Đau đầu là một trong những tình trạng rất phổ biến hiện nay nhưng người mắc thường chủ quan. Tuy nhiên các vị trí đau đầu nguy hiểm dưới đây bạn nên biết để đề phòng! 

Trán, hai bên thái dương: Đau đầu căng thẳng

Đau trán, hai bên thái dương cảm giác như bị siết chặt bởi một dải băng quanh đầu hoặc cả đầu là biểu hiện của đau đầu kiểu căng thẳng. Đây cũng là loại đau đầu phổ biến nhất hiện nay (khi mang thai, phụ nữ rất dễ bị tình trạng này). Mức độ đau từ nhẹ đến trung bình, xảy ra thường xuyên hoặc không.

Cơn đau căng tức và có thể kéo dài đến cả cổ và vai. Tuy nhiên, đau đầu do căng thẳng không có xu hướng gây buồn nôn, nôn hay nhạy cảm với ánh sáng.

Đau một bên đầu: Đau nửa đầu Migraine

Đau một bên đầu với cơn đau nhói, dữ dội, cảm giác như mạch đập là biểu hiện đặc trưng của đau nửa đầu. Chứng Migraine được xếp là nguyên nhân thứ hai gây tàn tật và ảnh hưởng đến khoảng 1,04 tỷ người dân trên thế giới.

Đau nửa đầu đôi khi có thể đau cả hai bên và tăng lên hơn khi vận động và hoạt động. Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm cảm thấy buồn nôn/nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng mạnh, âm thanh lớn và mùi nồng. Khoảng 1/3 bệnh nhân Migraine có triệu chứng thấy hào quang (nhìn thấy đèn nhấp nháy, đường xoắn, điểm mù, vệt sáng…)

Nếu cơn đau đầu không có bất kỳ triệu chứng nào đi kèm như ở trên, có thể bạn không bị đau nửa đầu.

Dau-mot-ben-dau-la-dau-hieu-cua-dau-nua-dau-Migraine.jpg

Đau một bên đầu là dấu hiệu của đau nửa đầu Migraine

Áp lực và đau đớn ở vùng xoang: Đau đầu xoang

Xoang là các khoang rỗng chứa không khí bên dưới mũi, trán, má, hai mắt. Viêm xoang sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn và tăng áp lực trong các khoang này. Từ đó gây ra hiện tượng đau đầu, thường gặp nhất là đau ở các bộ phận ở phía trước mặt.

Đau đầu do xoang không thường gặp và hay bị nhầm lẫn với đau nửa đầu. Mọi người nghĩ rằng thay đổi thời tiết thường gây ra đau đầu do viêm xoang, nhưng trên thực ra, thay đổi thời tiết là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau nửa đầu.

Đau xung quanh một mắt: Đau đầu chùm (cụm, chuỗi)

Đau đầu chùm/cụm/chuỗi thường không phổ biến nhưng là loại đau đầu nghiêm trọng. Chúng có xu hướng xuất hiện từng chùm, từ 1-8 cơn đau đầu mỗi ngày. Các chuỗi đau đầu kéo dài 6-12 tuần. Chu kỳ các chùm đau đầu thường cách đều và xuất hiện theo mùa cố định..

Vị trí đau là trong/xung quanh mắt, có thể lan xuống cổ, má, mũi, thái dương hoặc vai (thường xảy ra ở một bên cơ thể). Triệu chứng kèm theo bao gồm chảy nước mắt, đỏ mắt, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi ở bên bị đau.

Đau nền sọ và cổ: Đau dây thần kinh chẩm

Lý do phổ biến gây đau sau đầu (từ đáy hộp sọ lan ra) và đau cổ là do dây thần kinh chẩm. Đây là loại đau đầu do nguyên nhân thứ phát. Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi thực hiện một số cử động cổ hoặc khi ấn vào một số điểm nhất định trên cổ. Đau dây thần kinh chẩm gây ra các cơn đau đầu âm ỉ và mãn tính.

Con-dau-dau-do-day-than-kinh-cham-tu-day-hop-so-lan-rong-ra.jpg

Cơn đau đầu do dây thần kinh chẩm từ đáy hộp sọ lan rộng ra

Đau ở cổ và đầu: Đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ

Cơn đau đầu xuất phát từ gáy, lan lên đỉnh đầu, vùng trán, thái dương hoặc từ gáy lan sang 2 bên tai. Đôi khi, người bệnh thấy đau nhức sau mắt, suy giảm thị lực. Cơn đau đi kèm với biểu hiện đau cổ, cứng cổ dù đang làm việc bình thường (khó xoay đầu, gập hay ngửa cổ). 

Xoa bóp và nghỉ ngơi có thể cải thiện tình trạng này. Cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ cũng bị nhầm lẫn với đau đầu căng thẳng hoặc đau nửa đầu. Triệu chứng khác bao gồm: khó chuyển động ở cổ, vai, đau quanh mắt, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, buồn nôn… 

Đau đầu ở phía sau sau tai - rối loạn khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm (TMJ) nằm ở hai bên đầu, ngay trước tai, giúp cho sự đóng-mở của hàm. Khi khớp TMJ bị trật, rối loạn do chấn thương hoặc viêm, người bệnh sẽ rất khó mở miệng, khó nhai nuốt thức ăn. Cơn đau nhói, buốt ở sau tai và thái dương mỗi khi cử động hàm mạnh như ngáp, cười, nói to, nhai đồ cứng,...

Ngoài ra, đau đầu do khớp thái dương hàm có thể do căng thẳng, nghiến răng. Đau đầu do rối loạn khớp thái dương hàm đôi khi bị nhầm với đau nửa đầu, đau tai và tăng nhãn áp.

Đau nhức đầu tập trung ở thái dương - bệnh Horton

Cơn đau tập trung ở 1 bên thái dương hoặc đôi khi cả 2 bên có thể là dấu hiệu bệnh Horton (viêm động mạch thái dương). Điển hình là vùng thái dương thấy sưng nề, đỏ, nóng và có cảm thấy mạch máu dày, cứng, mạch đập yếu hoặc không đập, ấn rất đau.

Các cơn đau thái dương tự nhiên xuất hiện hoặc do một kích thích dù chỉ là rất nhỏ vào da đầu như chải tóc, đeo kính, gãi đầu… Đau dai dẳng, tê buốt như kim châm dưới da đầu, khởi điểm ở thái dương và lan ra cả vùng trán, hốc mắt hoặc đỉnh chẩm cùng bên. Xen kẽ trên nề đau dai dẳng sẽ có những cơn đau kịch phát dữ dội.

Dau-dau-vung-thai-duong-la-dau-hieu-benh-Horton.jpg

Đau đầu vùng thái dương là dấu hiệu bệnh Horton

>>> XEM THÊM: Hướng Dẫn 14 Cách Chữa Đau Đầu Kéo Dài Hiệu Quả - Tìm Hiểu Ngay!

Giải pháp giảm đau đầu hiệu quả từ thiên nhiên

Thuốc giảm đau thông thường hiệu quả nhanh trong việc cắt các cơn đau đầu cấp tính. Tuy nhiên chúng tiềm ẩn rất nhiều những tác dụng phụ cho người dùng như đau dạ dày, tổn thương gan, nghiện thuốc, nhờn thuốc, thậm chí là cơn đau dội ngược lại. Vì vậy, chúng không phù hợp với cơn đau kéo dài, tái phát hay mạn tính.

Trái với các thuốc giảm đau tổng hợp, việc sử dụng thảo dược để giảm đau đầu dai dẳng rất an toàn bởi hạn chế tối thiểu tác dụng phụ. Các thảo dược dưới đây đã được các nghiên cứu chứng minh về tác dụng giảm đau hiệu quả cũng như tính an toàn:

  • Cây liễu trắng: Vỏ thân cây chứa các hoạt chất có tính giảm đau như salicin, flavonoid và polyphenol…Nghiên cứu năm 2015 chứng tỏ tác dụng dược lý của salicin thông qua khả năng chuyển thành acid salicylic (tương tự aspirin) khi vào cơ thể. Nhờ các thành phần có hoạt tính khác, vỏ cây liễu có tác dụng giảm đau thậm chí còn rộng hơn aspirin và không bao hàm các tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
  • Sơn đậu căn, bán biên liên, tam lăng,... với tính chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các bao myelin. Từ đó, chúng giúp giảm đau hiệu quả do nguyên nhân thần kinh.

Các thảo dược này có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với nhau để hiệp đồng tác dụng rất hiệu quả. 

Vo-cay-lieu-trang-duoc-nghien-cuu-co-tac-dung-giam-dau-hieu-qua.jpg

Vỏ cây liễu trắng được nghiên cứu có tác dụng giảm đau hiệu quả

Thông qua bài viết trên đây, mong rằng quý bạn đọc đã có cái nhìn đầy đủ về các vị trí đau đầu nguy hiểm cần đề phòng và giải pháp giảm đau. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc nào cần giải đáp về đau đầu, đừng ngại ngần, hãy để lại bình luận cho chúng tôi.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.medicinenet.com/headache/article.htm

https://www.webmd.com/migraines-headaches/headache-location-types

https://www.bannerhealth.com/healthcareblog/teach-me/what-your-headache-location-can-tell-you