Hiện nay, có nhiều các biện pháp khác nhau để giảm đau bụng kinh ở nữ giới. Một trong số đó là việc sử dụng các thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, bất kỳ một loại thuốc nào đưa vào cơ thể cũng có hai mặt lợi và hại. Vậy làm thế nào để giảm bớt các tác dụng không mong muốn của thuốc giảm đau bụng kinh? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới nhé!
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ vào trước, trong hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt, xảy ra do sự gia tăng prostaglandin (yếu tố gây viêm, đau) khiến các cơ tử cung tăng cường co bóp. Tình trạng này thường gặp ở những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì, xảy ra trong khoảng 2 - 3 năm đầu từ khi bắt đầu có kinh nguyệt. Cơn đau xuất hiện do trong chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung tăng cường sản sinh prostaglandin – hormone kích thích sự co bóp của các cơ tử cung. Nồng độ hormone này càng cao, tử cung co bóp càng mạnh, chứng đau bụng kinh sẽ càng nghiêm trọng.
Triệu chứng đau bụng kinh thường đến theo từng cơn giống như chuột rút ở vùng xương chậu, có thể lan xuống dưới lưng, đùi, hoặc thậm chí là bắp chân. Đi kèm với tình trạng đau bụng kinh, có không ít chị em bị nôn ói, tiêu chảy, mặt mũi tái xanh trong kỳ kinh nguyệt.
Một số phương pháp giảm đau bụng kinh
Ngày nay, để cải thiện chứng đau bụng kinh, chị em có nhiều lựa chọn khác nhau bao gồm:
Sử dụng thuốc giảm đau
Nhiều chị em có thói quen cứ bị đau bụng kinh là tìm đến thuốc giảm đau. Tuy nhiên, giải pháp này cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Sử dụng phương pháp tại nhà
Một số chị em thường lựa chọn các phương pháp giảm đau bụng kinh tại nhà như chườm ấm, mát xa, tập yoga, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng,...
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Theo y học cổ truyền, có rất nhiều loại thảo dược tự nhiên giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh an toàn, hiệu quả. Cụ thể, những thảo dược phổ biến được nhiều chị em tin tưởng sử dụng như ngải cứu, gừng, hoa cúc,...
Đặc biêt, là chiết xuất vỏ cây liễu được nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng giảm đau mà không có tác dụng phụ.