Biến chứng bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến các cơ quan trên cơ thể, trong đó có các vấn đề xương khớp. Vậy có phải tiểu đường dẫn đến đau nhức xương khớp hay không? Câu trả lời sẽ có cụ thể trong bài viết dưới đây!

Các biến chứng trên hệ xương khớp của bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh khớp Charcot

Đây là một bệnh lý xương khớp do nguyên nhân thần kinh và cũng là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường. Bệnh khớp Charcot chủ yếu ảnh hưởng đến bàn chân.

Triệu chứng của bệnh bao gồm tê, ngứa râm ran hoặc mất cảm giác ở các khớp bị tổn thương. Nếu để tình trạng viêm tiến triển nặng, các khớp có thể bị sưng, nóng, đỏ thậm chí biến dạng. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm, các phương pháp điều trị có thể kìm hãm sự tiến triển bệnh một cách hiệu quả và hạn chế tối đa không gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Biến chứng bàn tay

Biến chứng bàn tay của đái tháo đường hay còn gọi là bàn tay lò xo. Đây là một trong những rối loạn làm da trên bàn tay trở nên giống như sáp và dày lên. Mối liên quan cụ thể giữa bệnh tiểu đường và biến chứng bàn tay chưa được giải thích rõ ràng nhưng người ta nhận thấy những người bị bệnh tiểu đường trong thời gian dài có tỷ lệ mắc biến chứng bàn tay khá cao.

Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, không thể mở rộng hoàn toàn các ngón tay hoặc ấn hai lòng bàn tay vào nhau.

Cách tốt nhất để kiểm soát biến chứng này là luôn duy trì ổn định mức đường huyết hoặc kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Loãng xương

Theo các nghiên cứu cho thấy, người bị bệnh tiểu đường tuýp I có nguy cơ mắc các bệnh loãng xương cao hơn. Bệnh lý gây tình trạng xương yếu và dễ gãy, đồng thời kèm theo những cơn đau nhức xương khớp. Ở giai đoạn đầu các triệu chứng gần như không có gì nổi bật và rất khó phát hiện. Nếu để tình trạng kéo dài, người bệnh sẽ bị giảm chiều cao, không đứng thẳng được, thậm chí có thể dẫn đến gãy xương.

Viêm xương khớp

Viêm xương khớp là một rối loạn khớp đặc trưng bởi sự phá vỡ của sụn khớp, bất kỳ vị trí khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Sự liên quan giữa bệnh tiểu đường tuýp II và bệnh lý xương khớp được cho là do béo phì - một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp II.

Các triệu chứng điển hình của viêm xương khớp bao gồm đau khớp, sưng và cứng khớp, hạn chế phạm vi chuyển động và giảm độ linh hoạt của khớp bị ảnh hưởng.

Làm thế nào để phòng ngừa các biến chứng của đái tháo đường trên hệ xương khớp?

Ở người bệnh tiểu đường không chỉ đơn thuần có biểu hiện đường máu cao, mà nó còn kéo theo hàng loạt những rối loạn chuyển hóa khác gây ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Để ngăn ngừa các biến chứng nói chung của bệnh tiểu đường, người bệnh nên chú ý những điều sau đây:

Sử dụng thuốc điều trị theo đúng liều lượng và thời điểm mà các chuyên gia hướng dẫn, kiểm tra đường huyết theo định kỳ.

Kiểm soát đường huyết tốt bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn thường xuyên, chế độ ăn uống đảm bảo (tăng cường rau xanh, những thực phẩm giàu canxi, hạn chế tinh bột), đồng thời hãy giảm cân nặng nếu bạn đang bị thừa cân. Điều này sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ viêm khớp.

Sử dụng thảo dược chống biến chứng cũng là một trong những giải pháp được nhiều người bệnh tiểu đường lựa chọn. Các hoạt chất sinh học trong thảo dược giúp hạn chế các tổn hại mà bệnh tiểu đường gây ra trên hệ xương khớp. Một số các loại thảo dược được sử dụng nhiều như: Mạch Môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử…