Khớp cổ chân đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động đi lại của con người. Tuy nhiên, tình trạng đau cổ chân lại rất phổ biến và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, gây mất khả năng vận động. Nguyên nhân nào gây đau nhức cổ chân? Điều trị bằng cách nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé!

Đau cổ chân là dấu hiệu của bệnh lý nào?

Theo thống kê, 90% các trường hợp bị đau cổ chân có liên quan đến các bệnh lý xương khớp như thoái hóa, viêm khớp, bệnh gout,... Hãy cùng tìm hiểu các cách nhận biết sớm đau cổ chân là dấu hiệu của bệnh gì dưới đây!

Đau khớp cổ chân do thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp cổ chân xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của con người. Khi con người càng có tuổi dịch khớp càng giảm dần khiến cho khớp bị khô, cứng, sụn khớp bị bào mòn; tăng ma sát giữa các đầu xương gây đau cổ chân khi vận động. 

Dấu hiệu đau cổ chân do nguyên nhân thoái hóa bao gồm tiếng kêu lạo xạo mỗi khi di chuyển, cứng khớp kéo dài khoảng 30 phút vào buổi sáng sau khi thức dậy.

dau-khop-co-chan-do-thoai-hoa-khop.webp

Đau khớp cổ chân do thoái hóa khớp

Viêm khớp dạng thấp gây đau nhức cổ chân

Đau khớp cổ chân có thể xảy ra do viêm khớp dạng thấp. Khi gặp phải tình trạng này sụn khớp, màng hoạt dịch, xương dưới sụn bị tổn thương, viêm, sưng và gây đau cổ chân tăng dần từ âm ỉ đến dữ dội. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải tình trạng cứng khớp kéo dài trên 1 giờ.

Đau khớp cổ chân do bệnh gout

Hàm lượng acid uric trong máu cao, dẫn đến các tinh thể muối urat lắng đọng ở các khớp gây viêm, sưng, nóng, đau khớp cổ chân, đầu gối, bàn ngón chân,... Tại vị trí viêm còn có thể thấy ngứa, xung quanh vùng cổ chân, ngón chân bị đau có thể tím đỏ, sưng. 

Cổ chân bị đau do bong gân

Đau khớp cổ chân do bong gân thường gặp ở những người hay chơi thể thao, sai tư thế trong sinh hoạt hàng ngày. Bong gân là hiện tượng dây chằng xung quanh khớp cổ chân bị giãn ra quá mức dẫn tới rách một phần hoặc toàn bộ dây chằng. Khi bị chấn thương nếu bạn nghe thấy tiếng “rắc”, “khục” thì rất có thể bạn bị bong gân. Đối tượng dễ bị đau cổ chân do bong gân gồm vận động viên, người cao tuổi, người béo phì...

Đau cổ chân do viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch nằm ngay dưới da tại các khớp cổ chân, khủy tay, đầu gối nên rất dễ bị tổn thương, viêm bởi các chấn thương bên ngoài. Đau cổ chân do viêm bao hoạt dịch thường gặp ở những người hay chơi thể thao, làm việc nặng nhọc...

Viêm gân gây đau cổ chân

Gân (dây chằng) hoạt động nhiều có thể bị viêm gây đau khớp cổ chân. Khi bị viêm gân người bệnh thường cảm thấy đau nhức cổ chân, sưng, có cảm giác nóng rát ở khớp. Vận động viên thể thao, người lao động nặng là các đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng đau cổ chân do viêm gân.

Đau cổ chân có nguy hiểm không?

Đau cổ chân không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người nhưng gây ra nhiều khó khăn, phiền toái trong sinh hoạt. Đặc biệt, nếu không được phát hiện điều trị sớm, đúng cách còn có thể dẫn đến một loạt các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, teo cơ,... 

Biến dạng khớp, teo cơ

Khi đau cổ chân không được điều trị kịp thời về lâu dài có thể dẫn đến viêm khớp cổ chân, sụn khớp bị bào mòn, các đầu xương bị tổn thương, khó hồi phục, biến dạng khớp, teo cơ.

   dau-co-chan-neu-khong-duoc-dieu-tri-som-se-dan-den-bien-dnag-khop.webp

Đau cổ chân nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến biến dạng khớp

Tàn phế

Khi đau khớp cổ chân ở mức độ nặng, các tổn thương trở nên nghiêm trọng. Người bệnh dần dần mất đi khả năng vận động của khớp rất dễ rơi vào tình trạng yếu liệt và thậm chí là tàn phế. Điều này khiến họ có thể phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác, không thể tự lao động.

Như vậy, đau cổ chân vừa hạn chế vận động, vừa ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày nên cần điều trị càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Phương pháp điều trị đau cổ chân

Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ đau cổ chân mà lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp như vật lý trị liệu, dùng thuốc tây, thảo dược. Các phương pháp đang được áp dụng phổ biến hiện nay gồm có:

Vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu có hiệu quả khá tốt đối với các trường hợp đau khớp cổ chân ở mức độ nhẹ. Biện pháp này giúp giảm đau, tăng cường độ dẻo dai cho khớp cổ chân của bạn. Ngoài ra, vật lý trị liệu cũng giúp bạn phục hồi khả năng vận động sau phẫu thuật nhanh hơn.

Với phương pháp này các chuyên gia xương khớp sẽ hướng dẫn các bạn các bài tập, tư thế phù hợp để làm giảm áp lực lên cổ chân. 

Biện pháp chườm nóng hoặc lạnh

Chườm nóng hoặc lạnh có thể làm giảm đau cổ chân. Khi chườm nóng sẽ làm giãn cơ, tăng cường tuần hoàn tại vị trí đau từ đó giúp người bệnh giảm đau. Chườm nóng phù hợp với các trường hợp đau cổ chân mạn tính. Với chườm lạnh sẽ làm giảm phù nề, giảm đau cấp nên áp dụng ngay sau các chấn thương.

- Chườm nóng: Bạn có thể dùng một túi nước ấm hay dùng lá lốt, ngải cứu rang muối cho vào túi chườm đặt vào vị trí cổ chân bị đau. 

- Chườm lạnh: Bạn dùng một túi đá bọc trong tấm vải mềm hoặc khăn mát chườm lên khớp cổ chân. Chú ý không để trực tiếp lên da, rất dễ gây bỏng lạnh.

chuom-nong-hoac-lanh-chua-dau-co-chan.webp

Chườm nóng hoặc lạnh chữa đau cổ chân

Sử dụng thuốc tây

Thuốc giảm đau, kháng viêm tây y thường được chỉ định để làm giảm, cắt triệu chứng đau cổ chân. Các loại thuốc thường dùng là:

  • Thuốc giảm đau dùng đường uống: Một số thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen, opioid, thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDs (Ibuprofen, diclofenac,...), corticosteroid (dexamethasone, methylprednisolone,...).
  • Thuốc bôi ngoài da: Thường là dạng gel, kem bôi hay miếng dán chứa hoạt chất có tác dụng giảm đau như NSAIDs, lidocain, salicylic,…
  • Thuốc tiêm nội khớp: Một số trường hợp đau cổ chân nặng sẽ được chỉ định tiêm trực tiếp vào vị trí viêm, đau các chất như glucocorticoid, acid hyaluronic, huyết tương giàu tiểu cầu… 
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARD): Nếu nguyên nhân gây đau cổ chân là do bệnh lý xương khớp có liên quan đến yếu tố thấp như viêm khớp dạng thấp nên sử dụng thuốc DMARD theo đơn của bác sĩ. 
  • Thuốc giãn cơ: Tolperisone, eperisone, mephenesin… thường được chỉ định dùng kết hợp với thuốc giảm đau, kháng viêm để nâng cao hiệu quả cải thiện đau cổ chân.

>>> XEM THÊM: Những sai lầm thường gặp khi dùng thuốc giảm đau. XEM NGAY!

Hỗ trợ điều trị đau cổ chân từ thảo dược

Hiện nay, để cải thiện và phòng ngừa đau cổ chân, nhiều người tìm đến các giải pháp an toàn mà vẫn đem lại hiệu quả cao đó là các thảo dược tự nhiên. Nhắc đến giảm đau thảo dược thì không thể bỏ qua vỏ cây liễu trắng, huyền hồ sách, tô mộc, bán biên liên… Đây đều là những thảo dược quý có tác dụng giảm đau rất tốt được ứng dụng trong nhiều bài thuốc đông y. Gần đây, những thảo dược này cũng đã được y học hiện đại nghiên cứu và cho kết quả giúp cải thiện tình trạng đau nhức rất tốt.

Theo nghiên cứu của tác giả Mohd Shara và cộng sự vào năm 2015 cho thấy vỏ cây liễu trắng có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Tác dụng này là do trong vỏ liễu trắng có chứa salicin sẽ chuyển hóa thành acid salicylic sau khi đi vào cơ thể. Cơ chế giảm đau là acid salicylic là kìm hãm thụ cảm thể gây đau, khiến não bộ không nhận được cảm giác đau. 

Tác dụng giảm đau, chống viêm của huyền hồ sách, tô mộc, bán biên liên cũng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh. Do vậy, nếu đang gặp phải tình trạng cổ chân bị đau, mỏi khớp cổ chân thì giải pháp an toàn và hiệu quả là sử dụng các sản phẩm có chứa thảo dược như vỏ liễu trắng, bán biên niên, tô mộc, huyền hồ sách…

vo-than-cay-lieu-trang-giup-giam-dau-co-chan-hieu-qua.webp

Vỏ thân cây liễu trắng giúp giảm đau cổ chân hiệu quả 

Phẫu thuật điều trị đau khớp cổ chân

Phẫu thuật khớp cổ chân được tiến hành khi việc điều trị bằng các phương pháp khác không có hiệu quả. Tùy vào nguyên nhân và mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp phẫu thuật cụ thể:

  • Phẫu thuật nội soi khớp cổ chân.
  • Tạo hình khớp cổ chân…

Biện pháp phòng tránh đau cổ chân 

Đau khớp cổ chân có thể được phòng ngừa được bằng một số cách sau:

Duy trì cân nặng ở mức cho phép

Khớp cổ chân là nơi phải chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể. Khi cân nặng của bạn ở quá mức cho phép, khớp cổ chân phải chịu lực chèn ép lớn gây đau cổ chân. Do vậy, bạn cần chú ý kiểm soát cân nặng của mình để giảm áp lực lên khớp cổ chân. Bạn nên duy trì cân nặng ở mức cho phép với chỉ số BMI nằm trong khoảng từ 18,1 - 22,5 (chỉ số BMI = cân nặng/(chiều cao x chiều cao)).

Luyện tập thể dục thường xuyên

Luyện tập bài tập thể dục phù hợp sẽ giúp tăng cường sức khỏe xương khớp của bạn. Đi bộ, đạp xe hay luyện tập các động tác yoga cũng là một trong những cách phòng ngừa đau cổ chân hiệu quả mà bạn nên áp dụng hàng ngày.

Chế độ ăn uống khoa học

Nếu trong bữa ăn của bạn có đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là các chất tốt cho hệ xương khớp như canxi, omega-3, collagen… thì sẽ giảm được nguy cơ đau khớp cổ chân. Cần hạn chế các chất kích thích, bia rượu.

Không làm việc quá sức

Với những người thường xuyên phải lao động quá sức, mang vác nặng thì nguy cơ đau cổ chân rất lớn. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh các tư thế sai trong lao động để góp phần cải thiện và phòng ngừa đau cổ chân hiệu quả.

Trên đây là những thông tin cần thiết về tình trạng đau cổ chân. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau cổ chân hãy để lại thông tin lại cho chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn.

Tài liệu tham khảo 

https://www.webmd.com/pain-management/ss/slideshow-ankle-problems-pain

https://www.healthline.com/health/foot-pain#causes

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25997859/