Đau khớp gối là căn bệnh cơ xương khớp thường gặp và ngày càng trở nên phổ biến. Bệnh nếu không được điều trị sẽ gây cản trở cuộc sống do hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh đau khớp gối? Đâu là cách điều trị tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này qua bài viết dưới đây nhé.

Top 6 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau khớp gối

Đau khớp gối xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc nhận biết rõ nguyên nhân giúp người bệnh sớm tìm ra giải pháp phù hợp. Một số nguyên nhân phổ biến, thường gặp nhất ở người bị đau khớp gối là do: Thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, chấn thương, bệnh gout,..

Đau khớp gối là dấu hiệu của thoái hóa khớp gối

Khớp gối là một trong những khớp hoạt động nhiều nhất của cơ thể. Nên đây là bộ phận rất dễ bị thoái hóa gây đau nhức khớp gối. Nguyên nhân bởi sụn khớp bị mài mòn, dịch trong khớp gối bị giảm độ nhớt, bao hoạt dịch bị viêm. Do đó khi vận động, 2 đầu xương cọ xát vào nhau khiến khớp gối bị đau. Tình trạng này có thể là do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, do chấn thương hay chế độ sinh hoạt không hợp lý.

 Ngoài các cơn đau khớp gối, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như:

  • Bị cứng khớp gối vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, một thời gian sau mới cử động được
  • Khớp kêu lục cục mỗi lần co duỗi

Đối với người bệnh nặng, tần suất và cường độ đau khớp gối tăng lên, khớp bị sưng đỏ, thậm chí là biến dạng.

Viêm khớp dạng thấp gây hiện tượng đau khớp gối

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn của cơ thể. Bệnh gây ảnh hưởng đến sụn khớp, đầu xương dưới sụn và màng hoạt dịch gây đau khớp, cứng khớp hay sưng khớp. Lâu dần, bệnh tiến triển nặng hơn sẽ gây nên tình trạng dính khớp, gây biến dạng và mất khả năng vận động.

viem-khop-dang-thap-gay-nen-cac-con-dau-khop-goi.webp

Viêm khớp dạng thấp gây nên các cơn đau khớp gối

Khớp gối bị đau do nguyên nhân chấn thương

Chấn thương đầu gối được coi là một trong những loại tổn thương phổ biến và nghiêm trọng nhất. Chấn thương thường gặp là do tai nạn giao thông, chơi thể thao hoặc tai nạn lao động. Tùy vào mức độ chấn thương mà cơn đau khớp gối diễn ra âm ỉ hay dữ dội. Trường hợp nặng, khớp gối bị biến dạng mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Những người từng bị chấn thương thường để lại di chứng đau nhức khớp gối khi thay đổi thời tiết hay vận động nhiều.

Đau khớp gối là triệu chứng của người bệnh Gout

Gout là một dạng viêm khớp gây nên tình trạng đau và sưng các khớp. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa nhân purin gây tăng acid uric máu, dẫn đến sự hình thành các tinh thể muối urat. Các tinh thể này sẽ lắng đọng tại các khớp gây viêm . Gout thường bắt đầu ở ngón chân cái sau đó lan ra các khớp khác, bao gồm cả khớp đầu gối.

Viêm khớp nhiễm khuẩn dẫn đến đau khớp gối

Viêm khớp nhiễm khuẩn là hiện tượng nhiễm trùng bên trong khớp. Nguyên nhân là do vi khuẩn từ bộ phận nào đó trên cơ thể hoặc từ vị trí chấn thương vùng khớp xâm nhập vào. Khi xảy ra nhiễm trùng, khớp gối sẽ bị sưng, nóng đỏ, đau, có thể kèm theo hiện tượng sốt hay mệt mỏi.

Các yếu tố nguy cơ khác dễ gây nên tình trạng đau khớp gối

Bên cạnh những nguyên nhân do bệnh lý thì còn nhiều yếu tố khác khiến bạn phải đối mặt với các cơn đau khớp gối. Cụ thể như:

  • Béo phì: Thừa cân béo phì sẽ tạo một áp lực lớn lên đầu gối. Lâu dài, có thể gây nên tình trạng viêm khớp gối. Đối với những người đã bị bệnh đau khớp gối thì thừa cân sẽ khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn.
  • Bàn chân dẹt: Đây là hiện tượng lòng bàn chân bằng phẳng, không có vòm cong như bình thường. Điều này gây căng thẳng lên đầu gối khiến khớp gối dễ bị lệch, tăng khả năng xuất hiện các cơn đau. Ngoài ra, việc sinh hoạt, ăn uống không khoa học, dùng chất kích thích nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp gối.

thua-can-beo-phi-la-yeu-to-nguy-co-gay-nen-tinh-trang-dau-khop-goi.webp

Thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng đau khớp gối

Đau khớp gối có nguy hiểm không?

Đau khớp gối tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó không phải là căn bệnh mà bạn có thể xem nhẹ. Đó có thể là thoái hóa khớp gối, viêm khớp nhiễm khuẩn, gout… 

Khớp gối vừa có chức năng vận động vừa đảm nhận việc nâng đỡ cơ thể nên rất dễ bị tổn thương. Thời gian mới xuất hiện cơn đau, nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể chuyển sang các biến chứng như:

  • Biến dạng, vẹo trục khớp gối
  • Giảm chức năng vận động
  • Bại liệt, tàn phế
  • Ảnh hưởng tới các cơ quan khác như tim mạch, mắt, mạch máu… 

Tổng hợp các cách điều trị đau khớp gối đang được áp dụng hiện nay?

Đau khớp gối nếu có thể phát hiện và được can thiệp kịp thời, bệnh sẽ hoàn toàn được cải thiện. Do đó, ngay khi có những dấu hiệu đau khớp gối xuất hiện, người bệnh cần có những biện pháp xử lý đúng cách. 

Thuốc tây y điều trị đau khớp gối 

Sử dụng thuốc giảm đau là cách khá phổ biến đối với người bị đau khớp gối. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, NSAIDS hay các thuốc giảm đau gây nghiện như Codein. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ làm giảm các cơn đau tạm thời. Người bệnh cần tránh lạm dụng thuốc vì sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng.

can-than-trong-khi-su-dung-thuoc-tay-de-giam-dau-khop-goi.webp

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc tây để giảm đau khớp gối

Giảm đau nhức khớp gối bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp luôn được ưu tiên trong các bệnh về cơ xương khớp. Có rất nhiều bài tập khác nhau để khắc phục chứng đau mỏi khớp gối. Ở bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn một số cách xoa bóp chữa đau đầu gối hiệu quả.

  • Miết khớp gối: Người bệnh ngồi thoải mái trên ghế hoặc giường, để cẳng chân vuông góc với đùi. Dùng 2 ngón tay cái đặt ở phía trước đầu gối, các ngón tay còn lại ấp vào khoeo. Dùng một lực vừa phải của 2 ngón cái miết hướng vào tâm đầu gối. Sau đó tiếp tục miết từ tâm ra vị trí phía sau đầu gối dọc theo khe khớp gối. Thực hiện 20 lần với mỗi chân.
  • Xát day khớp gối: Người bệnh ngồi thoải mái trên ghế, 2 chân ở trạng thái duỗi thẳng. Dùng 2 bàn tay ôm 2 bên khớp gối. Tiến hành xát từ trên xuống, sau đó lại làm ngược lại khoảng 20 lần. Đặt 2 bàn tay úp lên vị trí 2 xương bánh chè rồi day tròn theo chiều kim đồng hồ 20 lần, làm ngược lại như vậy 20 lần nữa.
  • Vận động khớp gối: người bệnh ngồi thoải mái trên ghế, cẳng chân để vuông góc với đùi. Dùng 2 tay ôm khớp gối, thực hiện co duỗi nhẹ nhàng 20 lần. Tiến hành tương tự với chân còn lại.

van-dong-khop-goi-dung-cach-se-giup-cai-thien-cac-con-dau-khop-goi.webp

Vận động khớp gối đúng cách sẽ giúp cải thiện các cơn đau khớp gối

Trị đau khớp gối tại nhà bằng các phương pháp đơn giản

Với những người bị đau khớp gối nhẹ, hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng các phương pháp tại nhà.

Thói quen sinh hoạt giúp cải thiện đau khớp gối

Chế độ sinh hoạt luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe toàn diện,bao gồm tình trạng đau khớp gối. Hãy lưu ý những điều dưới đây để cơn đau của bạn được phục hồi nhanh chóng:

  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Người bệnh cần ngủ đủ giấc, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. Đối với những công việc văn phòng, cần tránh ngồi liên tục trong một khoảng thời gian dài.
  • Tập luyện thể dục thể thao, duy trì ổn định cân nặng: Việc tập thể dục đều đặn sẽ giúp xương khớp trở nên dẻo dai và tăng sự linh hoạt của khớp. Giảm cân cũng là phương pháp cải thiện cơn đau do hạn chế áp lực lên đầu gối.

Chế độ ăn cho người bị đau mỏi khớp gối

Một chế độ ăn uống khoa học cũng giúp giảm các cơn đau khớp gối của bạn. Những điều bạn cần làm đối với chế độ ăn như sau:

  • Giảm lượng calo nạp vào mỗi ngày: tránh các loại thức ăn nhiều đường và các loại đồ uống có gas.
  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh.
  • Bổ sung Omega 3: có nhiều trong cá hồi, cá trích, cá thu, quả óc chó, hạt chia, hạt lanh, hàu… 
  • Cung cấp đủ vitamin D: có nhiều trong trứng, sữa, đậu hũ, hải sản… 

cac-thuc-pham-giau-omega-3-rat-tot-cho-nguoi-bi-dau-khop-goi.webp

Các thực phẩm giàu omega 3 rất tốt cho người bị đau khớp gối

Các cây thuốc chữa đau đầu gối an toàn, hiệu quả

Sử dụng các cây thuốc trong điều trị đau xương khớp đang được coi là xu hướng hiện nay. Do các loài cây này có nguồn gốc tự nhiên sẽ dễ dung nạp với cơ thể và ít gây tác dụng phụ hơn. 

  • Vỏ cây Liễu: Đây là loại thảo dược được biết đến từ lâu trong việc chữa đau nhức xương khớp. Vỏ cây Liễu có thành phần chính là salicin, sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid salicylic. Chất này có cấu trúc tương tự aspirin nhưng khi vào cơ thể có tác dụng lâu hơn và an toàn hơn. Ngoài ra, trong vỏ cây Liễu còn có thành phần giúp chống oxy hóa và kháng khuẩn. Một nghiên cứu năm 2001 ở 78 người viêm xương khớp cho biết điểm số đau đã giảm 14% ở những người dùng vỏ cây Liễu, cao hơn những người dùng giả dược là 2%. Do đó, người bị đau khớp gối hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn vỏ cây Liễu để cải thiện bệnh.
  • Ngoài ra, các cây thuốc như tam lăng, tô mộc, huyền hồ sách cũng là những thảo dược có tác dụng giảm đau xương khớp hiệu quả.

>>> XEM THÊM: 4 cách “đánh bay” chứng đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả và giải pháp từ thảo dược tự nhiên. CLICK ĐỌC NGAY!

Đau khớp gối hiện đang là căn bệnh rất phổ biến. Nó khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút rõ rệt. Việc sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên hiện đang được nhiều người quan tâm bởi sự an toàn và hiệu quả của chúng. 

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về căn bệnh đau khớp gối. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin của mình để nhận sự tư vấn từ các chuyên gia.                                                                   

Nguồn:

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/knee-pain-and-problems

https://www.verywellhealth.com/knee-pain-symptoms-2549628

https://www.healthline.com/health/causes-of-severe-knee-pain-leading-to-knee-replacement