Theo thống kê cứ khoảng 7 người thì có 1 người bị hành hạ bởi cơn đau đầu Migraine. Một tỷ lệ cho thấy mức độ phổ biến của Migraine là không hề nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin bạn cần biết về căn bệnh này.

Vài nét về bệnh đau đầu Migraine

Hiểu rõ những thông tin cần biết về bệnh đau đầu Migraine sẽ giúp bạn phát hiện sớm các triệu chứng bất thường từ đó có hướng xử trí hiệu quả.

Đau đầu Migraine là bệnh gì? 

Đau đầu Migraine hay còn gọi là bệnh đau nửa đầu. Đây là một loại đau đầu nguyên phát, mạn tính. Cơn đau nhói, dữ dội  khu trú ở một bên, cảm thấy như mạch đập, đau tăng lên khi gắng sức. Một số triệu chứng kèm theo như buồn nôn/nôn và nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc mùi mạnh.

dau-dau-migraine-hay-con-goi-la-benh-dau-nua-dau.webp

Đau đầu Migraine hay còn gọi là bệnh đau nửa đầu

Những con số về bệnh đau đầu Migraine 

Đau nửa đầu Migraine chiếm 20% trong các trường hợp đau đầu. Trong số đó, có đến 2/3 đến 3/4 trường hợp là ở nữ. Hay nói cách khác, tỷ lệ đau nửa đầu ở nữ giới cao gấp khoảng 3 lần nam giới.

Đa số khởi phát trước tuổi 30, mức độ đau tăng dần theo thời gian. Giai đoạn cơn đau tiến triển mạnh khoảng 35-40 tuổi. Một số nghiên cứu cho thấy: Khoảng 50% trường hợp đau nửa đầu có yếu tố tiền sử gia đình. Ở Việt Nam, tỷ lệ trung bình mắc đau nửa đầu là khoảng 16%.

Có mấy loại đau nửa đầu Migraine?

Có 3 loại đau nửa đầu được phân loại theo triệu chứng:

  • Đau đầu Migraine kèm theo hào quang - có các dấu hiệu cảnh báo cụ thể ngay trước khi cơn đau nửa đầu bắt đầu. Ví dụ nhìn thấy đèn nhấp nháy, lóe sáng…
  • Đau đầu Migraine không có hào quang là loại phổ biến nhất. Cơn đau nửa đầu không có dấu hiệu cảnh báo cụ thể.
  • Đau nửa đầu Migraine không triệu chứng, còn gọi là chứng đau nửa đầu im lặng. Tuy có triệu chứng khác của Migraine, nhưng cơn đau đầu thực sự không xuất hiện.

Nguyên nhân và yếu tố khởi phát cơn đau nửa đầu

Nguyên nhân cụ thể dẫn tới bệnh đau nửa đầu vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng nguyên do là những thay đổi tạm thời của các chất hóa học, dây thần kinh và mạch máu trong não. Kèm theo đó, gen di truyền cũng là yếu tố đáng xem xét.

Yếu tố được cho là khởi phát cơn đau nửa đầu Migraine:

- Yếu tố nội tiết: Chu kỳ kinh nguyệt, tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, dùng thuốc ngừa thai đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát chứng đau nửa đầu Migraine.

- Yếu tố môi trường: Sự thay đổi thời tiết, khí hậu, ánh sáng, tiếng động đều ảnh hưởng đến tần suất xuất hiện cơn đau nửa đầu migraine.

- Một số bệnh lý nội khoa mạn tính ảnh hưởng đến tần số và mức độ của bệnh đau nửa đầu Migraine là: Rối loạn tiêu hoá, bệnh hô hấp, tăng huyết áp.

- Yếu tố tâm lý: Stress, lo âu, buồn phiền.

- Một số loại thức ăn có thể ảnh hưởng đến chứng đau nửa đầu Migraine như: Rượu, chocolate, đồ lạnh, chất kích thích,...

- Các yếu tố khác bao gồm: Chấn thương sọ não, rối loạn giấc ngủ, ăn uống kém, hạ đường huyết, mệt mỏi,...

stress-la-1-trong-nhung-yeu-to-kich-hoat-dau-dau-migraine.webp

Stress là 1 trong những yếu tố kích hoạt đau đầu Migraine

Các giai đoạn và triệu chứng của đau đầu Migraine:

Những dấu hiệu đau nửa đầu Migraine là đau nhói dữ dội, thường khu trú ở một bên đầu, rối loạn thị giác, buồn nôn/nôn mửa, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng, ngứa ran hoặc tê ở mặt hoặc tứ chi…

Một cơn đau đầu Migraine đầy đủ trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tiền triệu

Giai đoạn tiền triệu là các dấu hiệu báo trước, có thể bắt đầu từ 1 đến 3 ngày trước khi bị đau nửa đầu thực sự xảy ra. Bao gồm: 

  • Thèm ăn, mệt mỏi.
  • Chán nản/hiếu động thái quá.
  • Đau hoặc cứng cổ.
  • Khó tập trung, ngáp, đôi khi cáu gắt.
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng hoặc âm thanh.

Giai đoạn 2: Hào quang (thoáng báo, aura)

Chỉ khoảng 15% đến 20% người bệnh đau nửa đầu có giai đoạn hào quang. 

Các triệu chứng hào quang thường phát triển trong khoảng 5 phút đến 1 giờ, bao gồm: 

  • Triệu chứng điển hình trên thị giác: Nhìn thấy đèn nhấp nháy, đường ngoằn ngoèo, điểm mù, nhìn thế giới như thể qua kính vạn hoa... 
  • Thấy tê hoặc ngứa ran ở mặt, tay, chân.
  • Giảm hoặc rối loạn vị giác, khứu giác, xúc giác.
  • Chóng mặt, mất thăng bằng.
  • Khó nói.

trieu-chung-hao-quang-tren-thi-giac-nguoi-benh-bi-dau-nua-dau-migraine.webp

Triệu chứng hào quang trên thị giác người bệnh bị đau nửa đầu Migraine

Giai đoạn 3: Tấn công (xuất hiện cơn đau nửa đầu)

Cơn đau nhói điển hình của Migraine là ở giai đoạn này. Đau nửa đầu có thể kéo dài hàng giờ đến vài ngày, độ dài trung bình khoảng 4 giờ. Triệu chứng khác đi kèm chưa hẳn giống nhau, có thể là:

  • Tăng sự nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
  • Thấy buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt.
  • Nhói hoặc đau đầu hoặc cổ.
  • Thay đổi tâm trạng, khó ngủ.

Giai đoạn 4: Hậu kỳ (sau cơn đau nửa đầu)

Giai đoạn hậu kỳ còn được gọi là chứng đau nửa đầu nôn nao. Nó bắt đầu khi cơn đau đỉnh điểm đã giảm bớt và gặp ở 80% người bệnh.

Hậu kỳ có thể kéo dài 1-2 ngày, nhưng nó không xảy ra sau mỗi lần đau đầu. 

Các triệu chứng có thể khác nhau bao gồm:

  • Nhức mỏi cơ thể.
  • Mất nước.
  • Tâm trạng chán nản/hưng phấn.
  • Khó tập trung, suy nghĩ.

Hướng dẫn điều trị đau đầu Migraine 

Điều trị bệnh đau nửa đầu Migraine bao gồm mục tiêu cắt cơn đau và ngăn ngừa tái phát. Cùng xem những cách để thoát khỏi cơn đau dưới đây!

Dùng thuốc để chữa đau đầu Migraine

Điều trị cắt cơn (điều trị bệnh cấp tính) giúp làm giảm ngay cơn đau. Điều trị ngừa cơn đau tái phát (điều trị bệnh mạn tính) là dùng thuốc lâu dài làm cơn đau không xuất hiện. Phương pháp điều trị mạn tính thường được chỉ định cho những trường hợp có cơn đau nhiều, suy nhược thần kinh, trên 3 cơn mỗi tháng. Hoặc ở người bệnh có số cơn đau ít nhưng khó cắt cơn. 

Thuốc điều trị cấp tính - được dùng ngay khi bạn nghi ngờ cơn đau nửa đầu sắp xảy ra:

  • NSAIDs: Ibuprofen hoặc aspirin, thường được sử dụng trong các cơn đau nửa đầu nhẹ đến trung bình, không kèm theo buồn nôn hoặc nôn.
  • Triptans: Những loại thuốc như sumatriptan, eletriptan và rizatriptan thường là lựa chọn đầu tay cho những người có triệu chứng đau dây thần kinh.
  • Thuốc chống nôn như metoclopramide, chlorpromazine và prochlorperazine thường được kết hợp với NSAIDs để giúp giảm buồn nôn.

Thuốc điều trị phòng ngừa - được dùng mỗi ngày một lần hoặc 3 tháng một lần qua đường tiêm. Những loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc trị cao huyết áp: Thuốc chẹn beta và thuốc chẹn thụ thể angiotensin giúp hạ huyết áp được sử dụng để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.
  • Thuốc chống co giật: Một số loại thuốc chống co giật cũng có thể ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu.
  • Thuốc chống trầm cảm: Amitriptyline và venlafaxine, cũng ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu.
  • Botox: Tiêm botox vào cơ đầu và cổ 3 tháng một lần.

Đặc biệt lưu ý, một số trường hợp bị đau nửa đầu Migraine thường có thói quen tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, aspirin hoặc ibuprofen. Nếu lạm dụng kéo các thuốc này rất dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc gan, thận, nhờn thuốc, thậm chí phản tác dụng, khiến cơn đau xuất hiện nhiều với mức độ nặng hơn.

>>> XEM THÊM: Bị đau đầu có nên uống thuốc giảm đau không? ĐỌC NGAY ĐỂ BIẾT!

thuoc-dieu-tri-migraine-rat-da-dang.webp

Thuốc điều trị Migraine rất đa dạng

Sử dụng thảo dược để cắt cơn đau nửa đầu

Trái với các thuốc giảm đau thông thường, việc sử dụng thảo dược để giảm đau được ưu tiên hơn trong cơn đau đầu mạn tính. Các thảo dược dưới đây đã được các nghiên cứu chứng minh về tác dụng giảm đau hiệu quả cũng như tính an toàn:

  • Cây liễu trắng: Vỏ thân cây chứa các hoạt chất có tính giảm đau như salicin, flavonoid và polyphenol… Nghiên cứu chứng tỏ tác dụng dược lý của salicin thông qua khả năng chuyển thành acid salicylic (tương tự aspirin) khi vào cơ thể. Cộng thêm các thành phần có hoạt tính giảm đau khác trong vỏ cây liễu, tác dụng của thảo dược này thậm chí còn rộng hơn aspirin và không bao hàm các tác dụng ngoại ý khi dùng lâu dài.
  • Sơn đậu căn, bán biên liên, tam lăng,... với tính chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các bao myelin. Từ đó, chúng giúp giảm đau hiệu quả do nguyên nhân thần kinh.

vo-cay-lieu-trang-duoc-nghien-cuu-co-tac-dung-giam-dau-hieu-qua.webp

Vỏ cây liễu trắng được nghiên cứu có tác dụng giảm đau hiệu quả

Các thảo dược trên có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với nhau để hiệp đồng tác dụng rất hiệu quả. 

Đau đầu Migraine có chữa khỏi được không?

Như đã biết, Migraine là bệnh mạn tính và có một phần ảnh hưởng bởi di truyền. Do vậy, hiện tại không có cách nào để chữa trị khỏi hoàn toàn chứng đau đầu Migraine. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị có thể giúp giảm bớt, ngăn ngừa gần như hoàn toàn các triệu chứng của cơn đau nửa đầu.

Bạn có thể sẽ mất thời gian để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho mình. Tuy nhiên, hãy cân nhắc những biện pháp an toàn để sử dụng lâu dài. Nên nhớ đau đầu Migraine là một “cuộc chiến lâu dài”.

>>> XEM THÊM: Những tác hại không ngờ của cơn đau nửa đầu bạn không nên chủ quan!

Thông qua bài viết trên đây, mong rằng quý bạn đọc đã có cái nhìn đầy đủ hơn về chứng đau đầu Migraine. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc nào cần giải đáp về Migraine, đừng ngại ngần, hãy để lại bình luận cho chúng tôi.

Links:

https://en.wikipedia.org/wiki/Migraine

https://www.nhs.uk/conditions/migraine/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/migraine-headache/symptoms-causes/syc-20360201