Nhiều người đau đầu ở vùng đỉnh và cơn đau tái diễn nhiều lần gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc của người mắc. Họ hoang mang không biết đau đỉnh đầu nguyên nhân là gì và chữa trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích về nguyên nhân gây đau đỉnh đầu, cách chữa trị phổ biến và những lưu ý khi bị bệnh.
10+ nguyên nhân gây đau đỉnh đầu thường gặp
Đau đầu thường xuyên hoặc cơn đau trầm trọng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân gây đau trên đỉnh đầu có thể xuất phát từ bệnh lý, sinh lý, chế độ sinh hoạt không hợp lý. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây.
Đau đầu tại vùng đỉnh đến từ nguyên nhân bệnh lý, sinh lý, thói quen sinh hoạt hoặc các nguyên nhân khác
Nguyên nhân bệnh lý
Đau đỉnh đầu có nguyên nhân từ bệnh lý, cụ thể là:
- Chứng đau nửa đầu - đau đầu Migraine là nguyên nhân phổ biến gây đau trên đỉnh đầu. Cơn đau xuất hiện ở một bên đầu hoặc sau gáy. Bệnh có các triệu chứng khác đi kèm như: Buồn nôn, tay lạnh, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
- Đau đầu mạn tính cũng chính là câu trả lời cho thắc mắc “đau đỉnh đầu nguyên nhân là gì?”. Người bệnh có thể bị đau đầu mạn tính do đau nửa đầu, đau đầu căng thẳng hoặc xuất phát từ: Nhiễm trùng, chấn thương đầu, rối loạn tâm thần, u não,…
- Đau dây thần kinh chẩm cũng khiến người bệnh đau nhức trên đỉnh đầu. Đau dây thần kinh chẩm xảy ra khi các dây thần kinh di chuyển từ cột sống đến da đầu bị tổn thương, kích thích hoặc ức chế. Chúng gây đau ở phía sau đầu hoặc cảm giác căng xung quanh đỉnh đầu. Những triệu chứng đi kèm khác bao gồm: Đau âm ỉ và cơn đau nhói như bị điện giật.
- Hội chứng co mạch não có hồi phục: Đây là một nguyên nhân hiếm gặp dẫn đến tình trạng đau đỉnh đầu. Các mạch máu trong não co lại, gây ra cơn đau nhói gần đỉnh đầu. Tình trạng này còn có thể gây đột quỵ hoặc chảy máu trong não. Các triệu chứng khác đi kèm bao gồm: Suy nhược cơ thể, co giật và mờ mắt.
- Đau cầu “cụm”: Đây là loại đầu xảy ra theo nhóm. Chúng xuất hiện ở một bên đầu, thường ở sau mắt và gây đau đầu dữ dội. Đau đầu cụm liên quan đến những thay đổi trong dây thần kinh sinh ba, vùng dưới đồi và sự giãn nở mạch máu. Đau đỉnh đầu do nguyên nhân này hiếm gặp vì triệu chứng không xuất hiện trên vùng đỉnh thường xuyên.
- Đau đầu do viêm xoang: Viêm xoang là do sự xâm nhập của vi khuẩn và virus vào niêm mạc xoang. Cơn đau đầu sẽ xuất hiện ở vùng mặt, trán, có thể lan đến đỉnh đầu.
- Đau đầu do tăng huyết áp: Huyết áp cao tạo ra áp lực lên nội sọ gây ra đau đầu. Cơn đau đầu này khiến đỉnh đầu bạn căng ra. Bạn có thể gặp phải tiếng ồn “vù vù” và/hoặc đau dữ dội. Các triệu chứng khác có thể bao gồm mờ mắt, lú lẫn hoặc khó thở.
Tăng huyết áp cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau ở đỉnh đầu
Nguyên nhân tâm sinh lý
Đôi khi, những cơn đau đỉnh đầu xuất phát từ nguyên nhân tâm sinh lý như căng thẳng, mất ngủ,... Cảm giác đau âm ỉ, kéo dài nhưng không nhói như cơn đau nửa đầu.
Căng thẳng kéo dài làm giảm sản xuất hormone cortisol, từ đó làm tăng phản ứng viêm và giảm năng lượng giải quyết trạng thái tiêu cực của cơ thể. Không chỉ cortisol, một số loại hormone quan trọng cũng bị giảm sản xuất như endorphin - hormone hạnh phúc và dopamine - hormone dẫn truyền thần kinh ở não. Từ đây, có thể thấy yếu tố tâm lý có một tác động quan trọng đến các cơn đau đỉnh đầu.
Nguyên nhân từ các thói quen sinh hoạt
Thiếu ngủ chính là một nguyên nhân gây đau đầu nói chung và đau đỉnh đầu nói riêng. Chúng sẽ gây ra các cơn đau âm ỉ và các áp lực trên đỉnh đầu.
Một số người bị đau nhói ở đầu khi họ tập thể dục với cường độ mạnh và đột ngột.
Việc sử dụng chất gây nghiện như rượu, thuốc lá cũng khiến cơn đau đỉnh đầu xuất hiện và trầm trọng hơn. Chúng kích thích hệ thần kinh, tạo cảm giác căng thẳng.
Tiếp theo là đau nhói trên đỉnh đầu do kích thích lạnh. Cơn đau xảy ra khi bạn uống nước đá, ăn đồ lạnh một lượng nhiều và thường xuyên. Đỉnh đầu lúc này như bị “đóng băng” lại. Mức độ đau rất nghiêm trọng nhưng sớm biến mất sau vài giây đến một hoặc hai phút. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng này xuất hiện là do lưu lượng máu não tăng lên và chúng phản ứng với cái lạnh đột ngột.
Ăn hoặc uống đồ quá lạnh có thể gây đau nhói đỉnh đầu
Nguyên nhân khác
Cơn đau đỉnh đầu có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác. Cụ thể:
- Thời kỳ kinh nguyệt, các chị em dễ bị đau đầu vùng đỉnh đầu và những vị trí khác đó là do có sự sụt giảm estrogen ngay trước kỳ kinh.
- Thời kỳ tiền mãn kinh: Đối với phụ nữ có tiền sử bị đau đầu, cơn đau sẽ trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn trong thời kỳ tiền mãn kinh. Vấn đề này xảy ra do mức độ hormone tăng và giảm bất thường.
- Đau đầu do lạm dụng thuốc: Lạm dụng thuốc giảm đau sẽ dẫn đến những cơn đau đầu theo cơ chế tác dụng ngược của thuốc.
Cách điều trị đau đỉnh đầu hiện nay
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để giảm cơn đau đầu tạm thời, sau đó sẽ điều trị nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra các liệu pháp hỗ trợ giảm đau đầu cho người bệnh cũng sẽ được các bác sĩ cân nhắc và lựa chọn.
Cụ thể về các phương pháp điều trị đau đỉnh đầu hiện nay như sau:
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như naproxen, ibuprofen, paracetamol,…
- Xoa bóp vùng đầu và cổ.
- Thư giãn, ngồi thiền, xông hơi bằng tinh dầu như: Cúc, bạc hà,…
- Vật lý trị liệu hoặc mát-xa.
- Châm cứu.
- Chườm mát cho đầu.
- Đau đỉnh đầu do căng thẳng có thể được giải quyết bằng cách thư giãn, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, xông hơi tinh dầu, bài tập thở, yoga...
- Phản hồi sinh học: Phương pháp điều trị này giúp bạn theo dõi phản ứng của cơ thể đối với căng thẳng. Từ đó bạn sẽ nhận thức được chúng và chủ động kiểm soát. Khi bạn quản lý căng thẳng tốt hơn, tần suất đau nửa đầu có thể giảm xuống.
Bên cạnh những phương pháp trên, hiện nay nhiều người bệnh đau đỉnh đầu tin tưởng sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên. Những sản phẩm bảo vệ sức khỏe vừa an toàn vừa hiệu quả. Người bệnh dễ dàng sử dụng vì chế phẩm đã được bào chế dạng viên, không cần thực hiện các phương thức truyền thống như: Sắc thuốc, hãm,…
Các thảo dược nổi bật hỗ trợ chữa trị cơn đau đỉnh đầu như: Vỏ cây liễu, cao bán biên liên, cao huyền hồ sách, cao tô mộc, cao tam lăng.
Chiết xuất salicin từ vỏ cây liễu sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành salicylic có công dụng giảm đau nhanh. Cao bán biên liên, huyền hồ sách, tô mộc, tam lăng,... có công dụng chống oxy hóa vỏ bọc myelin. Từ đó giúp ngăn ngừa xung điện rò rỉ ra bên ngoài. Khi phối hợp những thảo dược này với nhau sẽ ngăn ngừa đau đầu và giảm triệu chứng đau đỉnh đầu hiệu quả.
Vỏ cây liễu đã được nghiên cứu chứng minh đạt hiệu quả hỗ trợ giảm đau đầu
Những lưu ý quan trọng cho người bị đau đỉnh đầu
Khi bị đau nhức ở đỉnh đầu và tình trạng này lặp lại nhiều lần, bạn hãy lưu ý những việc sau đây để giúp giảm đau đầu hiệu quả hơn:
- Hạn chế uống rượu, bia và các chất kích thích khác.
- Không bỏ bữa.
- Không nên “ngủ nướng” vì điều này có thể làm xuất hiện cơn đau đầu.
- Cho mắt nghỉ ngơi thay vì nhìn vào màn hình máy tính, tivi, điện thoại trong một thời gian dài.
- Uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm.
- Đến bệnh viện khám nếu xuất hiện một trong số các trường hợp sau: Cơn đau đầu tái lại nhiều lần, thuốc giảm đau không có hiệu lực, đau đầu kèm theo buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng.
>>> XEM THÊM: BẬT MÍ 17 CÁCH HẾT NHỨC ĐẦU HIỆU QUẢ VÀ DỄ THỰC HIỆN
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cho câu hỏi “đau đỉnh đầu nguyên nhân là gì?” và biện pháp cải thiện hiệu quả, an toàn. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu có bất kỳ điều thắc mắc về bệnh đau đỉnh đầu.
Nguồn tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321308#sinus
https://www.webmd.com/migraines-headaches/headache-on-top-of-head
https://www.healthline.com/health/headache-on-top-of-head#causes
https://www.healthline.com/health/sphenopalatine-ganglioneuralgia-brain-freeze#causes