Thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol (a-ce-ta-mi-no-phen) là sự lựa chọn của nhiều người mỗi khi cơn đau “ghé thăm”. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng, việc lạm dụng thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, điển hình là suy gan cấp. Vậy cụ thể vấn đề này ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ trong bài viết dưới đây!

Đặc điểm của thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol

Thông thường, pa-ra-ce-ta-mol là loại thuốc được bào chế dưới dạng viên nén hay viên sủi, bán ra thị trường dưới nhiều tên thương mại khác nhau. Đây là sản phẩm được sử dụng phổ biến trong việc điều trị giảm đau và hạ sốt ở mức độ nhẹ đến vừa. 

Thuốc thường, pa-ra-ce-ta-mol sử dụng trong các trường hợp đau đầu, đau xương khớp, đau bụng kinh, đau họng, đau răng, đau cơ,... Tuy nhiên, do pa-ra-ce-ta-mol được sử dụng rộng rãi cùng với sự thiếu nhận thức về việc kết hợp các loại thuốc cùng chứa hoạt chất pa-ra-ce-ta-mol dẫn đến việc sử dụng thuốc quá liều, gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. 

Thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol có thể gây suy gan cấp

Nhìn chung, tỷ lệ ngộ độc thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol thay đổi đáng kể giữa các khu vực trên thế giới. Ở Hoa Kỳ, hơn 100.000 trường hợp xảy ra mỗi năm. Ở vương quốc Anh, đây là loại thuốc có tỷ lệ số lượng người mắc sử dụng quá liều lớn nhất. Đặc biệt ở 2 quốc gia này, pa-ra-ce-ta-mol là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy gan, tăng men gan cấp tính. 

Nguyên nhân của vấn đề này là do hoạt chất này được chuyển hóa ở gan với một tốc độ đều đặn. Khi hàm lượng pa-ra-ce-ta-mol đưa vào cơ thể quá cao hoặc tần suất đưa vào liên tục sẽ khiến kho dự trữ chất chống oxy hóa của gan (glutathione) cạn kiệt dần. Nếu thiếu hụt trên 70% số lượng bình thường thì có thể gây tổn thương gan.

Đặc biệt, nguy cơ gây hại cho gan tăng cao hơn ở những đối tượng sau đây:

- Nghiện rượu.

- Người thiếu hụt glutathione.

- Người có tổn thương gan như viêm gan virus, xơ gan,...

- Dùng nhiều loại thuốc cùng có chứa pa-ra-ce-ta-mol.

- Thường xuyên sử dụng pa-ra-ce-ta-mol để điều trị.

Bên cạnh ảnh hưởng đến gan, các thuốc giảm đau thông thường như pa-ra-ce-ta-mol đều gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, tim mạch. Do vậy, việc tự ý sử dụng pa-ra-ce-ta-mol nói riêng và các loại thuốc giảm đau thông thường nói chung tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. 

Thuoc-giam-dau-pa-ra-ce-ta-mol-co-the-gay-suy-gan-cap.webp

Thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol có thể gây suy gan cấp

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol

Để hạn chế biến chứng và giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol, các chuyên gia đưa ra một số lưu ý như sau:  

- Không sử dụng thuốc khi không đau nhức, sốt cao trên 38,5 độ. 

- Chống chỉ định sử dụng pa-ra-ce-ta-mol để điều trị giảm đau quá 10 ngày đối với người lớn và 5 ngày đối với trẻ em, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. 

- Trường hợp đau đầu, đau răng, đau khớp, đau chấn thương,... mà nhất thiết phải uống pa-ra-ce-ta-mol để giảm đau, cần chú ý pa-ra-ce-ta-mol chỉ có tác dụng sau khi uống từ 15 - 30 phút và tác dụng tối đa từ 3 đến 4 giờ. Vì vậy, liều lượng thuốc nên sử dụng cách nhau ít nhất 4 giờ. 

- Liều dùng cho người lớn là không quá 10mg/kg và không quá 5mg/kg đối với trẻ em ở mỗi lần dùng. 

- Nghiêm cấm uống bia, rượu trong quá trình sử dụng pa-ra-ce-ta-mol. 

- Chống chỉ định dùng pa-ra-ce-ta-mol đối với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc; người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, phổi, thận, gan; người bị thiếu máu hoặc người bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase. 

- Sử dụng pa-ra-ce-ta-mol trong bữa ăn, thức ăn có thể làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của thuốc. Do vậy, nên sử dụng thuốc sau bữa ăn từ 30 phút đến 1 giờ. 

Tóm lại, pa-ra-ce-ta-mol là loại thuốc giảm đau phổ biến, dễ sử dụng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thận trọng trong việc sử dụng loại thuốc này để mang lại kết quả khả quan, đồng thời giảm thiểu rủi ro khi sử dụng quá liều, dẫn tới các biến chứng nguy hại cho cơ thể đặc biệt như viêm gan, hoại tử gan, suy gan cấp.