Đau bụng kinh (thống kinh) gây khó chịu cho nhiều chị em mỗi lần “đèn đỏ”. Vậy đau bụng kinh có nguy hiểm không? Để có câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề trên mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây!

Tình trạng đau bụng kinh có nguy hiểm không? - Lời giải đáp từ chuyên gia!

Nhiều chị em hoang mang, lo lắng về vấn đề đau bụng kinh có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, thông thường, bản thân cơn đau bụng kinh không gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng kinh.

AnyConv.com__THUỐC GIẢM ĐAU (5).webp

Mức độ nguy hiểm của đau bụng kinh phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau

Đau bụng kinh được chia thành 2 loại theo nguyên nhân là đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát. Cụ thể:

- Đau bụng kinh nguyên phát xuất hiện ở nữ giới bước vào tuổi dậy thì lần đầu tiên hoặc trong khoảng 2 - 3 năm kể từ khi bắt đầu có kinh. Nguyên do là sự gia tăng quá mức của chất trung gian hóa học prostaglandin - yếu tố trong phản ứng viêm, gây đau. Prostaglandin tác động lên tử cung khiến cơ trơn tử cung phải co thắt để đẩy máu kinh ra ngoài, gây triệu chứng đau bụng. Nếu chỉ bị đau bụng kinh nguyên phát, tình trạng này sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe, chị em vẫn có thể sinh hoạt bình thường.

- Đau bụng kinh thứ phát thường bắt đầu muộn hơn trong cuộc đời người phụ nữ. Nó xảy do xảy ra do ảnh hưởng của các bệnh lý phụ khoa như: 

  • U xơ tử cung. 
  • Hẹp cổ tử cung.
  • U nang buồng trứng.
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt. 
  • Nhiễm khuẩn vùng chậu. 

Trường hợp đau bụng kinh thứ phát, nhiều chị em bị đau bụng dữ dội. Cơn đau quặn thắt, dai dẳng kèm theo các triệu chứng như: Tiêu chảy, buồn nôn/nôn mửa, chóng mặt, ngất xỉu, đau đầu, sốt,… Điều này khiến họ không thể thực hiện được những hoạt động hàng ngày, không ăn uống được, ảnh hưởng đến cả công việc lẫn sức khỏe. Đặc biệt, nếu không phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời, những căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, thậm chí có thể gây vô sinh, hiếm muộn.

lac-noi-mac-tu-cung-gay-dau-bung-kinh-du-doi.webp

Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng kinh dữ dội

Cách giảm đau bụng kinh tại nhà an toàn, hiệu quả

Nhiều người thường sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng, đây là thói quen tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đến sức khỏe, bởi thuốc giảm đau có thể gây tác dụng không mong muốn nếu sử dụng kéo dài. Bao gồm: Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, rối loạn đông máu, hại gan,... Thay vào đó, bạn hãy ưu tiên lựa chọn các cách chữa đau bụng kinh tại nhà sau:

Chườm ấm giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh

Theo một nghiên cứu ở London, việc chườm ấm tác động lên các thụ cảm nhiệt giúp ức chế hoạt động của bộ phận cảm nhận cơn đau. Từ đó, chườm ấm rất hữu hiệu với đau bụng kinh. 

Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần chuẩn bị một túi chườm rồi đặt lên vùng bụng dưới. Lưu ý độ nóng vừa phải để tránh bị bỏng da.

chuom-am-giup-xoa-diu-nhung-con-dau-bung-kinh.webp

Chườm ấm giúp xoa dịu những cơn đau bụng kinh

Massage nhẹ nhàng để giảm đau

Bạn hãy thử massage nhẹ nhàng phần bụng dưới trong chu kỳ kinh nguyệt theo các bước sau: 

  • Nằm ngửa, thả lỏng trên giường, đệm hoặc ghế dài.
  • Nhỏ vài giọt tinh dầu loãng hoặc dầu gió lên vùng bụng và xoa đều.
  • Tiến hành massage với lực vừa phải vòng quanh bụng dưới theo chiều của kim đồng hồ.
  • Thực hiện liên tục trong 3 - 5 phút.

Đắp gừng tươi cải thiện tình trạng thống kinh

Gừng tươi có tác dụng giúp giữ ấm cơ thể, tăng lưu thông khí huyết, từ đó làm giảm đau bụng kinh. Bạn có thể giã nát vài lát gừng tươi và bọc trong 1 miếng vải xô sạch. Đắp chúng lên bụng dưới khoảng 5-10 phút để hơi nóng trong gừng sẽ lan tỏa và cải thiện tình trạng đau bụng kinh.

Yoga giảm đau bụng

Yoga giúp giãn cơ, thư giãn và giảm đau bụng kinh hiệu quả. Một số động tác bạn có thể áp dụng trong những ngày “đèn đỏ” vừa nhanh vừa dễ dàng thực hiện là động tác nằm ôm chân, động tác mèo - bò,...

dong-tac-nam-om-chan-tuy-don-gian-nhung-giam-dau-bung-kinh-hieu-qua.webp

Động tác nằm ôm chân tuy đơn giản nhưng giảm đau bụng kinh hiệu quả

Sử dụng thảo dược cải thiện cơn đau hiệu quả 

Ngày nay, nhiều chị em có xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược vì chúng vừa an toàn lại cho hiệu quả lâu dài trong việc giảm đau bụng kinh. Phương pháp này cũng đang ngày càng được giới chuyên gia khuyên dùng. Các loại thảo dược nổi tiếng trong việc điều kinh giảm đau, hoạt huyết là chiết xuất vỏ cây liễu, huyền hồ sách, bán biên liên, tô mộc,… 

Đặc biệt, chiết xuất vỏ cây liễu đã được nghiên cứu chứng minh có các thành phần như salicin, polyphenol và flavonoid có tác dụng giảm đau rất rộng. Salicin sẽ chuyển thành acid salicylic khi vào cơ thể, từ đó giảm đau tương tự như aspirin. Tuy nhiên, điểm thú vị là salicin không tiểm ẩn tác dụng phụ với quá trình đông máu và niêm mạc dạ dày như aspirin tổng hợp. Vì vậy, thảo dược này có thể sử dụng kéo dài để giảm đau.

vo-cay-lieu-giup-xoa-diu-con-dau-bung-kinh-hieu-qua-an-toan.webp

Vỏ cây liễu giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh hiệu quả, an toàn

>>> XEM THÊM: Bị đau bụng kinh nên và không nên ăn gì? XEM NGAY câu trả lời!

Đối với một số trường hợp mắc bệnh lý phụ khoa, bên cạnh việc giảm triệu chứng đau, chị em cần được thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị bệnh lý phù hợp, kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Qua bài viết, hy vọng đã cung cấp cho bạn đáp án cho thắc mắc “đau bụng kinh có nguy hiểm không”. Chúc bạn sớm tìm ra giải pháp phù hợp để đẩy lùi những cơn đau bụng kinh khó chịu của mình. Nếu có câu hỏi nào cho chúng tôi, hãy để lại bình luận dưới đây để được giải đáp sớm nhất.

Tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4148-dysmenorrhea

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/dysmenorrhea

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560834/