Đau mạn tính là tình trạng khiến cuộc sống của người mắc bị đảo lộn, không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Trước những bất cập của việc phải sống chung với thuốc giảm đau, nhiều người lựa chọn hướng đi kiểm soát cơn đau bằng sản phẩm thảo dược an toàn, hiệu quả, tiện lợi. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về đau mạn tính và giải pháp cải thiện bạn nhé!
Nguyên nhân gây đau mạn tính là gì?
Theo giới chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau nhức, tuy nhiên, chúng đều hình thành từ những cơ chế sau:
- Đau do thụ cảm thể: Da, cơ xương khớp, mạch máu trên cơ thể là các cấu trúc có thể cảm nhận được triệu chứng đau do chứa nhiều thụ cảm thể. Khi các cấu trúc này bị đè nén, co thắt, căng thẳng, viêm hoặc kích ứng sẽ kích thích thụ cảm thể truyền tín hiệu cho não bộ, khiến cơ thể cảm nhận được cơn đau. Một số trường hợp đau do nguyên nhân thụ cảm thể đó là chấn thương, va đập, phẫu thuật, tổn thương, chèn ép,...
- Đau do nguyên nhân thần kinh: Chèn ép, tổn thương hoặc sự tăng sinh gốc tự do có thể làm phá hủy lớp màng bao bọc bên ngoài dây thần kinh, khiến xung điện bị rò rỉ, gây ra những cơn đau kiểu châm chích, dai dẳng, kéo dài nhiều ngày không khỏi, hay gặp trong các trường hợp đau thần kinh sinh ba, đau dây thần kinh tọa, đau sau đột quỵ, đau đầu migraine,...
- Đau do thay đổi môi trường acid ngoại bào: Nếu cơ thể mắc một số bệnh lý ác tính hoặc viêm nhiễm làm acid môi trường ngoại bào thì đây cũng có thể trở thành tác nhân sinh cơn đau. Đau do nguyên nhân này thường gặp ở bệnh nhân ung thư, bởi đặc điểm của tế bào ung thư là phát triển trong môi trường acid. Do đó, khi xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể chúng có xu hướng làm acid hóa môi trường xung quanh gây đau đớn.
Tình trạng đau được chia làm 3 loại với các nguyên nhân sâu xa tương ứng:
- Đau cấp tính (dưới 1 tháng) do kích thích thụ cảm thể (chèn ép, tổn thương).
- Đau bán cấp là đau hỗn hợp do kích thích thụ cảm thể và đau do nguyên nhân thần kinh.
- Đau mạn tính (từ 3 - 6 tháng) thông thường là đau hỗn hợp do nguyên nhân thần kinh và thay đổi môi trường acid ngoại bào.
Điều trị đau mạn tính hiện nay như thế nào?
Hiện nay, thuốc giảm đau được Tổ chức Y tế Thế giới phân loại thành 3 nhóm dựa trên tác dụng dược lý và hiệu quả điều trị:
- Thuốc giảm đau nhóm I: Trước đây gọi là thuốc giảm đau ngoại biên, gồm các loại thuốc không opioid như paracetamol, acid acetylsalicylic (aspirin) và thuốc chống viêm không steroid (gọi tắt là NSAIDs) như ibuprofen ở liều giảm đau. Các thuốc nhóm này thường được dùng để điều trị cơn đau nhẹ đến trung bình.
- Thuốc giảm đau nhóm II: Gồm các thuốc opioid yếu như codein và tramadol, thích hợp điều trị cơn đau cường độ trung bình. Thuốc thường được bán trên thị trường kết hợp với một thuốc giảm đau ngoại biên.
- Thuốc giảm đau nhóm III: Gồm các thuốc opioid mạnh như morphin, điều trị cơn đau nghiêm trọng, dữ dội và/hoặc không đáp ứng với thuốc giảm đau nhóm I và nhóm II.
Các chuyên gia nhận định rằng, sản phẩm giảm đau nguồn gốc tổng hợp thường chỉ hiệu quả với trường hợp đau cấp tính, còn trong trường hợp đau bán cấp và đau mạn tính thì gần như không hoặc có rất ít tác dụng, do không tác động được vào các nguyên nhân sâu xa gây đau kể trên. Mặt khác, các thuốc giảm đau nguồn gốc tổng hợp thường dễ gây ngộ độc nếu dùng quá liều, nhờn thuốc, không thân thiện với cơ thể nên gây nhiều tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, tăng men gan, suy thận, tăng huyết áp, trầm trọng cơn hen,...
Các thuốc giảm đau mạn tính có thể gây nhiều tác dụng phụ