Nhức đầu luôn là chủ đề được nhắc đến nhiều nhất vì sự phổ biến của nó trong cuộc sống. Nguyên nhân nhức đầu có thể xuất phát từ những thói quen sinh hoạt hay các bệnh lý mà người bệnh không thể lường trước. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về nguyên nhân nhức đầu từ phổ biến đến hiếm gặp.
Đau đầu là bệnh lý thường gặp trong cuộc sống và khiến người bệnh khó chịu
Nguyên nhân nhức đầu không do bệnh lý
Những tác động từ môi trường sống, thói quen sinh hoạt hay vấn đề tâm lý có thể là nguyên nhân nhức đầu. Đau đầu không do bệnh lý có thể chủ động phòng tránh và cải thiện được. Bao gồm:
- Thiếu ngủ là nguyên nhân nhức đầu thường gặp ở nhiều người. Đặc biệt là người thường xuyên tăng ca, thức khuya học bài và ôn thi.
- Cơ thể “khô nước”: Mất nước cũng là một lý do nhức đầu mà nhiều người không biết.
- Đau đầu do ho: Cơn đau đầu bắt đầu đột ngột sau khi ho hoặc khi hắt hơi, xì mũi, cười, khóc, hát, cúi gập người hoặc đi vệ sinh.
- Tập thể dục gây đau đầu: Đau đầu do nguyên nhân này xảy ra trong hoặc sau khi người bệnh tập thể dục gắng sức và kéo dài. Cơn đau đầu nhói lên và ảnh hưởng đến cả hai bên đầu. Đau đầu do tập thể dục thứ phát còn kèm theo triệu chứng nôn mửa, mất ý thức, hoa mắt, cứng cổ.
- Lạm dụng thuốc: Đây cũng là nguyên nhân nhức đầu khá phổ biến hiện nay, khi mà người bệnh tự ý mua thuốc giảm đau và không tuân thủ đúng liều lượng. Cơn đau đầu vẫn tái phát dù bạn đã sử dụng thuốc giảm đau nhiều hơn 2 ngày/tuần.
- Uống rượu bia cũng khiến bạn đau đầu và căng thẳng bởi chất cồn kích thích hệ thần kinh và làm xuất hiện cơn đau đầu.
- Đau đầu do ăn hoặc uống đồ lạnh: Cảm giác đau đầu xảy ra đột ngột nhưng chỉ xuất hiện trong thời gian rất ngắn.
Ăn uống đồ lạnh là một nguyên nhân nhức đầu thường gặp
Nguyên nhân nhức đầu do bệnh lý
Nguyên nhân nhức đầu do bệnh lý cũng khá phổ biến và tái phát thường xuyên. Các bệnh lý gây đau đầu thường gặp là:
- Viêm xoang cấp tính: Do vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng mũi và niêm mạc xoang, tắc nghẽn hốc xoang. Khi đó vùng mặt sẽ bị một áp lực nặng nề, gây nên những cơn đau đầu viêm xoang.
- Bệnh liên quan đến não bộ: Phình động mạch não, huyết khối tĩnh mạch não (tách biệt với đột quỵ), viêm não, viêm màng não, dị dạng động mạch não đều gây ra cơn đau đầu dữ dội.
- Đột quỵ: Người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu đột ngột, dữ dội, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc thay đổi ý thức.
- Khối u não: Giai đoạn khởi phát người bệnh cảm thấy đau đầu hoặc thay đổi vị trí đau. Cùng với sự tiến triển của bệnh thì triệu chứng nhức đầu cũng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
- Tăng huyết áp: Huyết áp cao làm tăng áp lực lên mạch máu não gây ra cơn đau đầu.
- Nhiễm coronavirus: Bệnh covid 19 gây nên nhiều triệu chứng cho người bệnh, trong đó có triệu chứng đau đầu kéo dài.
- U nội sọ: Khối u hình thành do mạch máu vỡ ra và tập hợp lại bên trong hộp sọ của người bệnh. U nội sọ khiến người bệnh cảm thấy cơn đau đầu dữ dội và dai dẳng.
Đau dây thần kinh hông là nguyên nhân nhức đầu và ảnh hưởng ra toàn bộ vùng mặt
Những nguyên nhân nhức đầu hiếm gặp
Những nguyên nhân hiếm gặp gây đau đầu như: Thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ,... gây đau nhức đầu do chèn ép rễ thần kinh, đặc biệt là ở vị trí C2, C3 C4,... Ngoài ra, bạn có thể bị đau đầu do chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, u màng não sau,...
Khi nào nhức đầu trở nên nguy hiểm?
Đau đầu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nếu có những biểu hiện sau đây:
- Đau đầu đột ngột và dữ dội.
- Đau đầu kết hợp với các triệu chứng thần kinh như: Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc ngã đột ngột, tê, ngứa ran, nói khó khăn, rối loạn tâm thần, co giật, thay đổi tính cách/hành vi không phù hợp, thay đổi tầm nhìn (nhìn mờ, nhìn đôi hoặc điểm mù).
- Nhức đầu kèm theo sốt, khó thở, cứng cổ hoặc phát ban.
- Đau đầu làm người bệnh thức giấc vào ban đêm.
- Nhức đầu với buồn nôn và nôn mửa dữ dội.
- Đau đầu xảy ra sau chấn thương đầu hoặc tai nạn ảnh hưởng đến vùng đầu.
- Đau đầu sau 55 tuổi.
Khi cơn đau đầu đi kèm những triệu chứng bất thường khác, người bệnh cần được đưa đến cơ quan y tế để được xác định bệnh và điều trị kịp thời.
Thăm khám y khoa nếu bạn bị đau đầu dữ dội kèm các triệu chứng sốt, nôn, khó thở,...
Các cách điều trị nhức đầu hiện nay
Trong điều trị đau đầu, bác sĩ sẽ hướng đến việc giảm đau nhanh cho người bệnh. Sau đó loại bỏ cơn đau đầu tái phát bằng cách xác định nguyên nhân và dùng thuốc, liệu pháp điều trị phù hợp.
Những cách giảm nhức đầu hiện nay mà bạn có thể tham khảo là:
- Kiểm soát căng thẳng: Hít thở sâu, thư giãn, ngồi thiền, ngâm chân, tập yoga, massage trị liệu và âm nhạc để giảm bớt căng thẳng.
- Phản hồi sinh học: Phản hồi sinh học “dạy” chúng ta cách nhận biết khi nào căng thẳng đang tích tụ trong cơ thể. Trong quá trình phản hồi sinh học, hệ thống các cảm biến được kết nối với cơ thể. Chuyên gia sẽ theo dõi các phản ứng của cơ thể với cơn đau đầu, bao gồm nhịp thở, xung điện, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, căng cơ, hoạt động trí não.
- Thuốc giảm đau: Đau đầu thường “đáp ứng” tốt với thuốc giảm đau không kê đơn, bao gồm paracetamol, aspirin, ibuprofen,… Người bệnh cần tuân thủ điều trị để đạt được hiệu quả và đảm bảo an toàn.
- Những mẹo giảm đau đầu tại nhà: Nghỉ ngơi và đi ngủ trong căn phòng yên tĩnh, uống đủ nước, trà gừng, chườm nóng hoặc chườm lạnh, tránh xa thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,...
Uống trà gừng giúp cải thiện đau nhức đầu ngay tại nhà
Bên cạnh những phương pháp cải thiện triệu chứng đau đầu thường gặp, nhiều chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng thảo dược để đạt hiệu quả như mong đợi. Ưu điểm của thảo dược chính là sự an toàn và lành tính. Người bệnh không lo bị ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận,... khi sử dụng lâu dài.
Một số thảo dược đã được chứng minh công dụng hỗ trợ điều trị giảm nhức đầu như: Chiết xuất từ vỏ cây liễu, sơn đậu căn, huyền hồ sách, tam lăng, tô mộc. Riêng vị thuốc từ vỏ cây liễu với thành phần salicin có công dụng giảm đau và chống viêm tốt. Khi vào cơ thể, salicin sẽ được chuyển hóa thành một chất có tác dụng giảm đau tương đương với thuốc aspirin. Điều này đã được chứng minh ở các nghiên cứu được thực hiện năm 2011 và 2015. Đây chính là thảo dược quý giúp loại trừ các nguyên nhân nhức đầu thường gặp.
Bên cạnh đó, các thảo dược khác cũng góp phần “hạ nhiệt” cơn đau đầu, cụ thể:
- Tam lăng giúp hành khí, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu ích và được dùng trong các trường hợp khí huyết ngưng trệ. Từ đó tăng tuần hoàn và cải thiện các cơn đau đầu.
- Tô mộc có công dụng giảm đau, tiêu viêm, tán ứ, hành huyết và được ứng dụng trong trường hợp đau đầu nặng.
Chiết xuất từ vỏ cây liễu có công dụng giảm đau đầu hiệu quả
Nguyên nhân gây nhức đầu rất đa dạng. Những nguyên nhân nhức đầu do bệnh lý đòi hỏi người bệnh kiên trì và tuân thủ điều trị. Nếu bạn còn thắc mắc nào về chứng đau đầu, hãy để lại bình luận bên dưới để được chuyên gia tư vấn nhé.
Nguồn tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9639-headaches
https://www.mayoclinic.org/symptoms/headache/basics/causes/sym-20050800
https://www.healthline.com/health/headache/types-of-headaches#treatment