Đau trên đỉnh đầu là bệnh gì?” Đây là câu hỏi khá phổ biến đối với nhiều người hiện nay. Những cơn đau vùng đỉnh đầu không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ một số thông tin và biện pháp khắc phục tình trạng này.

Cảnh báo 7 bệnh lý gây đau trên đỉnh đầu ai cũng cần biết

Đau trên đỉnh đầu là biểu hiện thường gặp của bệnh suy nhược thần kinh, viêm xoang, hội chứng đau nửa đầu Migraine,... gây ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống của hàng triệu người mỗi năm. Cơn đau có thể âm ỉ trong vài phút nhưng cũng có thể đau dữ dội, tái phát thường xuyên. Cùng tìm chi tiết câu trả lời cho thắc mắc: “Đau trên đỉnh đầu là bệnh gì?” ngay dưới đây nhé!

Đau đỉnh đầu do suy nhược thần kinh

Căng thẳng kéo dài, mất ngủ, suy nhược thần kinh là nguyên nhân chính của hiện tượng đau vùng đỉnh đầu. Những người thường xuyên lo âu, áp lực, làm việc trong môi trường căng thẳng, stress kéo dài, đặc biệt là đối với lứa tuổi trung niên là đối tượng dễ bị đau đỉnh đầu do nguyên nhân căng thẳng này. Cơn đau thường xuất hiện từ vùng dưới chẩm hoặc hai bên thái dương rồi lan ra cả đầu, có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Ngoài ra, ngủ không đủ hay ngủ không ngon giấc cũng dẫn đến tình trạng này.

Cang-thang-tam-ly-la-nguyen-nhan-chinh-gay-ra-hien-tuong-dau-dau.webp

Căng thẳng tâm lý là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau đầu

Hội chứng đau nửa đầu Migraine

Đau nửa đầu Migraine là một hội chứng do nguyên nhân mạch máu. Người bệnh đau vùng đỉnh đầu hoặc một bên đầu, có khi là cả đầu với đặc điểm là xuất hiện theo từng cơn, giật theo nhịp mạch. Ngoài ra, các triệu chứng thường đi kèm là: Buồn nôn, tim đập nhanh, hoa mắt, sợ ánh sáng, sợ tiếng động. Cường độ đau có thể thoáng qua, nhẹ, thậm chí là đau dữ dội.

Những cơn đau nhói trên đỉnh đầu có thể diễn ra trong nhiều giờ, thậm chí lên đến 2-3 ngày, thường xuất hiện ở đối tượng là phụ nữ từ 30-45 tuổi.

Đau đầu do vấn đề về xoang

Người bệnh cảm thấy đau và bị đè nặng ở trán, quanh mắt và hai bên má, có thể kèm theo nghẹt mũi, sốt hoặc nặng hơn là suy giảm chức năng khứu giác. Bệnh thường xảy ra khi xoang bị kích thích bởi một hay nhiều tác nhân dị ứng và thường xuất hiện theo mùa. Nguyên nhân là do dịch mủ, chất nhầy khiến xoang bị tắc nghẽn.

Rối loạn tiền đình gây đau đỉnh đầu

Là những rối loạn xuất phát từ dây thần kinh số 8 và liên quan đến sự thăng bằng. Các cơn đau đầu ở đây thường kèm theo chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất cân bằng khi thay đổi tư thế hay khi di chuyển,…

Cao huyết áp gây đau nửa đầu trên đỉnh

Thường xuất hiện vào buổi sáng, có thể kéo dài cả ngày trong nhiều tháng và nhiều năm. Nguyên nhân là do sự tăng áp lực dòng máu tác động vào các thành mạch, dẫn tới nguy cơ xơ vữa động mạch, giãn mạch máu, từ đó gây ra triệu chứng đau trên đỉnh đầu.

Dau-dau-cung-la-dau-hieu-cua-tinh-trang-cao-huyet-ap.webp

Đau đầu cũng là dấu hiệu của tình trạng cao huyết áp

Thiếu máu lên não với những cơn đau đầu âm ỉ

Trong thiếu máu lên não, đau đầu là một trong những triệu chứng thường gặp và xuất hiện sớm nhất. Ngoài cơn đau ở trên đỉnh đầu, người mắc còn có các hiện tượng như hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng mỗi lần thay đổi tư thế. Các cơn đau đầu do thiếu máu não thường nặng nề tạo cảm giác giống như có vật chèn vào đầu, âm ỉ nhưng không dữ dội.

Đau đỉnh đầu có thể là dấu hiệu của đột quỵ

Các cơn đau vùng đỉnh đầu dữ dội có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Thông thường, các cơ đau đến rất nhanh, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn. Đây là một loại bệnh nguy hiểm, dễ gây biến chứng nặng nề, cần thăm khám sớm.

Làm sao để khắc phục tình trạng đau trên đỉnh đầu?

Sau khi đã xác định được “đau nhói trên đỉnh đầu là bệnh gì?”, bạn hãy tham khảo các giải pháp dưới đây để tìm được cách giải quyết cho mình, bạn nhé.

Xây dựng một lối sống lành mạnh

Duy trì một lối sống lành mạnh không chỉ giúp bạn giảm những cơn đau trên đỉnh đầu mà còn giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh về cả thể chất và tinh thần.

  • Đảm bảo giấc ngủ đáp ứng được cả thời gian lẫn chất lượng. Trung bình, người trưởng thành cần ngủ 7-9 tiếng/ngày và giấc ngủ đủ sâu, không bị gián đoạn. Nên tập ngủ sớm và dậy sớm, hạn chế thức khuya. Bạn có thể áp dụng những bài thiền, bài tập căng cơ hay bài tập yoga nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng giấc ngủ.
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, luôn giữ một tinh thần thoải mái, thái độ tích cực. Bạn nên có những hình thức thư giãn hợp lý tránh để bản thân bị căng thẳng, áp lực kéo dài. Bởi điều này sẽ làm cho tình trạng đau vùng đỉnh đầu của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tăng cường vận động, tập luyện những bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng 30-40 phút/ngày. Việc tập luyện đều đặn mỗi ngày sẽ khiến cơ thể sản sinh endorphin giúp giảm các cơn đau đầu một cách tự nhiên. Hãy lựa chọn một môn thể thao yêu thích như chạy bộ, đạp xe, leo núi, yoga,… và tránh tình trạng ngồi làm việc hàng giờ liên tục.

Yoga-giup-cai-thien-dau-dinh-dau-hieu-qua.webp

Yoga giúp cải thiện đau đỉnh đầu hiệu quả

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý

Người bị đau vùng đỉnh đầu nên xây dựng một chế độ ăn khoa học với đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều đường, nhiều cholesterol,... Uống đủ nước, tránh các loại đồ uống có cồn, cafe, thuốc lá,..

Sử dụng các phương pháp vật lý như massage, bấm huyệt

Massage đầu hay bấm huyệt cũng là một biện pháp để giảm các cơn đau trên đỉnh đầu. Theo Hiệp hội Therapy Massage Mỹ thì việc massage da đầu có thể làm giảm thời gian, tần số và cường độ đau đầu do căng thẳng gây ra. Các huyệt trên tai, vùng mặt cổ, bàn tay, bàn chân là các huyệt đạo có thể bấm huyệt để giảm đau đầu. Ngoài ra, phương pháp chườm nóng, chườm lạnh cũng có hiệu quả đối với người bệnh.

Sử dụng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng đau vùng đỉnh đầu

Một số thuốc giảm đau đỉnh đầu có thể sử dụng đó là: Paracetamol, ibuprofen, naproxen,... Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì có nhiều tác dụng phụ và gây khó khăn cho việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Cần thăm khám sớm để xác định chính xác nguyên nhân.

Gặp bác sĩ khi đau đầu dữ dội hay đau vùng đỉnh đầu kéo dài

Các trường hợp đau trên đỉnh đầu kéo dài và tiến triển nặng thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng biến chứng xảy ra.

>>>XEM THÊM: Bị đau đầu nên khám những gì? Câu trả lời có TẠI ĐÂY!

Sử dụng thảo dược giảm đau vùng đỉnh đầu

Việc sử dụng các thành phần từ thiên nhiên ngày càng được ưa chuộng trong cải thiện cơn đau vì mức độ an toàn cao, tránh được các tác dụng phụ và hiệu quả không kém các thuốc tây y. Một số loại thảo dược có tác dụng làm giảm cơn đau vùng đỉnh đầu như:

  • Chiết xuất vỏ cây liễu có thành phần là salicin, khi hấp thu sẽ chuyển hóa thành acid salicylic có tác dụng ức chế thụ cảm thể gây đau, từ đó giúp giảm đau hiệu quả.
  • Cao sơn đậu căn, cao tô mộc, cao tam lăng, huyền hồ sách có tác dụng chống oxy hóa vỏ bọc myelin, giúp vỏ đàn hồi, ngăn ngừa các xung điện bị rò rỉ ra ngoài. Vì vậy, chúng làm giảm đau do nguyên nhân thần kinh và được biết đến từ lâu với tác dụng hỗ trợ làm giảm các cơn đau vùng đỉnh đầu.

Chiet-xuat-vo-cay-lieu-co-tac-dung-giam-dau-rat-tot.webp

Chiết xuất vỏ cây liễu có tác dụng giảm đau rất tốt

Do đó, sử dụng các loại thảo dược trên để cải thiện tình trạng đau nửa đầu là một sự lựa chọn an toàn, hiệu quả, có thể sử dụng lâu dài. Qua bài viết này, mong rằng người đọc đã giải đáp được câu hỏi “ Đau trên đỉnh đầu là bệnh gì?” và lựa chọn được những giải pháp tốt nhất cho người thân hay cho chính mình.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại bình luận để được các chuyên gia giải đáp!                Nguồn tham khảo: 

https://www.healthline.com/health/headache-on-top-of-head#causes

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321308

https://www.webmd.com/migraines-headaches/headache-on-top-of-head