Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người thường có xu hướng lười vận động. Đây cũng là một trong các nguyên nhân làm  tỷ lệ bệnh về xương khớp ngày một tăng và mở rộng hơn về độ tuổi. Trong số đó, đau vai gáy là chứng phổ biến thường gặp, đặc biệt xuất hiện nhiều ở những người làm công việc văn phòng, tiếp xúc nhiều với máy tính. Triệu chứng này cũng có thể báo hiệu một bệnh lý nguy hiểm mà bạn đang mắc phải. Chính vì vậy hãy tìm ra phương pháp hiệu quả, an toàn để khắc phục sớm nhất tình trạng này nhé!

Nguyên nhân đau vai gáy là gì?

Làm việc sai tư thế

Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra đau vai gáy. Nếu bạn có thói quen giữ tư thế không đúng khi ngồi, nằm hay khi làm việc sẽ làm tổn thương các khớp ở vị trí vai gáy, gây đau và khó chịu ở vùng này. 

Thoái hóa khớp

Tình trạng thường gặp ở người cao tuổi vì có liên quan đến vấn đề lão hóa. Khi các cơ quan cơ thể đi vào giai đoạn lão hóa, các mô sụn bị bào mòn và lượng dịch nhày trong ổ khớp giảm gây ra tình trạng viêm, sưng, đau.

Căng cơ

Trong một số hoạt động cơ vai gáy có thể bị căng quá mức như các hoạt động thể thao, mang vác nặng... gây ảnh hưởng đến cơ và gân cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đau vai gáy

Chấn thương

Chấn thương được xếp vào một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau vùng vai gáy, có thể gặp trong các trường hợp: tai nạn xe cộ, ngã... Khi bị chấn thương, do sự thay đổi diễn ra một cách đột ngột làm chệch khớp, giãn hoặc rách cơ gân tại vị trí vai gáy gây đau.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, đau vai gáy cũng có thể ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý như căng thẳng, stress, lối sống không lành mạnh, thiếu ngủ, thiếu hụt chất dinh dưỡng. Một số trường hợp phụ nữ được xác định nguyên nhân là do giảm nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh gây nên hiện tượng đau vai gáy.

Chữa đau vai gáy bằng thuốc nam như thế nào?

Tùy từng nguyên nhân và mức độ của cơn đau vai gáy mà có các phương pháp điều trị thích hợp. Các thuốc hay được dùng cho người bị đau vai gáy, bao gồm: các thuốc nhóm NSAIDs (Ibuprofen, Naproxen), các thuốc giãn cơ, nặng hơn có thể dùng các thuốc chống viêm steroid. Tuy nhiên, những bài thuốc dân gian vẫn luôn là một lựa chọn ưu tiên để áp dụng tại nhà, vừa bớt tốn kém chi phí, lại lành tính không gây các tác dụng phụ.

Sau đây là 3 bài thuốc dân gian trị chứng đau vai gáy các bạn có thể tham khảo:

Ngải cứu

Ngải cứu có đặc tính: vị đắng, mùi thơm, tính ấm. Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu nói riêng và các bệnh đau xương khớp nói chung đã được dân gian biết đến từ lâu.

Cách chườm ngải cứu chữa đau vai gáy như sau:

Lấy lá ngải cứu rửa sạch, sao qua trên ngọn lửa nhỏ, thêm vài hạt muối. Sau đó gói lại trong một khăn sạch và chườm lên vai gáy khoảng 15 - 20 phút. 

Dung-ngai-cuu-va-muoi-chua-dau-vai-gay.jpg

Dùng ngải cứu và muối chữa đau vai gáy

Chuyen-gia.jpg

Gừng

Đặc tính: vị cay, tính ấm

Gừng được biết đến với tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và giảm đau vai hiệu quả

Cách dùng: Gừng tươi rửa sạch, thát lát. Một thìa canh gừng thêm khoảng 2 bát nước và đun sôi trong 10 phút. Sau đó thêm một chút mật ong rồi uống ngày từ 1-2 cốc.

Gung-va-mat-ong-chong-viem-giam-dau-hieu-qua.jpg

Gừng và mật ong chống viêm, giảm đau hiệu quả

Hạt gấc

Các nghiên cứu cũng đã khẳng định tác dụng giảm đau chống viêm của hạt gấc

đặc biệt phù hợp với các cơn đau liên quan đến xương khớp.

Hướng dẫn cách làm:

- Hạt gấc chín, rửa sạch, phơi khô

- Nướng qua, sau đấy đập dập bỏ lớp vỏ cứng

- Giã dập phần nhân và cho vào bình thủy tinh

- Đổ rượu gạo khoảng 50 độ vào sao cho ngập hạt gấc

- Ngâm khoảng 7-10 ngày là dùng được. Để càng lâu hiệu quả càng cao

Liều lượng: Ngày dùng từ 1-2 lần trong bữa ăn, mỗi lần uống 1 ly nhỏ.