Đau thắt lưng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người mắc phải. Nguy hiểm hơn, đau thắt lưng có thể dẫn đến liệt, mất khả năng vận động. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và biện pháp cải thiện an toàn, hiệu quả từ thảo dược tự nhiên. Mời bạn cùng theo dõi!
Đau thắt lưng là gì?
Theo một thống kê đau thắt lưng tại cộng đồng cho thấy: Có tới 70-80% số người trưởng thành sẽ bị đau thắt lưng cấp tính một lần trong đời. Và 10% trong số đó có nguy cơ chuyển thành đau thắt lưng mạn tính, 60% trong số này không hồi phục.
Đau thắt lưng mạn tính là tình trạng đau mỏi lưng, đặt biệt vùng eo lưng, từ đốt sống L1 đến mông. Đau lưng có thể xảy ra ở 1 hoặc 2 bên cơ thể, kéo dài hơn 3 tháng. Cơn đau lưng có thể không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường hoặc tái phát thường xuyên. Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến các vận động vùng tay, chân cũng như chất lượng cuộc sống của người mắc.
Đau khớp lưng là trạng thái đau mỏi vùng lưng từ đốt sống L1 đến mông
Nguyên nhân đau thắt lưng
Hội chứng đau thắt lưng xuất phát từ vấn đề cột sống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau thắt lưng xuất phát từ các bệnh đường tiết niệu, sinh dục, đau dây thần kinh,...
Các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến cột sống, khớp hoặc cơ có thể dẫn đến đau thắt lưng mạn tính, bao gồm: Viêm khớp, hẹp cột sống, căng cơ hoặc tổn thương đĩa đệm. Sau đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng đau thắt lưng:
- Lão hóa.
- Không thường xuyên vận động và tập thể dục.
- Lặp đi lặp lại các động tác uốn, xoắn người hoặc nâng vật nặng.
- Béo phì hoặc mang thai.
- Chấn thương do ngã hoặc tai nạn.
- Lái xe, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
- Tư thế xấu khi ngồi hoặc đứng.
Đau thắt lưng có nguy hiểm không?
Đau thắt lưng thường bị bỏ qua do sự chủ quan của người bệnh. Tuy nhiên, vấn đề là nếu không điều trị sớm và hoàn thiện, đau thắt lưng cấp tính có thể chuyển thành mạn tính. Đau mạn tính kéo dài có thể không hồi phục chức năng hoặc gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Ở giai đoạn nhẹ, bệnh có thể biểu hiện thành những cơn đau khi vận động hay thay đổi tư thế. Ở giai đoạn tiếp theo, người bệnh cảm thấy bứt rứt, khó chịu, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc và chất lượng giấc ngủ. Giai đoạn nặng hơn, các biến chứng về dây thần kinh hay thoát vị đĩa đệm, teo cơ, liệt chi là hoàn toàn có thể xảy ra.
Như vậy, đau thắt lưng tuy không nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng nó là dấu hiệu quan trọng cảnh báo các vấn đề sức khỏe về xương khớp hay biến chứng tiềm ẩn đang xảy ra bên trong cơ thể. Do đó khi đau lưng dữ dội và tái diễn, hãy chủ động thăm khám tại bệnh viện để phát hiện nguyên nhân và kịp thời điều trị.
Nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm do đau thắt lưng
Khi nào đau thắt lưng cần đi khám bác sĩ?
Đau thắt lưng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như vậy thì đâu là thời điểm vàng để đi gặp bác sĩ?
Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn về thời điểm đi khám bác sĩ:
- Sau khi gặp chấn thương: Cơn đau thắt lưng xuất hiện sau khi bạn gặp chấn thương vị trí hông lưng, hoặc cơn đau thắt lưng tái phát do chấn thương vùng thắt lưng đã bị trước đây.
- Triệu chứng đau thắt lưng không cải thiện sau khi khởi phát 2-3 ngày trước đó.
- Đau thắt lưng kèm theo một số triệu chứng: Đau lan xuống chân, đau dữ dội khi ho, nước tiểu nóng hoặc có máu, tê bì vùng bẹn, đùi, sốt,...
- Cơn đau thắt lưng khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng, xấu đi.
- Cảm thấy chùn chân, khó đi vững.
Chẩn đoán đau thắt lưng
Các phương pháp chẩn đoán đau thắt lưng bao gồm:
- Chụp MRI/CT: Giúp phát hiện các tổn thương liên quan tới xương như cơ, mô, dây thần kinh,...
- Điện cơ: Giúp phát hiện sự bất thường và kiểm tra chức năng của dây thần kinh bằng cách đo xung điện dây thần kinh.
- Chụp X-quang: Giúp phát hiện sự bất thường trong cấu trúc xương.
Các phương pháp chẩn đoán sẽ được bác sĩ chỉ định căn cứ vào triệu chứng đau thắt lưng và thể trạng của người bệnh.
Chụp X-quang giúp chẩn đoán được đau thắt lưng
Điều trị đau thắt lưng
Mục tiêu điều trị đau thắt lưng là giảm đau và hạn chế cơn đau tái phát.
Thuốc
Người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc sau đây:
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) giúp giảm sưng, đau hoặc hạ sốt. Loại thuốc kháng viêm này tiềm ẩn các tác dụng không mong muốn bao gồm: Chảy máu dạ dày, loét dạ dày, suy thận.
- Paracetamol giúp giảm triệu chứng đau thắt lưng và hạ sốt rất hiệu quả. Bạn hãy thực hiện theo đúng hướng dẫn trên nhãn và theo tư vấn của bác sĩ để biết về liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc phù hợp. Tác dụng không mong muốn của thuốc là gây tổn thương gan nếu lạm dụng. Khuyến cáo không sử dụng tổng liều hơn 4g (4.000 miligam) paracetamol trong 1 ngày.
- Thuốc giãn cơ giúp giảm co thắt cơ và đau lưng.
Có thể thấy, việc sử dụng thuốc giảm đau tây y trong điều trị đau thắt lưng mạn tính vẫn còn nhiều mặt bất cập, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí gây nhờn thuốc, phản tác dụng.
Phẫu thuật
Khi phương pháp điều trị bằng thuốc không hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật có vai trò chỉnh hình, khắc phục trực tiếp chức năng xương khớp, dây thần kinh, cơ,.. nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro giai đoạn hậu phẫu. Các tai biến hậu phẫu có thể gặp là: Nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, xơ hóa, yếu cơ,...
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học và y học hiện đại, người bệnh không nên quá lo lắng vì các phương pháp phẫu thuật có tỷ lệ thành công rất cao. Một số phương pháp phẫu thuật hiện đại là: Nội soi khớp, thay khớp, chỉnh hình khớp,...
Phẫu thuật cột sống vùng thắt lưng cho người bệnh
Trị liệu thần kinh cột sống (chiropractic)
Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống lần đầu được áp dụng tại Mỹ năm 1895. Phương pháp này giúp điều chỉnh cấu trúc xương bằng các thao tác nắn chỉnh lại cấu trúc cột sống thắt lưng, để cơ thể tự phục hồi lại vị trí và chức năng bình thường của tủy sống, dây thần kinh, đĩa đệm,...
Đây là một phương pháp giúp giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây đau thắt lưng và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh. Tại Việt Nam, phương pháp Chiropractic đang phát triển và đã được áp dụng thành công.
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu giúp người bệnh sớm khôi phục sức khỏe mà không phải chịu đau đớn và biến chứng như phẫu thuật. Các bài tập trị liệu có mục tiêu giãn cơ, giảm đau thắt lưng, giảm áp lực cột sống, cải thiện chức năng tuần hoàn, tái tạo mô.
Một số phương pháp trị liệu vật lý thường được áp dụng bao gồm: Nhiệt trị liệu bằng cách tác dụng nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh lên xương khớp; điện trị liệu, ánh sáng trị liệu bằng tia laser hoặc tia tử ngoại. Các phương pháp trị liệu vật lý có tính an toàn cao, phù hợp với bệnh đau thắt lưng mạn tính. Tuy nhiên, tác dụng thường xuất hiện muộn hơn nhiều so với điều trị bằng thuốc tây y.
Điều trị đau thắt lưng bằng tia laser
Phòng tránh đau thắt lưng
Để có thể phòng tránh đau thắt lưng, bên cạnh việc thăm khám sức khỏe thường xuyên, bạn đọc có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây bao gồm: Thực hành các bài tập cho thắt lưng và sử dụng thảo dược.
Thực hành các bài tập cho thắt lưng
Tập thể dục không chỉ giúp nâng cao sức khỏe hệ xương khớp mà còn giúp cơ thể dẻo dai, mạnh khỏe. Một số bài tập có tác dụng dự phòng đau thắt lưng mà bạn có thể tham khảo là:
- Bài 1: Nằm úp xuống thảm, hai lòng bàn tay chạm thảm và nâng dần nửa trước cơ thể lên. Bạn sẽ cảm nhận rõ tác động trên thắt lưng. Duy trì tư thế trong khoảng 40 giây, sau đó nằm ngửa để nghỉ ngơi 40 giây. Thay đổi luân phiên 2 động tác khoảng 3-4 lần.
- Bài 2: Tư thế con bò: Bạn quỳ 2 gối xuống, chống hai tay thẳng và song song với 2 gối, chỉnh tư thế sao cho thắt lưng trùng xuống, mông cao lên, mặt ngẩng lên, mắt nhìn thẳng về phía trước. Giữ tư thế này trong khoảng 40-50 giây. Nghỉ tại chỗ 30 giây và thực hiện lặp lại động tác.
>>> XEM THÊM: Đau lưng nên ăn gì là tốt nhất? Tìm hiểu ngay!
Sử dụng thảo dược
Phương pháp điều trị tây y luôn có những rủi ro nhất định cho người bệnh, không ngay tức khắc thì có thể là về lâu dài. Do đó, tính an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Sử dụng thảo dược được coi là một phương pháp giảm đau thắt lưng và dự phòng đau thắt lưng hàng đầu được nhiều người tin tưởng, lựa chọn.
Một số loại thảo dược giảm đau thắt lưng điển hình là:
Vỏ cây liễu
Nghiên cứu chỉ ra vỏ cây liễu chứa thành phần hoạt chất salicin, có tác dụng giảm đau tương đương với thuốc tây y nhóm NSAIDs là aspirin. Tuy nhiên, nó không gây tác dụng không mong muốn lên dạ dày cho người bệnh như aspirin. Vì vậy, vỏ cây liễu là một lựa chọn thông minh cho người bị đau thắt lưng vì vừa an toàn, vừa hiệu quả nhanh.
Vỏ cây liễu giúp giảm đau thắt lưng hiệu quả
Tam lăng
Theo y học cổ truyền, tam lăng có tác dụng hành khí, giảm đau rất tốt. Các bài thuốc đông y thường kết hợp tam lăng để giảm đau đầu, đau bụng kinh, đau xương khớp. Dân gian coi tam lăng quý như mật gấu. Tuy nhiên, hiện nay bạn có thể tìm kiếm thảo dược này trong hầu hết các nhà thuốc đông y.
Tóm lại, đau thắt lưng là một dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra là: Bệnh dây thần kinh, bệnh tim mạch, teo cơ,... Bên cạnh các phương pháp dự phòng bệnh kể trên, người bệnh cần chủ động thăm khám và theo dõi sức khỏe định kỳ để dự phòng cơn đau thắt lưng.
Tham khảo:
https://www.webmd.com/back-pain/ss/slideshow-low-back-pain-overview