Những cơn đau khớp bả vai thường xuyên làm phiền, khiến bạn mất ăn mất ngủ, làm việc kém tập trung? Bạn không biết nguyên nhân của tình trạng này là gì và làm sao để cải thiện an toàn, hiệu quả? Liệu sử dụng sản phẩm giảm đau thảo dược có giảm đau khớp vai được không? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời cho những thắc mắc trên nhé!

Đau khớp bả vai là bệnh gì?

Tình trạng đau nhức bả vai và cổ có thể bắt gặp ở bất cứ lứa tuổi, giới tính nào. Bệnh cần được điều trị kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống và giấc ngủ của người mắc. Tuy nhiên, để việc điều trị đạt hiệu quả cao, việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh là điều quan trọng. Dưới đây là những bệnh lý thường gặp gây triệu chứng đau nhói vùng bả vai:

Thoái hóa đốt sống cổ

Nếu tình trạng đau nhói vùng bả vai và cổ diễn ra trong thời gian dài thì không loại trừ trường hợp bạn bị thoái hóa đốt sống cổ. Người mắc sẽ xuất hiện các triệu chứng như mỏi dọc từ vùng cổ xuống vai, tay, đau châm chích như có kiến bò, xoay đầu khó khăn. Theo thời gian, bệnh có thể tiến triển nặng khiến người mắc luôn có cảm giác đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng vận động. Tình trạng thoái hóa kéo dài có thể dẫn tới viêm nhiễm làm acid hóa môi trường xung quanh và trở thành tác nhân sinh ra cơn đau khớp bả vai.

thoai-hoa-dot-song-co-gay-dau-khop-ba-vai.webp

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau khớp bả vai

Bệnh lý thần kinh

Cổ vai gáy là vùng chứa nhiều dây thần kinh. Do đó, nếu các dây thần kinh phải chịu sự chèn ép dẫn tới lớp bao bọc bên ngoài bị phá hủy, xung điện rò rỉ cũng có thể là một trong số những nguyên nhân gây đau. Đau nhói vùng bả vai do bị chèn ép dây thần kinh thường có các biểu hiện như ngứa ran, tê ở cánh tay và đầu các ngón tay.

Tuy nhiên, triệu chứng đau khớp bả vai đôi khi không phải dấu hiệu của bệnh lý mà xuất phát từ thói quen xấu như nằm, ngồi sai tư thế. Đây là tình trạng khá phổ biến. Khi ở tư thế không đúng, máu kém lưu thông, chèn ép vào cơ, dây chằng. Đây là các vị trí có nhiều thụ cảm thể, khi xuất hiện tác nhân chèn ép sẽ kích thích chúng thực hiện nhiệm vụ truyền tín hiệu đau cho não bộ, dẫn tới cơ thể cảm nhận được cơn đau nhức.

>>> XEM THÊM: Nguyên nhân đau khớp vai phải và giải pháp tốt nhất hiện nay

Đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng đau khớp bả vai?

Trên thực tế, tình trạng đau nhói vùng bả vai đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo nhiều thống kê cho thấy, các đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng đau khớp bả vai đó là:

- Những người làm công việc văn phòng, lái xe, lao động nặng.

- Những người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao, ung thư vùng cổ cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra chứng đau khớp bả vai triền miên, dai dẳng.

- Những người bị dị tật bẩm sinh vùng cổ, gáy, mỗi khi thay đổi thời tiết cơn đau khớp bả vai lại tái phát.

- Những người thường xuyên cúi đầu sử dụng điện thoại di động.

thoi-quen-cui-dau-bam-dien-thoai-gay-anh-huong-toi-dot-song-co.webp

Thói quen cúi đầu bấm điện thoại gây ảnh hưởng tới đốt sống cổ 

Đau khớp bả vai có nguy hiểm không?

Đau khớp bả vai tuy không nguy hiểm tới tính mạng người mắc nhưng nó là một dấu hiệu quan trọng cảnh báo các vấn đề sức khỏe của người bệnh. Do đó, khi gặp triệu chứng đau khớp bả vai, bạn cần thực hiện sớm các biện pháp giảm đau và thăm khám y khoa.

Một số tín hiệu cho biết đau khớp bả vai là một dấu hiệu bệnh lý bao gồm:

  • Cơn đau khớp bả vai ảnh hưởng tới hoạt động của khớp vai (gánh, vác) hay khớp cánh tay (bê, cầm, kéo, đẩy).
  • Cơn đau xuất hiện thường xuyên, kéo dài gây ảnh hưởng tới công việc, giấc ngủ của người mắc.
  • Xuất hiện hiện tượng chuột rút, giật nhẹ tại cánh tay.

Sau đây là một vài biến chứng khiến người bệnh không thể coi thường dấu hiệu đau khớp bả vai: Teo cơ, biến dạng cơ, biến dạng khớp, rối loạn chức năng thần kinh thực vật, liệt một bên cánh tay. Chính vì vậy, đau khớp bả vai bệnh lý là một dấu hiệu cảnh báo đặc biệt nguy hiểm và quan trọng cho người mắc.

Chẩn đoán đau khớp bả vai

Các phương pháp chẩn đoán đau khớp bả vai được sử dụng hiện nay là:

Căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng 

Thăm khám lâm sàng được thực hiện thông qua những câu hỏi đáp bao gồm:

  • Đau ở một hay hai bên vai? Đau có lan xuống cánh tay hay không?
  • Mức độ cơn đau: Đau nhói hay âm ỉ?
  • Tần suất xuất hiện cơn đau như thế nào?
  • Có thêm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, giật, co rút hay không?
  • Cơn đau có gây hạn chế vận động hay không?
  • Gia đình có ai mắc các bệnh về xương khớp hay không?

Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ quan sát vùng da vai gáy, cánh tay; tác động thử một lực lên vị trí bả vai - cánh tay; yêu cầu người bệnh thực hiện một số động tác đơn giản vùng bả vai, cánh tay. 

Căn cứ vào kết quả cận lâm sàng:

Người bệnh sẽ được yêu cầu làm một số xét nghiệm sau để giúp bác sĩ có thêm cơ sở đưa ra kết luận chính xác nhất về nguyên nhân và mức độ đau khớp bả vai:

  • Chụp X-quang: Xác định được thương tích ở xương khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI và siêu âm: Xác định thương tích ở mô, dây chằng, gân.
  • Chụp CT: Quét hình ảnh chi tiết về xương khớp.
  • Điện cơ đồ EMG: Đánh giá chức năng dây thần kinh.
  • Nội soi: Xác định tổn thương tại mô mềm. 

phuong-phap-noi-soi-khop-giup-xac-dinh-ton-thuong-tai-mo-mem.webp

Phương pháp nội soi khớp giúp xác định tổn thương tại mô mềm 

Điều trị đau khớp bả vai

Các phương pháp điều trị khớp bả vai bao gồm: Điều trị tại nhà, dùng thuốc và phẫu thuật.

Điều trị tại nhà:

Các phương pháp điều trị đau khớp bả vai tại nhà bao gồm:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Thực hiện các bài tập giúp giãn cơ khớp vai.
  • Xoa bóp, mát xa.
  • Chườm nóng, chườm lạnh.
  • Hạn chế thực hiện các công việc nặng có liên quan tới khớp vai và cánh tay.

Điều trị bằng thuốc:

Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau khớp bả vai là: 

  • Thuốc uống: Paracetamol, nhóm thuốc giảm đau NSAIDs, giãn cơ.
  • Thuốc tiêm: Thuốc gây tê, corticoid.
  • Thuốc bôi: Nhóm thuốc bôi giảm đau.

Phẫu thuật:

Một số trường hợp trật khớp bả vai, rách gân cơ tại vai, tổn thương dây thần kinh do bị chèn ép bởi mô sẹo, rách mô,... có thể được cân nhắc làm phẫu thuật. Các phẫu thuật đối với khớp bả vai bao gồm: Thay khớp, tiêm nội khớp, sửa chữa dây chằng,...

Dược liệu giúp giảm đau khớp bả vai an toàn và hiệu quả

Các phương pháp điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật nói trên đều có nguy cơ gây tác dụng không mong muốn tới cơ thể. Chính vì lý do này, các chuyên gia khuyên rằng, người thường xuyên bị đau khớp bả vai nên sử dụng sản phẩm giảm đau có nguồn gốc từ thảo dược để hỗ trợ kiểm soát cơn đau an toàn, hiệu quả và phòng ngừa tái phát. Đó chính là lý do sản phẩm GIẢM ĐAU THẢO DƯỢC chuyên biệt ĐẦU TIÊN trên thị trường được ra đời có thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu kết hợp với nhiều thảo dược quý khác.

vo-cay-lieu-giup-giam-dau-khop-ba-vai-hieu-qua.webp

Vỏ cây liễu giúp giảm đau khớp bả vai hiệu quả 

Trong đó, vỏ cây liễu đã có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng trên người bị cơn đau kéo dài, đau mạn tính như đau đầu, đau xương khớp, đau lưng,... Điều đặc biệt là vỏ cây liễu không gây tác dụng phụ như đau dạ dày, tăng men gan hay đông máu như một số thuốc giảm đau phổ biến hiện nay.

Trong chương trình “Tư vấn sức khỏe” trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam, chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân cho biết: “Vỏ cây liễu được sử dụng trong đông y từ rất lâu để giảm viêm, giảm đau, giảm sốt. Nghiên cứu năm 2000 về tác dụng giảm đau thắt lưng mạn tính cho kết quả: Sau 2 tuần, nhóm sử dụng chiết xuất vỏ cây liễu có hiệu quả giảm đau gấp 6,5 lần so với nhóm điều trị bằng thuốc giảm đau. Năm 2001, một nghiên cứu được thực hiện trên 78 người bệnh đau xương khớp mạn tính cho kết quả: Nhóm dùng chiết xuất vỏ cây liễu giảm đau tới 14% trong khi nhóm sử dụng giả dược giảm đau chỉ 2%.”

Các vị dược liệu khác như: Cao huyền hồ sách, cao tô mộc, cao tam lăng có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu tích, hành khí, chỉ thống được dùng trong trường hợp khí huyết ngưng trệ, giúp hành khí hoạt huyết, thư cân, giãn cơ, đả thông kinh lạc, từ đó làm giảm triệu chứng đau nhức hiệu quả.

Mong rằng, với những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng đau khớp bả vai và giải pháp cải thiện an toàn, hiệu quả từ thảo dược. Để “đẩy lùi” cơn đau nhức, hãy kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu mỗi ngày bạn nhé!

Tham khảo:

https://www.pennmedicine.org/for-patients-and-visitors/patient-information/conditions-treated-a-to-z/shoulder-pain

https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases--conditions/shoulder-pain-and-common-shoulder-problems/

https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/conditions/shoulder-pain/