnh gây đau kéo dài thường gặp:
Đau sau đột quỵ
Cơn đau sau đột quỵ có thể xuất hiện và phát triển sau vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Đây được xem là một cuộc tấn công não bất ngờ khi lưu lượng máu đến não bị cắt đứt, làm tế bào não bộ bị thiếu oxy cấp tính. Do không được nuôi dưỡng nên những tế bào não bắt đầu chết, kéo theo mất khả năng kiểm soát trí nhớ và cơ bắp. Sau cơn đột quỵ, gần như các cơ quan, hệ thần kinh đều phải hứng chịu hậu quả nặng nề dẫn tới triệu chứng đau nhức toàn bộ cơ thể.
Đau sau phẫu thuật
Thông thường sau phẫu thuật các tế bào thần kinh bị tổn thương gây chứng đau dai dẳng, kéo dài. Các loại đau sau phẫu thuật bao gồm:
- Đau thần kinh trung ương: Là cơn đau bắt nguồn từ tổn thương não hoặc tủy sống. Loại đau này có thể gặp khi phẫu thuật đối với dây thần kinh tại vị trí não hoặc cột sống.
- Đau thần kinh ngoại biên: Loại đau này bắt nguồn từ các dây thần kinh không phải là một phần của não hoặc tủy sống, chẳng hạn như dây thần kinh ở tay và chân. Ví dụ, đau thần kinh ngoại biên có thể gặp trong các trường hợp phẫu thuật tại khớp hoặc thay thế khớp.
Đau trong ung thư
Ung thư là một trong những bệnh lý dẫn đến chứng đau kéo dài, trong đó đau xương là loại phổ biến nhất. Tùy vào từng giai đoạn bệnh, mà cơn đau trong ung thư có thể xuất hiện với tính chất âm ỉ hoặc dữ dội, liên tục.
Nguyên nhân “gốc rễ” gây đau kéo dài
Đau kéo dài có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể nhưng theo các chuyên gia, chúng đều bắt nguồn từ sự kết hợp của những cơ chế gây đau sau:
1. Đau do thụ cảm thể
Da, động mạch, tĩnh mạch, xương khớp và mô là các cấu trúc có thể cảm nhận được triệu chứng đau do chứa nhiều thụ cảm thể. Khi các cấu trúc này bị nén, co thắt, căng thẳng, viêm hoặc kích ứng sẽ kích thích thụ cảm thể truyền tín hiệu cho não bộ khiến cơ thể cảm nhận được cơn đau.
2. Đau do nguyên nhân thần kinh
Chèn ép, tổn thương hoặc sự tăng sinh gốc tự do trong cơ thể có thể làm phá hủy lớp màng bao bọc bên ngoài dây thần kinh khiến xung điện bị rò rỉ gây những cơn đau kiểu châm chích, dai dẳng, kéo dài nhiều ngày không khỏi.
3. Đau do thay đổi môi trường acid ngoại bào
Nếu cơ thể mắc một số bệnh lý gây viêm nhiễm làm acid môi trường ngoại bào thì đây cũng có thể trở thành tác nhân sinh cơn đau.
Đau kéo dài thường là sự kết hợp của cả 3 cơ chế gây đau
Phương pháp cải thiện chứng đau kéo dài
Để cải thiện những cơn đau, nhiều người thường tự ý tìm đến các loại thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, biện pháp này không được các chuyên gia khuyến khích, bởi nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Thay vào đó, bạn hãy thử tham khảo 4 giải pháp từ tự nhiên dưới đây:
Bạc hà
Bạc hà là thảo dược có đặc tính trị liệu giúp giảm đau cơ, đau đầu, đau răng và đau dây thần kinh. Lá bạc hà giúp thư giãn cơ bắp và thần kinh trong trường hợp bị đau nhức hoặc chuột rút. Bạn chỉ cần nhai vài lá bạc hà khi bị đau sẽ cảm nhận được tác dụng ngay lập tức.
Nho đỏ
Nho đỏ chứa một hợp chất chống oxy hóa, chống viêm được gọi là resveratrol. Hoạt chất này giúp hỗ trợ trong việc duy trì sức khỏe của sụn, ngăn ngừa đau xương khớp hiệu quả. Cách để cung cấp resveratrol vào cơ thể rất đơn giản đó là bạn chỉ cần bổ sung nho đỏ trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Nho đỏ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau kéo dài
Dầu oliu
Dầu oliu có lợi ích chống viêm mạnh. Nó chứa một hợp chất tự nhiên được gọi là oleocanthal có thể giúp ngăn ngừa viêm khớp. Không những thế, dầu oliu nguyên chất cũng chứa hàm lượng lớn các hợp chất tương tự như ibuprofen - là chất giúp giảm đau cực tốt.
Dấm táo
Dấm táo chứa kali, rất quan trọng để cân bằng điện giải trong cơ thể. Kali cũng ngăn chặn sự tích tụ canxi trong khớp, đó là lý do tại sao nó có thể làm giảm cơn đau khớp hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Để ngăn ngừa chuột rút cơ bắp gây đau, trộn 1 thìa dấm táo vào một cốc nước ấm và uống một lần mỗi ngày.
- Để ngăn ngừa chuột rút chân vào ban đêm gây đau, trộn 1 muỗng cà phê dấm táo và mật ong vào một ly nước ấm, uống 30 phút trước khi đi ngủ.