Đau nhức xương khớp là hiện tượng phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ khớp nào trong cơ thể. Nhiều người thường lựa chọn dùng thuốc là phương pháp đầu tiên để giảm đau nhức. Vậy đau nhức xương khớp dùng thuốc gì? Cần lưu ý những gì khi sử dụng? Mời bạn đọc tham khảo thông tin về việc sử dụng thuốc để giải quyết triệu chứng đau nhức xương khớp tại đây.

Đau nhức xương khớp là gì?

Đau nhức xương khớp là một triệu chứng điển hình của các bệnh lý về xương khớp. Theo chuyên gia, sụn được ví như một tấm đệm bao bọc đầu xương tại các vị trí tiếp nối với nhau. Dịch nhầy có tác dụng giảm sự ma sát cũng như khiến các khớp linh hoạt hơn khi cử động. Do vậy khi tổ chức này có biểu hiện thoái hóa, tế bào sụn mòn dần kèm theo lượng dịch nhầy giảm dẫn đến các đầu xương cọ sát vào nhau gây tình trạng đau nhức xương khớp. 

Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ một vị trí nào có ổ khớp, gây ra những cơn đau nhức xương khớp gối, đau nhức xương khớp bả vai,… làm ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Tần số và mức độ cơn đau phụ thuộc vào nguyên nhân đau nhức xương khớp, giai đoạn của bệnh và khả năng đáp ứng cơn đau của từng cá thể. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra gồm: Biến dạng khớp, viêm khớp, dính khớp, giảm/mất khả năng vận động.

hien-tuong-dau-nhuc-co-the-xay-ra-o-nhieu-vi-tri-khop-goi-khop-ban-tay-khop-vai-xuong-cot-song.webp

Hiện tượng đau nhức có thể xảy ra ở nhiều vị trí: Khớp gối, khớp bàn tay, khớp vai, xương cột sống,... 

Đau nhức xương khớp dùng thuốc gì hiệu quả?

Tình trạng đau nhức xương khớp có rất nhiều biện pháp giúp kiểm soát hiệu quả. Bao gồm: Thay đổi lối sống, sử dụng thuốc, phẫu thuật và vật lý trị liệu.

Triệu chứng đau thường được cắt đứt sau khi sử dụng các thuốc sau đây:

- Thuốc giảm đau: Bắt đầu với paracetamol ở những thể đau nhẹ. Liều dùng lớn hơn 4g/ngày có thể gây suy gan. Dùng rượu gần với thời gian uống thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ tổn thương chức năng gan. 

- Thuốc giảm đau, chống viêm nhóm NSAIDs: Khi các biểu hiện đau đã ở mức trung bình thì bắt buộc phải chuyển sang các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, diclofenac,…

- Corticoid: Cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc này vì tác dụng phụ của thuốc rất nặng nề. Đây là nhóm có tác dụng chống viêm mạnh mẽ có thể được dùng qua đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào ổ khớp. 

- Acid hyaluronic: Được coi như một chất bôi trơn cho khớp. Chất này thường bị giảm ở những người mắc viêm xương khớp. Thủ thuật tiêm chất này chỉ được tiến hành khi có y lệnh của bác sĩ và thực hiện bởi người có kỹ thuật, đảm bảo vô trùng.

- Lidocain: Là thuốc gây tê tại chỗ có tác dụng giảm đau khá nhanh, bao gồm cả đau nhức xương khớp. Lidocain hiện được bào chế dưới các dạng: Gel bôi và thuốc tiêm. Lưu ý, thuốc có thể gây nổi mẩn và phát ban tại vùng da bôi thuốc.

Các loại thuốc giảm đau tại chỗ khác bao gồm: Methyl salicylat, menthol, camphor, capsaicin,... thường được chỉ định trong các trường hợp chấn thương mô mềm, bong gân, trật khớp, đau xương khớp. 

- Thuốc giảm đau nhóm opioid: Bao gồm codein, morphine, methadone,... Các thuốc nhóm này cho hiệu quả nhanh và mạnh trong các cơn đau nội tạng, đau trong ung thư và đau sau phẫu thuật. Tuy nhiên, nó để lại nhiều tác dụng không mong muốn trên tim mạch (chậm nhịp tim), trên tiêu hóa (táo bón, bí tiểu), trên thần kinh (tăng hưng phấn),... Đặc biệt, thuốc dễ gây nghiện và khiến người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc. 

Có hàng trăm loại thuốc điều trị đau xương khớp khác nhau được bày bán rộng rãi trong các hiệu thuốc. Do đó, người bệnh cần tham khảo tư vấn của dược sĩ, bác sĩ để có được loại thuốc và liều lượng sử dụng phù hợp.

thuoc-giam-dau-opioid-cho-tac-dung-giam-dau-nhanh-va-manh.webp

Thuốc giảm đau opioid cho tác dụng giảm đau nhanh và mạnh

>>> XEM THÊM: Những sai lầm thường gặp khi dùng thuốc giảm đau. XEM NGAY!

Thảo dược giảm đau nhức xương khớp

Bên cạnh các phương pháp giảm đau bằng thuốc, ngâm chân, đắp lá, xoa bóp, chườm lạnh,... sử dụng thảo dược đang trở thành một phương pháp giảm đau được nhiều người tìm kiếm và lựa chọn. 

Vỏ cây liễu trắng, huyền hồ sách, tô mộc, tam lăng,... là những vị thảo dược quý, cho tác dụng giảm đau vừa an toàn vừa bền vững. Hoạt chất trong các vị thuốc tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây đau nên còn có công dụng dự phòng cơn đau tái phát. Cụ thể:

  • Hoạt chất salicin trong vỏ cây liễu trắng giúp giảm đau hiệu quả do chuyển hóa thành acid salicylic khi được hấp thu vào cơ thể. 
  • Hoạt chất brazilin trong tô mộc cho tác dụng giảm viêm tốt, thích hợp cho người bị viêm khớp dạng thấp.
  • Huyền hồ sách, tô mộc cùng nhiều loại thảo dược khác có tác dụng bảo vệ bao myelin, ngăn sự rò rỉ xung điện tại đây - đánh vào nguyên nhân gây đau là thần kinh.

Sản phẩm thảo dược chứa vỏ cây liễu trắng cùng huyền hồ sách, bán biên liên, tô mộc, tam lăng,... sẽ đem lại hiệu quả giảm đau tối ưu cho người bệnh đau nhức xương khớp.

vo-cay-lieu-trang-to-moc-huyen-ho-sach-la-nhung-duoc-lieu-giup-giam-dau-khop-hieu-qua.webp

Vỏ cây liễu trắng, tô mộc, huyền hồ sách là những dược liệu giúp giảm đau khớp hiệu quả

Mọi thắc mắc liên quan đến thuốc trị đau nhức xương khớp và sản phẩm thảo dược giảm đau, bạn đọc xin vui lòng để lại thông tin liên hệ tại đây để nhận được tư vấn của chuyên gia. 

Tham khảo:

https://bethematch.org/support-the-cause/donate-bone-marrow/join-the-marrow-registry/

https://www.dosomething.org/us/facts/11-facts-about-bone-marrow-donation

https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/bone-marrow-transplantation