Theo bảng Phân loại quốc tế về rối loạn nhức đầu (ICHD-3) có đến 14 loại đau đầu khác nhau. Việc xác định và khoanh vùng được kiểu nhức đầu của bạn sẽ giúp ích nhiều cho việc cải thiện và điều trị cơn đau. Cùng theo dõi các loại đau đầu và giải pháp dưới đây.

4 loại đau đầu nguyên phát theo bảng Phân loại quốc tế về rối loạn nhức đầu (ICHD-3)

Đau đầu nguyên phát là loại đau đầu có nguyên nhân từ vấn đề của não bộ như sự hoạt động quá mức hoặc các vấn đề trong cấu trúc, gây ra cảm giác đau. Cơn đau có thể xuất phát từ mạch máu, dây thần kinh, cơ ở đầu/cổ hoặc trong não do phản ứng hóa học. Các loại đau đầu nguyên phát theo phân loại gồm: đau nửa đầu, nhức đầu cụm, đau đầu do căng thẳng…

Đau đầu kiểu căng thẳng (TTH)

Theo thống kê, đau đầu kiểu căng thẳng rất phổ biến, tỷ lệ hiện mắc suốt đời trong các nghiên cứu khác nhau, dao động từ 30% đến 78%. 

Các cơn đau đầu không thường xuyên, thường ở cả hai bên, thấy nặng hoặc đau như thắt chặt. Cường độ đau từ nhẹ đến trung bình, kéo dài vài phút đến vài ngày. Cơn đau TTH không trầm trọng hơn khi hoạt động thể chất thường xuyên và không liên quan đến buồn nôn, mặc dù có thể có chứng sợ ánh sáng hoặc chứng ám ảnh sợ hãi. Bao gồm:

  • Đau đầu kiểu căng thẳng từng cơn không thường xuyên
  • Đau đầu căng thẳng từng cơn thường xuyên
  • Đau đầu kiểu căng thẳng dạng mãn tính 

Dau-dau-kieu-cang-thang-rat-pho-bien.jpg

Đau đầu kiểu căng thẳng rất phổ biến

>>> XEM THÊM: Phân loại 10 triệu chứng đau đầu điển hình bạn cần biết

Đau đầu Migraine (đau nửa đầu, đau đầu vận mạch)

Chứng đau nửa đầu Migraine là một chứng rối loạn đau đầu nguyên phát phổ biến. Trong thống kê của Gánh nặng bệnh tật toàn cầu học 2010 (GBD2010) , nó được xếp hạng là rối loạn phổ biến nhất thứ ba trong thế giới. Trong GBD2015, nó được xếp hạng thứ ba - nguyên nhân gây tàn tật cao nhất trên toàn thế giới ở cả nam và nữ dưới 50 tuổi

  • Migraine không có triệu chứng hào quang

Cơn đau đầu Migraine không có triệu chứng thoáng báo (hay hào quang) như nhìn thấy lóe sáng, đèn nhấp nháy, điểm đen,...

  • Migraine có triệu chứng hào quang

+ Triệu chứng hào quang điển hình sau đó có đau đầu

+ Triệu chứng hào quang điển hình sau đó không có đau đầu (đau nửa đầu im lặng)

+ Đau nửa đầu Migraine do liệt nửa người

+ Đau nửa đầu Migraine có hào quang thân não

+ Đau nửa đầu võng mạc

  • Migraine do các hội chứng có tính tuần hoàn, định kỳ thời thơ ấu phát triển thành

Đau đầu cụm/chuỗi và đau dây thần kinh V (TAC)

  • Đau đầu cụm theo giai đoạn và đau đầu cụm mạn tính
  • Đau nửa đầu kịch phát theo giai đoạn và đau nửa đầu kịch phát mạn tính
  • Cơn đau đầu dạng thần kinh thời gian ngắn, có sung huyết kết mạc và chảy nước mắt (SUNCT).
  • kèm theo chích và rách kết mạc (SUNCT)
  • kèm các triệu chứng tự chủ của sọ (SUNA)

Dau-dau-cum-la-loai-dau-dau-nguyen-phat.jpg

Đau đầu cụm là loại đau đầu nguyên phát

Các loại đau đầu nguyên phát khác

  • Đau đầu do ho nguyên phát
  • Đau đầu do tập thể dục ban đầu hoặc do gắng sức 
  • Đau đầu nguyên phát có liên quan đến tình dục
  • Đau đầu kiểu sấm sét nguyên phát
  • Đau đầu do kích thích lạnh (tiếp xúc, nuốt, hít)
  • Đau đầu do áp lực bên ngoài
  • Đau đầu do giảm cảm
  • Đau đầu dai dẳng hàng ngày khi ngủ dậy (NDPH)

8 loại đau đầu thứ phát theo bảng Phân loại quốc tế về rối loạn nhức đầu (ICHD-3)

Đau đầu cũng có thể xảy ra thứ phát sau một bệnh lý khác hoặc do chấn thương,... Các kiểu nhức đầu này bao gồm:

Đau đầu do chấn thương hoặc chấn thương ở đầu, cổ

Những chấn thương ở vùng đầu/cổ dù không chảy máu cũng nên được theo dõi cẩn thận. Những loại đau đầu sau chấn thương có thể là 

- Đau sau chấn thương đầu vừa/nặng: Cấp tính và dai dẳng

- Đau đầu do chấn thương quán tính (di chuyển/dừng lại đột ngột): Cấp tính và dai dẳng

- Đau đầu do cục máu đông nội sọ sau chấn thương: Máu tụ ngoài màng cứng và dưới màng cứng.

- Đau đầu do chấn thương vùng đầu/cổ khác.

- Đau đầu sau mổ hộp sọ cấp tính và dai dẳng

Chan-thuong-dau-co-du-nho-cung-can-duoc-theo-doi.jpg

Chấn thương đầu, cổ dù nhỏ cũng cần được theo dõi

Nhức đầu do rối loạn mạch máu ở cổ hoặc sọ não

Các rối loạn về máu, mạch máu có thể là nguyên nhân gây đau đầu, nhất là những mạch máu vùng đầu, cổ

- Nhức đầu do nhồi máu não/tiền sử nhồi máu não hoặc thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA)- Nhức đầu do xuất huyết nội sọ không chấn thương: Do chảy máu trong não và chảy máu dưới nhện

- Nhức đầu do biến dạng mạch (chưa vỡ): Phình mạch, dị dạng động mạch, rò động mạch màng cứng, u mạch hang và đa u mạch.

- Nhức đầu do viêm động mạch: Viêm động mạch trung ương nguyên phát hoặc thứ phát, viêm động mạch tế bào khổng lồ.

- Nhức đầu do rối loạn động mạch đốt sống cổ hoặc động mạch cảnh: bóc tách động mạch, sau phẫu thuật, sau phẫu thuật tạo hình, đặt stent

- Nhức đầu do tĩnh mạch sọ: Máu đông, đặt stent

- Nhức đầu do rối loạn nội sọ cấp tính khác: Bệnh co mạch não

- Nhức đầu do bệnh mạch máu di truyền: Nhiễm toan, não ty thể,...

>>> XEM THÊM: 10 nguyên nhân đau nhức xương khớp phổ biến và cách giảm đau

Đau đầu do mắc bệnh nội sọ không phải nguyên nhân mạch máu

Những rối loạn bên trong nội sọ dù không phải do mạch máu cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cơn đau đầu. Những rối loạn này bao gồm:

- Nhức đầu do tăng áp lực nội sọ, chuyển hóa, hormone, nhiễm độc, tiêm vào khoang dịch não tủy

- Nhức đầu do giảm áp lực nội sọ do chọc dò màng cứng, rò dịch não tủy, giảm áp lực nội sọ tự phát

- Nhức đầu do tình trạng viêm vô khuẩn như viêm màng não vô khuẩn, viêm lympho tuyến yên.

- Nhức đầu do bệnh động kinh: cơn đau đầu của bệnh động kinh, cơn đau đầu sau khi động kinh.

- Nhức đầu do dị dạng cấu trúc nối chẩm - cổ 

Đau đầu do hóa chất, chất gây nghiện, cai nghiện

- Do sử dụng hoặc tiếp xúc hóa chất: Tạo sản phẩm là NO, chất ức chế phosphodiesterase, CO, rượu, mì chính (monosodium glutamat), cocain, histamin 

- Nhức đầu do lạm dụng thuốc: thuốc chống nôn ergotamin, thuốc đau nửa đầu triptan, thuốc giảm đau, opioid, lạm dụng phối hợp thuốc

- Nhức đầu là tác dụng phụ của thuốc dùng kéo dài: hormone tổng hợp

- Nhức đầu do cai nghiện: Cai cafein, opioid, oestrogen,...

Cai-nghien-opioid-gay-ra-dau-dau.jpg

Cai nghiện opioid gây ra đau đầu

Đau đầu do bị nhiễm trùng

- Nhiễm trùng nội sọ gây đau đầu: viêm màng não, áp xe não, mủ dưới màng cứng

- Nhiễm trùng hệ thống gây đau đầu

- Nhiễm virus HIV cũng gây đau đầu

- Đau đầu mạn tính sau khi nhiễm trùng

Đau đầu do các bệnh rối loạn chuyển hóa

Một số bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa cũng có thể ảnh hưởng đến thần kinh, phản ứng hóa học trong não gây đau đầu.

- Nhức đầu do bị thiếu oxy và hoặc tăng CO2: Nguyên nhân độ cao, thợ lặn dưới nước sâu, ngạt thở khi ngủ

- Nhức đầu do lọc máu.

- Nhức đầu do tăng huyết áp động mạch, tiền sản giật, sản giật

- Nhức đầu do suy tuyến giáp.

- Nhức đầu do nhịn đói kéo dài, hạ đường huyết.

- Nhức đầu do một số bệnh rối loạn chuyển hóa khác.

Đau đầu hoặc đau mặt do mắc bệnh sọ, cổ, mắt, tai, mũi, xoang, răng, miệng, hoặc các cấu trúc sọ, mặt khác

Các bệnh khác liên quan đến bất kỳ bộ phận nào trên đầu/mặt/cổ đều có thể gây ra hậu quả là đau đầu. Bao gồm:

- Bệnh xương sọ

- Các bệnh ở cổ: Viêm gân sau họng, rối loạn trương lực sọ và cổ

- Bệnh mắt: Tăng nhãn áp cấp tính, tật khúc xạ, loạn dưỡng mắt, viêm nhãn cầu

- Bệnh tai: Viêm tai giữa

- Viêm các xoang mũi

- Bệnh răng, hàm, cấu trúc liên quan khác: Rối loạn khớp thái dương hàm

- Một số bệnh khác

Roi-loan-khop-thai-duong-ham-TMJ-gay-ra-dau-dau-thu-phat.jpg

Rối loạn khớp thái dương hàm TMJ gây ra đau đầu thứ phát

Đau đầu do các chứng rối loạn tâm thần

- Đau đầu do bệnh rối loạn soma

- Đau đầu bệnh lý rối loạn tâm thần.

Các loại đau đầu, đau mặt do bệnh thần kinh và các chứng đau đầu chưa được phân loại

Đau các dây thần kinh sọ và đau mặt do các nguyên nhân trung ương

Đau, viêm, tổn thương các dây thần kinh dưới đây có thể ảnh hưởng đến cơn đau đầu, bao gồm:

- Đau dây thần kinh sinh ba, dây thần kinh thiệt hầu, dây thần kinh VII phụ, dây thần kinh hầu trên

- Đau dây thần kinh mũi - mi, dây thần kinh trên hố, dây thần kinh chẩm

- Đau các nhánh tận khác của dây thần kinh

- Dây thần kinh sọ hoặc các rễ cổ trên bị chèn ép, kích thích, xoắn vặn các do tổn thương cấu trúc

- Dây thần kinh thị giác bị viêm, bệnh thần kinh vận nhãn do đái tháo đường

- Đau đầu do zona thần kinh hoặc sau zona thần kinh

- Hội chứng Tolosa – Hunt, hội chứng cổ lưỡi

Các loại đau đầu không xác định hoặc chưa được phân loại

Một số loại đau đầu khác đến nay vẫn chưa thể phân loại được hoặc chưa thể xác định.

Phương pháp giảm đau đầu an toàn hiệu quả

Nhìn chung, đau đầu do rất nhiều nguyên nhân đa dạng khác nhau. Ngoài việc chữa trị những bệnh căn nguyên gây ra chứng đau đầu, bạn có thể thực hiện các biện pháp tự giảm đau tại nhà.

Châm cứu trị đau đầu

Châm cứu là một phương pháp có từ lâu đời. Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng châm cứu có hiệu quả như các loại thuốc trị đau nửa đầu thông thường.

Cham-cuu-giup-giam-dau-dau.jpg

Châm cứu giúp giảm đau đầu

Sử dụng tinh dầu để chữa đau đầu

Tinh dầu có nhiều lợi ích trong điều trị đau đầu và thường được sử dụng tại chỗ, đôi khi có thể uống. Tinh dầu bạc hà và tinh dầu oải hương là giải pháp hữu ích giúp bạn chữa đau đầu. 

Bổ sung vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như tham gia tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh và giúp chuyển thức ăn thành năng lượng. Các nghiên cứu đã chỉ ra viên uống vitamin B bổ sung riboflavin (B2), folate, B12 và pyridoxine (B6) có thể làm giảm các triệu chứng đau đầu.

Làm dịu cơn đau đầu bằng cách chườm lạnh

Chườm lạnh có thể giúp xoa dịu triệu chứng của cơn đau đầu. Chườm lạnh hoặc đắp khăn mát lên vùng sau gáy, đầu hoặc thái dương giúp giảm viêm, làm chậm quá trình dẫn truyền thần kinh và co mạch máu, tất cả đều giúp giảm nhức đầu. 

Bổ sung Coenzyme Q10 giúp trị nhức đầu

Coenzyme Q10 ( hay CoQ10) được cơ thể sản xuất tự nhiên giúp chuyển thức ăn thành năng lượng và chống oxy hóa mạnh. Một nghiên cứu tiến hành trên 42 người bị chứng đau nửa đầu thường xuyên cho thấy 3 liều 100mg CoQ10 một ngày giúp giảm tần suất đau nửa đầu và buồn nôn.

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn 14 cách chữa đau đầu kéo dài hiệu quả

Thuốc giảm đau giúp ngắt cơn đau đầu tạm thời

Nếu các phương pháp không dùng thuốc trên chưa đủ để xoa dịu cơn đau đầu khó chịu của bạn, thì bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn. Các thuốc này bao gồm: Paracetamol, diclofenac, aspirin,...

Dù vậy, nên nhớ các thuốc này cũng có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau đầu dội ngược khi quá lạm dụng.

Giảm đau đầu với thảo dược an toàn hơn

Thảo dược được nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng giảm đau tương tự thuốc giảm đau tổng hợp. Chúng cũng tiềm ẩn ít các tác dụng phụ hơn thuốc tây y.

Điển hình là vỏ cây liễu trắng đã và đang được dùng trong giảm đau hàng ngàn năm nay. Theo các nghiên cứu, trong vỏ cây này chứa hoạt chất salicin sẽ biến thành acid salicylic khi uống vào cơ thể. Từ đó, hoạt động như 1 chất giảm đau, kháng viêm tự nhiên. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra 2 hoạt chất nữa cũng góp phần vào tác dụng giảm đau của cây liễu, đó là flavonoid và polyphenol. Vì vậy, tác dụng dược lý của cây này rộng hơn aspirin tổng hợp, cũng như không có tác dụng phụ trên niêm mạc tiêu hóa và quá trình đông máu.

Vo-cay-lieu-giup-giam-dau-dau-hieu-qua-an-toan.jpg

Vỏ cây liễu giúp giảm đau đầu hiệu quả, an toàn

Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn tìm hiểu được nhiều kiến thức về các loại đau đầu và lựa chọn được phương pháp giảm đau hữu hiệu cho mình. Nếu còn bạn đang còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận để được chuyên gia trả lời!

Nguồn tham khảo

https://ichd-3.org/other-primary-headache-disorders/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15304572/#

https://ihs-headache.org/en/resources/guidelines