Đau bụng kinh là gì? Đây là câu hỏi mà phần đa các chị em phụ nữ thắc mắc. Bởi triệu chứng đau bụng kinh được xếp vào một trong các triệu chứng phụ khoa phổ biến nhất gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chị em. Vậy đau bụng kinh xuất phát do đâu và có thể xử trí bằng những phương pháp nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây!

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh xuất phát từ những cơn co thắt ở mức độ thường xuyên, đôi khi có thể trở nên nghiêm trọng, tạo áp lực ở bụng gây đau bụng dưới, đùi, hông và lưng dưới. Cơn đau bụng kinh ở phụ nữ có thể chia làm 2 loại:

Đau bụng kinh nguyên phát

Đây là loại đau bụng kinh thường hay gặp nhất. Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra trong trường hợp không có bệnh lý gì về vùng chậu. Nguyên nhân là do mức độ quá mức của các loại hormone kích thích co bóp tử cung và co mạch gây thiếu máu tạm thời tại các cơ tử cung.

Tuổi khởi phát: 16 – 25 tuổi.

Các đối tượng có nguy cơ bị đau bụng kinh nguyên phát cao hơn như tuổi còn trẻ, kinh nguyệt sớm, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, hút thuốc, thừa cân, trầm cảm, lo lắng, căng thẳng.

Cơn đau bụng chỉ xuất hiện trước chu kỳ kinh nguyệt từ 1 - 2 ngày và có thể kéo dài vài ngày trong chu kỳ kinh.

Đau bụng kinh thứ phát

Cơn đau bụng kinh thứ phát được xác định là do có liên quan đến một bệnh lý vùng chậu hay các bệnh phụ khoa. 

Tuổi khởi phát: 30 – 45 tuổi.

Cơn đau bụng kinh nguyên phát có thể phát sinh do tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, bao gồm:

  • Các bệnh lý phổ biến: Lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm vùng chậu, polyp tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
  • Các bệnh lý ít phổ biến hơn: Bất thường tử cung bẩm sinh, hẹp cổ tử cung, mang thai ngoài tử cung mãn tính.

dau-bung-kinh-do-co-that-co-va-dau-bung-kinh-do-benh-ly-phu-khoa.webp

Đau bụng kinh do co thắt cơ và đau bụng kinh do bệnh lý phụ khoa 

Phân biệt đau bụng kinh với các triệu chứng khác 

Ngoài đau bụng do đến ngày đèn đỏ, chị em có thể đau bụng do một số nguyên nhân khác bao gồm:

  • Đau do viêm nội mạc.
  • Đau do u xơ tử cung.
  • Đau do nhiễm giun sán.
  • Đau do rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột.

Những cơn đau này có tần suất và mức độ đau gần giống nhau, khiến người bệnh nhầm tưởng với đau bụng kinh, gây nên những hậu quả khôn lường như: Thủng ruột, nhiễm trùng toàn thân, ung thư,... 

Cách chẩn đoán phân biệt đau bụng kinh chính xác nhất đó chính là: Đau bụng kinh chỉ diễn ra khi phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt. Người bệnh cần để ý xem cơn đau bụng có diễn ra trong khoảng thời gian đèn đỏ hay không. Một số dấu hiệu đi kèm với ra hành kinh khi đến ngày đèn đỏ là: Khó chịu trong người, ngực căng, bốc hỏa, mất ngủ, bực dọc,...

Các triệu chứng của đau bụng kinh 

Sau đây là những triệu chứng phổ biến nhất của đau bụng kinh. Tuy nhiên, mỗi người có một cơ địa khác nhau nên các triệu chứng cũng khác nhau. Các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm:

  • Đau quặn bụng ở vùng bụng dưới, khó đứng thẳng.
  • Cơn đau bụng có thể xảy ra trước hoặc trong thời kỳ đèn đỏ. Thông thường cơn đau bụng kinh xảy ra khoảng 2-3 ngày trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.
  • Đau bụng kinh có thể lan tỏa xuống đùi hoặc lên thắt lưng. 
  • Cơn đau diễn ra âm ỉ, đôi khi đau nhói khoảng 1-3 phút.
  • Các triệu chứng đi kèm đau bụng kinh được mô tả phía trên. 

Nếu những cơn đau bụng kinh của bạn xuất hiện với tần suất cao và cường độ mạnh, bạn không nên xem thường vì đôi khi đó là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Lúc này tốt nhất hãy tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia.

dau-bung-am-i-dau-quan-bung-dau-du-doi-khi-den-thoi-ky-kinh-nguyet.webp

Đau bụng âm ỉ, đau quặn bụng, đau dữ dội khi đến thời kỳ kinh nguyệt 

Các phương pháp chẩn đoán đau bụng kinh 

Để chẩn đoán đau bụng kinh, các chuyên gia sẽ đánh giá tiền sử bệnh kết hợp với các xét nghiệm khác, bao gồm:

- Siêu âm

Xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh của các cơ quan nội tạng.

- Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Xét nghiệm sử dụng một nam châm lớn, tần số vô tuyến và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể.

- Nội soi

Sử dụng dụng cụ nội soi để quan sát vùng xương chậu và bụng, sau đó các chuyên gia sẽ nhìn vào hình ảnh để nhận biết có sự bất thường gì không.

Giải pháp làm giảm đau bụng kinh

Vậy cần làm gì để giải quyết đau bụng kinh một cách nhanh chóng? Mời bạn đọc tham khảo các giải pháp giảm đau bụng kinh dưới đây: 

Thuốc điều trị đau bụng kinh

Các loại thuốc giảm đau bụng kinh có tác dụng giải quyết cơn đau rất nhanh và hiệu quả. Bạn đọc có thể tham khảo một số loại thuốc giảm đau bụng kinh sau đây: 

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen, Aleve, Metronidazol,... nên sử dụng theo liều khuyến cáo từ bác sĩ, dược sĩ. Thời gian dùng thuốc nên bắt đầu từ lúc đến kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi có triệu chứng. Với những cơn đau tái diễn hàng tháng, bạn có thể sử dụng thuốc trước 1-2 ngày thời điểm kỳ kinh nguyệt diễn ra để dự phòng cơn đau.
  • Điều hòa hormon phụ nữ: Các thuốc tránh thai đường uống có tác dụng giảm đau bụng kinh do ngăn ngừa rụng trứng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc này sẽ gây hệ quả rối loạn nội tiết trong tương lai. 

cac-loai-thuoc-giup-giam-dau-bung-kinh-nhanh-chong.webp

Các loại thuốc giúp giảm đau bụng kinh nhanh chóng 

>>> XEM THÊM: Những sai lầm thường gặp khi dùng thuốc giảm đau. XEM NGAY!

Biện pháp hỗ trợ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau bụng kinh sau đây:

  • Tác dụng nhiệt: Chườm ấm vùng bụng, ngâm mình trong nước nóng, sử dụng miếng dán nhiệt,... đều có thể giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả, lại an toàn, không tốn kém.
  • Kiểm soát căng thẳng: Thực hiện thiền, yoga hay đọc sách, nghe nhạc sẽ giúp bạn thư giãn, thoải mái về tinh thần. Từ đó, giảm được các cơn đau bụng kinh một cách tự nhiên.
  • Chế độ ăn uống ngày đèn đỏ: Bổ sung các loại thực phẩm giàu Omega-3, Vitamin E, Vitamin C, B1, Magie, Sắt,... trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. 
  • Châm cứu: Bạn cần nhờ sự trợ giúp của bác sĩ y học cổ truyền để thực hiện liệu pháp này. Châm cứu có tác dụng đả thông kinh mạch, dẫn lưu khí huyết, giảm đau bụng kinh nhanh chóng. 
  • Bấm huyệt: Phương pháp bấm huyệt được thực hiện bằng việc tạo kích thích bằng tay lên các huyệt đạo của cơ thể. Người bệnh sẽ cảm thấy rất thoải mái và nhẹ nhõm sau khi bấm huyệt hoàn thành. Biện pháp bấm huyệt không phổ biến trong giảm đau bụng kinh nhưng nó có tác dụng giảm các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt một cách hiệu quả

Sử dụng thảo dược tự nhiên 

Vỏ cây liễu

Chiết xuất vỏ cây liễu thu được hoạt chất salicin. Hoạt chất này có tác dụng giảm đau và chống viêm rất tốt. Các nghiên cứu đã chứng minh: Salicin có tác dụng giảm đau tương đương với aspirin, tuy nhiên nó lại ưu việt hơn do không gây tác tác dụng phụ trên đường tiêu hóa hay trên máu. Bên cạnh đó, vỏ cây liễu chứa một số thành phần flavonoid phối hợp cùng salicin giúp giảm đau bụng kinh. 

Bán biên liên 

Bán biên liên có tác dụng chống viêm rất tốt và an toàn. Kết quả này được chỉ ra từ nghiên cứu thực hiện vào năm 2015 bởi tác giả Kun-Cheng-Li. Nghiên cứu khẳng định bán biên liên có tác dụng chống viêm thông qua việc ức chế các cytokin gây viêm trong tế bào. 

vo-cay-lieu-va-ban-bien-lien-giup-giam-dau-bung-kinh.webp

Vỏ cây liễu và bán biên liên giúp giảm đau bụng kinh 

>>> XEM THÊM: 12 cách giảm đau bụng kinh đơn giản chị em nào cũng nên biết

Tóm lại, đau bụng kinh là triệu chứng rất dễ gặp với tỷ lệ lên đến 85% trong thời kỳ đèn đỏ ở phụ nữ. Việc phân biệt đau bụng kinh với các triệu chứng khác giúp chị em chủ động thăm khám và phát hiện bệnh. Bài viết cung cấp cho người đọc nguyên nhân, triệu chứng đau bụng kinh cùng các biện pháp giảm đau hiệu quả, an toàn và dễ áp dụng. 

Tham khảo:

https://en.wikipedia.org/wiki/Dysmenorrhea

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4148-dysmenorrhea

https://emedicine.medscape.com/article/253812-overview